Bí kíp làm mặt nạ giấy bồi của vợ chồng nghệ nhân gần nửa thế kỷ giữ hồn ký ức

LNV - Mặt nạ giấy bồi từng là món đồ chơi không thể thiếu của trẻ em vào mỗi dịp Tết Trung thu. Nhưng từ khi xuất hiện loại mặt nạ bằng nhựa cùng với những loại đồ chơi công nghệ mới khiến nhu cầu mua mặt nạ giấy bồi giảm sút, các gia đình làm mặt nạ từ giấy bồi cũng dần bỏ nghề. Đến nay, chỉ còn duy nhất vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa và Đặng Hương Lan vẫn bền bỉ bám trụ với nghề.
Đang loay hoay tìm căn nhà 73 phố Hàng Than (Hoàn Kiếm, Hà Nội) của vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa (SN 1954) và Đặng Hương Lan (SN 1960). Chúng tôi khá bất ngờ khi thấy cô đứng ở đầu ngõ từ lúc nào để chờ đón chúng tôi. Băng qua dãy cầu thang tối om “đặc trưng” của những căn tập thể cũ trên phố cổ, chúng tôi lên căn gác 3 chưa đầy 15m2 là nơi làm việc của vợ chồng nghệ nhân làm mặt nạ giấy bồi cuối cùng của Hà thành.

Cái nắng sớm mùa hạ chiếu thẳng vào nơi cô chú đang cặm cùi vẽ mặt nạ. Quệt đi những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, chú Hòa cười xòa bảo: “Phải nắng như vậy mới làm việc được, chứ trời mà đổ mưa là coi như ngày đó chỉ ngồi chơi”.

Hỏi ra mới biết, sau khi đắp xong mặt nạ hay vẽ sơn nên mặt… từng công đoạn đều phải nhờ ánh nắng tự nhiên làm khô. Cô Lan chia sẻ: “Mọi công đoạn vợ chồng tôi đều làm thủ công.


Mặt nạ thô được lấy ra khỏi khuôn sẽ được phơi nắng cho khô tự nhiên. Ảnh: Hữu Thắng


Đặc biệt, sau khi hoàn thiện công đoạn thô, mặt nạ được mang ra phơi nắng tự nhiên chứ không được dùng máy sấy, vì dùng máy sấy sẽ làm cong và biến dạng mặt nạ. Trung bình mỗi ngày, hai vợ chồng làm được 10 chiếc mặt nạ”.

40 năm qua, vợ chồng nghệ nhân vẫn ngồi trên căn gác nhỏ đầy nắng, mọi chỗ trống đều dành để phơi mặt nạ, chỉ duy nhất còn một khoảng trống nhỏ để ngồi. Ấy thế nhưng, cô chú không hề thấy bất tiện hay nóng bức. Cô Lan bảo: “Làm mãi rồi nó hóa quen”.

Được tận mắt chứng kiến vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa - Đặng Hương Lan tỉ mỉ, cẩn trọng thực hiện từng công đoạn, từng chi tiết nhỏ để làm ra một chiếc mặt nạ giấy bồi mới có thể hiểu được sự tâm huyết của vợ chồng nghệ nhân gửi gắm trong những chiếc mặt nạ giấy bồi.


Nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa thực hiện công đoạn bồi mặt nạ. Ảnh: Hữu Thắng

“Đầu tiên, chồng tôi sẽ tạo khuôn đúc mặt nạ bằng xi măng. Đến nay, nhà tôi có 30 chiếc khuôn lớn nhỏ, mẫu mã khác nhau. Ngoài những chiếc mặt nạ truyền thống như ông Địa, bà Địa, Chí Phèo, Thị Nở, mặt nạ hình trâu, ngựa, hổ, báo… mấy năm gần đây, nhà tôi làm thêm những khuôn đúc hình siêu nhân, người nhện… theo đề nghị của khách hàng”, cô Lan chia sẻ.

Sau khi có khuôn, người nghệ nhân bắt đầu thực hiện công đoạn quét hồ vào lớp giấy A4 và bồi dần dần vào khuôn. Sau lớp A4 đến lớp thứ hai là lớp bìa, lớp thứ ba, thứ tư là lớp giấy học sinh tùy theo độ dày mỏng của mặt nạ.

Công đoạn này phải làm hết sức cẩn thận để mặt nạ căng, mịn và không bị nhăn. Sau khi bồi đủ các lớp giấy, gấp mép mặt nạ và lấy từ khuôn ra đem phơi khô dưới nắng từ sáng đến tối để có độ cứng.

Cuối cùng là công đoạn tô sơn. Từng lớp sơn được tô vẽ tỉ mỉ, khéo léo lên từng chiếc mặt nạ. Lớp sơn này khô, mới tiếp tục tô lớp sơn khác lên để tránh bị nhòe. Quá trình tô màu cũng phải thực hiện tỉ mỉ, cẩn trọng thì mới ra được cái “hồn” của mặt nạ.

Cô Lan chia sẻ: “Không phải ai cũng có thể làm được mặt nạ giấy bồi có hồn đâu. Như gia đình nhà tôi, có 8 anh/chị em, bố tôi truyền nghề cho tất cả nhưng nay chỉ có một mình tôi theo nghề bởi anh/chị em tôi vẽ không có hồn, chiếc mặt nạ không sinh động. Mà làm không đẹp thì ai người ta còn mua”.


Nghệ nhân Đặng Hương Lan ngồi tỉ mẩn vẽ sơn lên chiếc mặt nạ thô. Ảnh: Hữu Thắng

Nói về lịch sử nghề làm mặt nạ giấy bồi của gia đình, nghệ nhân Đặng Hương Lan kể, cha cô là nhà giáo, mẹ là bác sĩ nhưng vì gia đình đông con nên ngoài nghề chính còn phải làm thêm nghề phụ nuôi các con ăn học. Sau những giờ dạy, ông Đặng Đình Viên (SN 1935) trở về nhà cặm cụi làm thêm mặt nạ để bán vào dịp Trung thu.

Sau này, khi người con gái lấy chồng, thấy con rể khéo tay, lại cẩn thận, bố cô đã truyền lại nghề cho đôi vợ chồng trẻ. “Ngày ấy, mặt nạ chưa được tinh xảo, không có độ lồi lõm nhất định như vậy giờ.

Qua thời gian, cùng với những kinh nghiệm của thế hệ trước, vợ chồng tôi sáng tạo thêm để phù hợp với thị hiếu hiện nay. Đặc biệt, khi vợ chồng tôi nghỉ công việc nhà nước thì lại càng chú tâm vào nghề làm mặt nạ giấy bồi”, cô Lan chia sẻ.


Công đoạn sơn màu lên mặt nạ đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chút khéo tay. Ảnh: Hữu Thắng

Chúng tôi thắc mắc, sao ở cái tuổi 60, cô chú không an hưởng tuổi già bên 5 người cháu nội, ngoại mà vẫn cặm cụi hàng ngày với cái nghề này. Nghệ nhân Đặng Hương Lan chia sẻ: “Có lẽ, nghề này là cái nghiệp của vợ chồng tôi, bỏ không sao đành, bứt rứt lắm. Bởi, sau mỗi mùa Tết Trung thu, vợ chồng tôi lại nhận được lời cảm ơn của mọi người vì vẫn còn giữ lại món đồ truyền thống từ xưa, để con họ biết được ngày xưa bố mẹ đã từng có những đồ chơi như thế.

Tuy nhiên, con cháu tôi lại không hứng thú với nghề này, chúng tìm được niềm đam mê với công việc khác. Nhưng cũng thật may mắn, vẫn còn có những bạn trẻ yêu thích văn hóa dân gian.

Đặc biệt, có một anh chàng đã qua lại nhà tôi chục năm nay để học nghề vì trót mê đắm với mặt nạ giấy bồi. Sau này, dù vợ chồng tôi có tuổi già sức yếu cũng không lo thất truyền nghề nữa”.


Mặt nạ giấy bồi được phủ bằng lớp sơn dầu.Ảnh: Hữu Thắng

Vừa trò chuyện cô Lan vừa vẽ từng nét sơn lên mặt nạ, cô bảo, làm nghề này quan trọng nhất là sự kiên trì, tỉ mỉ và phải có một chút khéo tay cùng với sự yêu nghề nữa.

Chính vì vậy, vợ chồng cô chú cứ ngày ngày cặm cụi làm việc trên căn gác nhỏ để chờ đến mùa Tết Trung thu cùng nhau trở hàng trăm chiếc mặt nạ ra phố Hàng Lược bày bán.

Nhắc đến đây, ký ức một thời xa xưa lại ùa về, cô Lan kể: “Xưa, trẻ con không có nhiều đồ chơi như bây giờ. Dịp Trung thu được ba mẹ cho lên phố chơi, lựa mua một chiếc mặt nạ giấy bồi, ông sao, đèn kéo quân... là thích lắm”.

Nhớ về thời hoàng kim, người nghệ nhân có hàng mấy chục năm theo nghề kể, ngày trước cứ dịp Trung thu là khắp phố phường Hà Nội chỉ toàn bày bán mặt nạ đủ hình thù. Hàng làm ra lúc ấy nhiều đến đâu cũng không kịp để bán.

Giờ đây, khi có nhiều thể loại đồ chơi để lựa chọn hơn thì những đồ chơi truyền thống dần dần ít hiện diện. Có thời, đồ chơi Trung Quốc xâm nhập thị trường đồ chơi dân gian, mặt nạ lúc ấy làm ra ế ẩm, không bán được.

“Đến khi mặt nạ nhựa gây dị ứng với da mặt trẻ em, nhiều người tìm lại món đồ chơi truyền thống cho con. Hai vợ chồng tôi rất vui vì sau một khoảng thời gian dài khách hàng bỏ bẵng với món đồ chơi này thì nay lại được nhiều người quan tâm”, cô Lan tâm sự.

Thế nhưng, cái gì cũng có mặt tốt, mặt xấu, khi thị trường mặt nạ giấy bồi sôi động trở lại. Lái buôn thấy sản phẩm đắt khách nên bắt chước làm theo. Những chiếc mặt nạ làm nhái với chất lượng kém tràn ngập chợ. Buồn hơn khi họ dùng chính sản phẩm làm giả nhưng lại bán ra với thương hiệu mặt nạ ông Hòa, bà Lan ở phố Hàng Than.


“Có nhiều người cứ ca cẩm với vợ chồng tôi là tại sao bao nhiêu năm giá thành vẫn có 30.000 đồng/ chiếc
mặt nạ sói, hổ, lợn… 100.000 đồng/ chiếc mặt nạ ông Địa, bà Địa đã thế chất lượng thì khỏi bàn.

Lúc đấy, vợ chồng tôi nhìn nhau rồi nói với khách hàng, mình làm vì đam mê, tiền bạc đâu có quan trọng”, chú Hòa chia sẻ và lại cắm cúi vào những sản phẩm của mình như một người giữ mãi ngọn lửa đam mê và hồn ký ức.

Theo nguoiduatin

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

LNV - Theo UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2738/QĐ-UBND, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Dương Xá sử dụng địa danh “Dương Xá” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nông sản chế biến Dương Xá”.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

LNV - Trong số sáu cá nhân vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” vì những cống hiến đặc biệt trong gìn giữ và phát huy di sản nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Quảng Nam vinh dự có hai đại diện: Ông Lê Đức Hạ (nghệ nhân gốm ở TX Điện Bàn) và ông Huỳnh Sướng (nghệ nhân mộc tại TP Hội An).
Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

LNV - ’’Nơi tôi sinh: Làng Phùng Xá- Huyện Thạch Thất gần Chùa Thầy- một làng quê nghèo nhưng dân quê tôi thật thà lắm… “ Một câu nói cũng rất thật thà chân chất đến từ người đàn ông có ánh mắt kiên định, khuôn mặt sáng có chút lãng tử như một hoạ sĩ. Đó là anh Chu Văn Ân, nghệ nhân gỗ lũa Trai Vàng.

Tin khác

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

LNV - Nói đến "Bắc lan" hay "Bắc hồ câu", "Bất động sản Phương Bắc" ở Suối Hai thì người dân huyện Ba Vì (Hà Nội) và các địa phương lân cận ai cũng biết đó là tên thường gọi của doanh nhân Lê Đức Bắc. Anh Bắc không những thành đạt trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, kinh doanh bất động sản mà còn là một nghệ nhân sinh vật cảnh và làm vườn (SVC & LV).
Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

LNV - Xứ Thanh nổi tiếng là vùng đất của những làng nghề truyền thống lâu đời, nơi lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa, tinh thần và bàn tay tài hoa của bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mỗi làng nghề không chỉ là kế sinh nhai của người dân mà còn là “bảo tàng sống” của tinh hoa văn hóa đất Việt, ngày càng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống hiện đại.
Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

LNV - Nằm ven dòng sông Hậu hiền hòa, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, những người dân nơi đây vẫn miệt mài đỏ lửa, tráng bánh nhằm gìn giữ và phát triển làng nghề địa phương.
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

LNV - Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

LNV - Lên Cao nguyên đá, nhiều du khách sẽ tìm đến với Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ. Nơi đây nổi tiếng với việc gìn giữ, phát huy hiệu quả nghề truyền thống của Hợp tác xã lanh Lùng Tám, với 100% thành viên là phụ nữ người Mông. Sự cần cù, sáng tạo từ những sợi lanh đã cho ra đời nhiều sản phẩm thủ công rất đẹp, mang đậm bản sắc truyền thống. Chính điều này đã giúp cho Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám trở thành một điểm du lịch trải nghiệm cực kỳ hấp dẫn và thu hút rất đông du khách.
Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

LNV - Từ năm 2012 đến nay, nghệ nhân Đặng Văn Hậu (làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã lần lượt tái hiện lại hàng loạt con giống độc đáo: Lục súc tranh công, Tứ linh, Tam sư, Nghê hý châu, Ngũ hổ thần quan… Đặc biệt, các họa tiết truyền thống vân mây từ tranh Hàng Trống được đưa vào con giống bột, tạo nên sự giao thoa giữa mỹ thuật dân gian và hơi thở hiện đại.
Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025 cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

LNV - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã dẫn đến việc sử dụng máy móc thay cho lao động chân tay, máy thêu ra đời và công nghệ thêu cũng phát triển theo đó. Mặt khác, trước sự tác động của kinh tế thị trường trong những năm gần đây, nhiều nghề thủ công có nguy cơ mai một, trong đó có nghề tranh thêu tay truyền thống.
Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

LNV - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng, góp phần làm nên vẻ đẹp của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Những làng nghề truyền thống ấy nổi tiếng là điểm đến thú vị cho bạn trong những chuyến đi cuối tuần khám phá Thủ đô.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

LNV - Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, chiều 10/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt các nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc và lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

LNV - Từ những làng nghề đan lát, dệt thổ cẩm, đến miến dong Phia Đén, rèn Phúc Sen hay ngói đất nung Lũng Rì, tỉnh Cao Bằng đang từng bước gìn giữ và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống. Không chỉ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, các làng nghề còn mang lại sinh kế ổn định cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, và trở thành điểm tựa quan trọng trong hành trình xây dựng nông thôn mới bền vững.
Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên

LNV - Phú Xuyên là vùng đất trăm nghề có lợi thế rất lớn để phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đầu tư quy hoạch, xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) làng nghề đang là hướng đi đúng tạo động lực phát triển kinh tế địa phương bền vững.
Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh

LNV - Chiếc áo mộc mạc, được làm từ những tàu lá cọ khô, không chỉ là vật dụng che mưa nắng quen thuộc của người dân thôn Yên Lạc (xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) suốt hàng trăm năm, mà còn là biểu tượng của sự cần cù, khéo léo và nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc. Giữa nhịp sống hối hả, nghề chằm áo tơi truyền thống vẫn được người dân lặng lẽ “giữ lửa”, trao truyền qua bao thế hệ, bảo tồn một phần hồn quê hương trong từng sợi lá.
Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt

LNV - Để giải quyết những thách thức về năng suất, chất lượng, truy xuất nguồn gốc cũng như nâng cao sức cạnh tranh, việc áp dụng các công nghệ 4.0 trong bảo đảm chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững cho phát triển ngành ong Việt Nam.
Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng

LNV - Những đàn ong mật được người dân xã Nghĩa Đồng huyện miền núi Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An phát triển nhân rộng và cho sản lượng mật cao, chất lượng mật tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

LNV - Sáng 30 tháng 6/2025 tại thành phố Hải Phòng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về dự lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện thành
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa hai nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Giao diện di động