Bảo tồn và phát triển làng nghề - nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hải Phòng
Trong năm 2023 Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng (HHLN HP) chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trực thuộc, triển khai đồng bộ nhiều hoạt động và đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Hiệp hội đã thành lập văn phòng đại diện tại huyện Thủy Nguyên và hoàn tất các thủ tục để triển khai VP đại diện tại huyện Kiến Thụy và quận Đồ Sơn (vào thời gian tới đây). Đã tổ chức trao 26 bằng Nghệ nhân làng nghề ; 22 danh Hiệu "Nghệ nhân bàn tay vàng" cho các Nghệ nhân thuộc Hiệp hội ; Có 1 hội viên Hiệp hội được xét công nhận nghệ nhân ưu tú và 1 hội viên đề nghị Trung ương xét công nhận nghệ nhân nhân dân...
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng Nguyễn An Hưng và phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam tại Hải Phòng |
Phát huy thành tích đã đạt được, năm mới 2024, HHLN HP sẽ phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, bám sát các mục tiêu, chương trình của thành phố về "đẩy mạnh Chỉnh trang hiện đại hóa đô thị, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, thực hiện chuyển đổi số" và các Nghị định, quyết định của chính phủ ...đặc biệt về việc thực hiện Quyết định số: 801/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt về Chương trình Bảo tồn và Phát triển Làng nghề Việt Nam, giai đoạn 2021- 2030... Phấn đấu xây dựng Hiệp hội trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong khối thi đua các Hội xã hội nghề nghiệp thành phố Hải Phòng.
Theo ông Nguyễn An Hưng, Chủ tịch HHLN HP- Hải Phòng là thành phố mang nhiều nét văn hóa làng nghề, nghề truyền thống vùng ven biển và Châu thổ Sông Hồng đã có từ xa xưa, với những bí quyết được truyền qua nhiều thế hệ. Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề, nghề truyền thống của Hải Phòng không chỉ góp phần giải quyết việc làm, phục vụ đời sống của người dân địa phương, mà còn chứa đựng những nét văn hoá đặc trưng, giá trị cần được bảo tồn và phát huy. Những giai đoạn lịch sử trước khi xoá bỏ bao cấp, Hải phòng đã có hàng nghàn Hợp tác xã, Tổ Hợp tác hoạt động trong các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ và gần 70 làng nghề truyền thống. Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ và làng nghề truyền thống của Hải phòng đã có mặt ở nhiều thị trường các nước Châu á và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu...
Nhiều làng nghề truyền thống đã được lưu danh sử sách, nổi tiếng không chỉ trong nước như Làng nghề đục, tạc tượng Bảo Hà , xã Đồng Minh, Vĩnh Bảo; Nghề đúc cơ khí ở xã Mỹ Đồng; nghề đánh bắt cá biển ở Lập Lễ...Trải qua những thăng trầm của nền kinh tế và các yếu tố khách quan, đến nay nhiều nghề và làng nghề chỉ còn hoạt động cầm chừng hoặc đã ngừng hoạt động do nhiều lý do như quy mô sản xuất các làng nghề còn nhỏ, thiếu nguồn vốn đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh, một số nguyên liệu phục vụ cho sản xuất các mặt hàng đặc thù ngày càng khanhiếm; nhiều cơ sở sản xuất chưa mạnh dạn thay đổi công nghệ, đầu tư thiết bị mới; năng suất thấp, chưa đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm nên khả năng cạnh tranh kém, thị trường tiêu thụ không ổn định… Một số làng nghề, nghề lâu đời đã và đang có nguy cơ mai một, thất truyền. Hiện nay, Hải Phòng còn hơn 30 làng nghề đang duy trì hoạt động và phát triển với những mức độ khác nhau, trong đó có 18 làng nghề truyền thống đã được công nhận theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ NN-PTNT. Còn lại 20 làng nghề hiện đang hoạt động nhưng chưa được công nhận, như : Làng nghề sản xuất Bánh đa cua truyền thống ( phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân); Mây tre đan: Úc Gián (Thuận Thiên, Kiến Thụy), Xuân La (Thanh Sơn, Kiến Thụy), Đồng Lâu (Thị trấn An Dương, huyện An Dương; Làng nghề thêu, ren thủ công ở Cao Minh và Cổ Am (Vĩnh Bảo)...
Trước những thực trạng nêu trên, để tiếp tục triển khai thực hiện tốt chương trình bảo tồn phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030 theo nghị định của Chính phủ trên địa bàn thành phố, với chức năng nhiệm vụ của mình, HHLN HP đã đề xuất một số giải pháp cụ thể như: Ngay từ những tháng đầu năm, HHLN HP đã có kế hoạch, tăng cường phối hợp với các đơn vị trực thuộc Hiệp hội và các địa phương tổ chức, tuyên truyền, quán triệt đầy đủ các Chủ trương, Nghị quyết của Đảng, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của UBND thành phố về phát triển Công nghiệp Văn hóa; bảo tồn và phát triển làng nghề. Trong đó nhấn mạnh đến việc phát triển các làng nghề và nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, phải gắn với phát triển du lịch theo các mô hình phù hợp với đặc trưng ngành nghề và điều kiện thực tế làng nghề của từng địa phương, đơn vị đến các Nghệ nhân, người lao động trong các làng nghề, lãnh đạo các doanh nghiệp làng nghề ; các hội viên của Hiệp hội để họ nhận thức được giá trị đem lại khi kết, phối hợp chặt chẽ với du lịch.
Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng phối hợp với các cơ quan chức năng của thành phố và các địa phương có các giải pháp hỗ trợ các Nghệ nhân, người lao động trong các làng nghề, doanh nghiệp làng nghề phát huy vai trò của mình trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch ở làng nghề nói chung, làng nghề và nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống nói riêng. Tạo sự kết nối giữa các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống với các đơn vị kinh doanh du lịch, để đưa du khách đến tham quan, trải nghiệm và mua sắm đồ lưu niệm.
Đi với đó, tiếp tục phối hợp làm tốt công tác dạy nghề, truyền nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho làng nghề và doanh nghiệp làng nghề; vận động phát triển hội viên, bồi dưỡng phát triển đội ngũ Nghệ nhân làng nghề, làm nòng cốt cho sự nghiệp bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống; xây dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm; nghiên cứu thị trường, tâm lý khách hàng để sản xuất các sản phẩm phù hợp, trong đó tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường để chế tác các đồ lưu niệm phục vụ theo nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch.Tạo được nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm, nhất là các sản phẩm lưu niệm đặc trưng mang màu sắc văn hóa của vùng miền, địa phương.
Đồng thời, HHLN HP cũng yêu cầu các làng nghề và doanh nghiệp Làng nghề cần tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật nói chung, nhất là về pháp luật bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai; Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại, rủi ro trong sản xuất kinh doanh...
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp trên, HHLN HP cũng đã đề nghị UBND thành phố, các cơ quan chức năng của thành phố, chính quyền các địa phương quan tâm, tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng tình hình, hoạt động của các nghề, làng nghề truyền thống và các làng nghề mới trên địa bàn. Ban hành các chính sách khôi phục, bảo tồn, hỗ trợ phát triển nghề, làng nghề mang bản sắc văn hoá của địa phương gắn với du lịch, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Góp phần sớm hoàn thành Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trong đó cần có các chính sách thiết thực quan tâm đến đội ngũ các Nghệ nhân làng nghề thành phố.
Đề nghị thành phố cũng như chính quyền các địa phương đẩy nhanh việc triển khai công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp làng nghề phù hợp để thu hút các nghệ nhân, doanh nghiệp làng nghề vào đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng và các dịch vụ, phục vụ du khách trong nước và quốc tế; hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm du lịch cho người dân làng nghề, người lao động trong các doanh nghiệp làng nghề để họ ý thức hơn trong việc bảo tồn, giữ gìn sản phẩm truyền thống, bảo vệ môi trường; đồng thời có trách nhiệm quảng bá những giá trị văn hóa đặc trưng của nghề, làng nghề truyền thống và địa phương đến với du khách trong và ngoài nước...
Đi với đó cũng đề nghị các cơ quan chức năng của thành phố và các địa phương làm cầu nối gắn kết làng nghề truyền thống với các đơn vị lữ hành, tổ chức các chương trình thăm quan du lịch. Đồng thời tích cực hỗ trợ công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch tại các làng nghề, gắn du lịch làng nghề truyền thống với các hoạt động du lịch khác, như: du lịch biển, đảo; du lịch tâm linh; du lịch nông thôn…tạo nên sự đa dạng, phong phú giữa các loại hình du lịch.
Đối với các đơn vị lữ hành HHLN HP cũng đề nghị cần có sự phối hợp chặt chẽ với các làng nghề truyền thống trong việc tổ chức mở các tour du lịch, các hoạt động trải nghiệm, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch cần nắm chắc về lịch sử hình thành, phát triển của các nghề, làng nghề truyền thống và cập nhật các thông tin mới để hướng dẫn du khách thăm quan, du lịch, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ...
Công tác bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống, các nghề mới và làng nghề mới gắn với bảo vệ môi trường, phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện đang hứa hẹn nhiều lợi thế, song vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất cập, nhiều khó khăn, thách thức...
Trong thời gian tới, HHLN HP cũng như các nghệ Nhân, các làng nghề trên địa bàn thành phố mong mỏi và tin tưởng rằng: được sự quan tâm chỉ đạo của UBND thành phố, sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng của thành phố và các địa phương, công tác “Bảo tồn và phát triển làng nghề và nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống", các nghề mới và làng nghề mới gắn với bảo vệ môi trường, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Mở rộng các mô hình du lịch trải nghiệm, du lịch nông thôn bền vững gắn với phát triển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp... sẽ đạt được những bước tiến mới, thành tựu mới.
Tin liên quan
Tạp chí xác định được Vị thế Bản sắc và nâng Chất lượng
09:12 | 23/12/2024 Tin tức
Tuyển phóng viên, cộng tác viên
09:10 | 05/12/2024 Tin tức
Hà Nội: Tinh hoa nghề lụa truyền thống hội tụ tại làng nghề Vạn Phúc
09:10 | 28/11/2024 Tin tức
Tin mới hơn
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
Thanh Hóa: Trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương.
15:37 Khuyến công
Rực rỡ sắc màu đêm khai mạc Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024
15:37 Tin tức
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân