Bến Tre: Làng nghề trồng hoa kiểng Chợ Lách hối hả vào vụ Tết
Gia đình bà Nguyễn Thị Thu Ba chăm sóc, cơi đọt hoa cúc mâm xôi.
Làng hoa, cây kiểng Chợ Lách là một trong những làng nghề truyền thống lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long khi cung ứng hàng triệu sản phẩm mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Dọc các tuyến đường liên ấp Tây Lộc, xã Vĩnh Thành (Chợ Lách), người dân trồng cúc mâm xôi kín từ nhà ra ngõ. Để chuẩn bị cho vụ hoa Tết, khoảng tháng 4, tháng 5 là bà con làm đất, trộn phân rơm ủ lại và tháng 6 bắt đầu xuống giống. Trồng được một tuần tuổi thì phải vào phân ủ lần 1 và sau đó cứ 15 ngày tiếp tục vào phân một lần để cây đủ chất dinh dưỡng phát triển; sau 4 lần cơi đọt thì xử lý ra hoa. Muốn cho cúc mâm xôi đơm nụ nhiều, đều, đẹp, nở đúng thời gian không hề đơn giản bởi còn phụ thuộc vào thời tiết nắng hay mưa, ấm hay lạnh để người trồng tính toán lượng phân, thuốc, lượng nước. Mỗi người bằng kinh nghiệm của mình sẽ có cách làm khác nhau, điều quan trọng là cuối cùng phải cho ra những chậu cúc đẹp, to, tròn, nở đúng dịp Tết.
Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, gia đình bà Nguyễn Thị Thu Ba, ngụ tại ấp Tây Lộc chỉ trồng 3.000 chậu, thương lái đến mua tại vườn giá 140.000 đồng/cặp, sau khi trừ chi phí, gia đình bà thu lãi gần 100 triệu đồng. Năm nay, khi mọi thứ đã trở lại bình thường, bà mạnh dạn trồng 4.500 chậu. “Nghề trồng cúc mâm xôi bán Tết vất vả và mất rất nhiều công sức đầu tư. Trồng hoa cúc không hề dễ, từ ngày xuống giống đến lúc có một chậu hoa cúc bán phải mất 6 tháng trời ròng rã. Hiện tại, giá phân rơm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc đều tăng cao”, bà Nguyễn Thị Thu Ba chia sẻ.
Còn bà Nguyễn Thị Tám, ngụ tại ấp Long Huê, xã Long Thới (Chợ Lách) bộc bạch: “Nhà tôi trồng 4.000 chậu cúc mâm xôi. Nhờ chăm sóc kỹ, vườn cúc của tôi đang phát triển xanh tốt, hứa hẹn nở hoa đúng dịp Tết. Có vài thương lái đến xem và hứa hẹn mức giá thu mua tương đương năm rồi, nhưng phải chờ cận Tết, hoa nở đều mới lấy hàng. Tết năm nay chưa thể nói trước được điều gì, vì thời tiết mưa nắng bất thường. Bà con luôn túc trực trong vườn chăm sóc cho cây cúc. Chỉ cần ngập úng hay gió quật ngã chậu sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ là bị khách hàng chê và khó bán...”.
Đến thời điểm này, các nhà vườn trồng cúc mâm xôi đã cơi đọt xong lần 3, cành lá khá sum sê, sau đó sẽ cơi lần 4 là bắt đầu xử lý ra hoa, nên đã có thương lái, các điểm thu mua đến xem, đặt hàng. Ông Trần Văn Mười, ngụ tại ấp Long Huê cho biết: “Năm nay, tôi được thương lái ở tỉnh Bình Dương đặt trước 3.000 chậu cúc mâm xôi với giá 120.000 đồng/cặp, thấy có lãi nên gia đình đã làm hợp đồng. Hiện tại chỉ còn một số bông giấy, nếu được giá, tôi bán hết luôn ở vườn”.
Theo ông Trần Hữu Nghị, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách: Toàn huyện có 11 làng nghề trồng hoa kiểng với hơn 6.000 hộ, diện tích hơn 650ha; mỗi năm, sản xuất khoảng 15 triệu đến 17 triệu sản phẩm hoa, cây cảnh các loại phục vụ thị trường Tết cho cả nước (riêng hoa cúc mâm xôi chiếm khoảng 25%). Khi cuộc sống trở lại bình thường, thời tiết khá thuận lợi nên nhà vườn trồng cúc mâm xôi phục vụ Tết Nguyên đán 2023 cũng tăng cao với khoảng 4 triệu sản phẩm (tăng 2,5 triệu sản phẩm so với năm 2021).
“Vào thời điểm này, thương lái đến tìm hiểu giá và đặt hàng một số loại hoa kiểng. Tuy nhiên, số lượng vẫn còn ít và phần lớn tập trung ở các loại hoa, kiểng có thể để chưng lâu ngày như: Bông giấy, nguyệt quế, dừa cạn, các loại kiểng được tạo hình từ cây sanh, cây si... chủ yếu được mối lái đem về bán tại những cửa hàng và điểm kinh doanh hoa kiểng cố định. Riêng hoa cúc mâm xôi ước tính có khoảng 1,5 triệu sản phẩm đã được ký hợp đồng bán tại vườn, chiếm khoảng 30% tổng sản lượng. Dự kiến từ nay đến Tết, nhà vườn sẽ ký hợp đồng tiêu thụ khoảng 60% tổng sản lượng loại hoa này với thương lái, phần còn lại sẽ được đem đi bán lẻ trực tiếp tại các chợ hoa Tết. Đây cũng là tín hiệu tích cực để người trồng hoa kiểng, nhất là hoa cúc mâm xôi tin tưởng vào một vụ hoa Tết thắng lợi”, ông Trần Hữu Nghị thông tin.
Hiện người dân làng nghề đang sản xuất đa dạng các sản phẩm để phục vụ thị trường Tết. Việc tiêu thụ sản phẩm ngoài bán qua thương lái, các chợ hoa truyền thống thì bà con đã biết mở rộng bán kênh online, giao hàng tận nơi cho khách hàng để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm...
Theo nhiều bậc cao niên tại các làng hoa, từ lúc hình thành cho đến nay, nhiều gia đình có đến bốn, năm thế hệ gắn bó với nghề trồng hoa, cây kiểng. Như nhiều nghề khác, với nghề trồng hoa, cây kiểng, nhất là sản xuất vụ Tết, có những vụ thắng đậm, cũng có khi thất bát. Để sang một bên những thăng trầm của thị trường, niềm vui của người trồng hoa luôn trọn vẹn khi trao cho khách hàng những chậu hoa đẹp mà mình đã vất vả tạo ra…
Bài, ảnh: Quang Trường
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng bánh Trung thu truyền thống hơn 100 năm tuổi nghề ở ven đô
16:19 | 29/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân dành hơn 70 năm thổi hồn cho rằm Trung thu thêm sáng
20:25 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Trì (hà Nội): Liên hoan “bàn tay vàng” Làng nghề truyền thống Bánh Trung thu
20:22 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Dương: Làng nghề bánh đa Lộ Cương thiếu lao động
20:21 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững
20:20 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân giữ hồn cốt của một làng nghề truyền thống
20:19 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Sơn mài Hạ Thái vươn ra thế giới
20:18 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Ngôi làng giữ lửa nghề làm hương đen hàng trăm năm trên đất Kinh Bắc
20:17 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hội thi thủ công mỹ nghệ tiếp nhận sản phẩm đến hết ngày 30-9
08:36 | 28/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề mộc Thủ Độ
08:48 | 27/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm
08:47 | 27/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tình yêu với hoa khô
20:26 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân nâng tầm giá trị sản phẩm lụa Vạn Phúc
08:45 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần
08:45 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam
15:34 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một
09:00 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến
08:56 | 21/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng
13:51 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

“Xóm thủ công” ở phố Hội
13:48 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều
20:58 | 19/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Thừa Thiên Huế: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với du lịch vùng năm 2023
20:00 Tin tức

Hội thi Thư pháp chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam
17:59 Tin tức

Tâm huyết phục dựng lồng đèn trung thu truyền thống của cô gái trẻ
16:23 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các tỉnh
16:22 OCOP

Du lịch làng nghề - Hướng đi mới của Phú Xuyên trong xây dựng nông thôn mới
16:21 Nông thôn mới










