Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Bàn về truyền thống

LNV - Mượn cớ đọc các bài trên các báo về việc khôi phục áo dài nam truyền thống. Tôi nhận thấy có nhiều điều cần trao đổi về nhận thức và cách thực hiện ý tưởng này. Câu hỏi đặt ra là tại sao áo dài truyền thống nữ không đứt gãy, không mai một, dù có lúc dừng lại, nhưng chúng vẫn phát triển rực rỡ đến hôm nay và một tương lai không có bất kỳ dấu hiệu cản trở nào chỉ báo dừng lại. Vì sao áo dài nữ hiện đại ngày nay vẫn được tôn vinh, được nhìn nhận, chứng thực một cách tự nhiên là “áo dài truyền thống của phụ nữ Việt Nam” bất cứ đâu trên thế giới. Còn áo dài nam thì không?
Trước khi trao đổi, tôi xin kể một truyền thống nhỏ: Tại sao người Nhật bỏ giày của họ khi vào nhà?

Khoảng 2.300 năm trước, người Nhật bắt đầu đi giày để ra đồng trồng lúa. Họ mang giày để giữ cho đôi chân khô ráo trong những ngày dài ẩm ướt bên ngoài. Và vì vậy, trước khi bước vào nhà vào mỗi buổi tối, họ sẽ tháo giày để tránh mang bùn bẩn vào bên trong nhà.

Nhưng sự sạch sẽ chỉ là một phần của lý do. Người Nhật suy nghĩ về cách ứng xử, khi họ xem ngôi nhà của mình là một nơi thiêng liêng. Truyền thuyết cho rằng nguồn gốc của tập tục truyền thống này đến từ nhà kho, nơi có sàn nâng cao được sử dụng để chứa ngũ cốc trong thời kỳ Minh Trị. Số thóc họ thu được tượng trưng cho quyền lực, vì vậy việc mang chất bẩn vào kho sau một ngày dài được coi là sự sỉ nhục đối với công việc họ đã làm giảm quyền lực của họ. Và ngày nay truyền thống này vẫn được thực hiện trên khắp Nhật Bản, không chỉ trong nhà của mọi người mà ở nhiều nhà hàng, trường học, đền thờ, và thậm chí cả các buổi lễ trà. Truyền thống này đã trở thành một phần của văn hóa Nhật Bản.


Bức họa đám rước thánh ở Bắc Kỳ, thế kỷ 19, cho thấy lối trang phục đàn ông: thân mặc áo dài, dưới bụng mặc quần,
đầu đội khăn xếp.


Tương tự, người Việt xem cơm ăn là hạt ngọc của trời vì vậy các bậc cha mẹ thường dạy con phải ăn hết chén cơm, không được phung phí. Đó cũng là truyền thống trong gia đình và xã hội Việt Nam.
Vậy Truyền thống là gì? Truyền thống là một thuật ngữ cụ thể hơn văn hóa. Hàng trăm, hàng ngàn truyền thống như vậy tạo ra bản sắc các cộng đồng dân cư và hình thành nền văn hóa của họ. Truyền thống thường được sử dụng để mô tả một sự kiện hoặc hoạt động cá nhân, nhóm người... chẳng hạn như tháo giày khi bước vào nhà của người Nhật, ăn hết cơm trong chén... Rõ ràng truyền thống là những ý tưởng và niềm tin được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng không phải là quy tắc, mà là “hướng dẫn”. Mỗi gia đình trong một nền văn hóa nhất định có thể có những truyền thống độc đáo của riêng mình trong khi vẫn chia sẻ những truyền thống chung khác của cộng đồng, dân tộc.

Quay trở lại, những lý do áo dài nam mất dần trong đời sống do “định kiến”, “ảnh hưởng của âu phục” ... chỉ là do người ta tự nghĩ ra để giải thích hoặc gán cho nguyên nhân sự mai một của áo dài nam. Đối với nghề thủ công truyền thống bị mai một cũng vậy, không hoàn toàn do đứt gãy hay sản xuất công nghiệp lấn át. Mấu chốt của việc này rất khác.

Truyền thống mà hầu hết các từ điển đều định nghĩa đơn giản: Truyền thống là phong tục tập quán (hay bất cứ thứ gì) của người đời xưa được người sau làm theo và truyền từ đời này sang đời khác (liên miên bất tận). Mỗi một vùng sẽ có mỗi phong tục tập quán, truyền thống riêng.

Chúng ta cần chú ý nội hàm quan trọng nhất của khái niệm truyền thống là “truyền” như trong “các đời nối dõi không dứt”, như “huyết thống” dòng máu, “truyền thống” liên hệ từ đời này sang đời khác. Ví dụ Chiến quốc sách: “Thiên hạ kế kì thống, thủ kì nghiệp, truyền chi vô cùng”: Thiên hạ nối tiếp các thế hệ, giữ sự nghiệp của mình, truyền lại mãi về sau không dứt.

“Truyền thống”, theo gốc từ Latinh được viết là “Tradio”, gồm động từ “Tradere (traditus) nguyên nghĩa của nó là “truyền lại”, “nhường lại”, “giao lại” và “phân phát”. Do vậy, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất của khái niệm này, truyền thống là sự kế thừa di sản văn hóa xã hội có giá trị được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Áo dài nam không “truyền” lại được thì chỉ còn lại trong bảo tàng để đánh dấu một giai đoạn lịch sự văn hóa (của một công đồng hay giai tầng xã hội của giai đoạn được đề cập).

Truyền thống phải là những gì từ trong quá khứ kéo dài nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ lịch sử và hiện còn có nhiều tác dụng (hay công năng, chức năng, công dụng; Không có điều này chúng sẽ mất, mai một).

Khái niệm truyền thống, phù hợp với ý tưởng phải là “văn hóa được truyền tải” nghĩa là nhấn mạnh hoặc đề cập cụ thể đến việc truyền tải như một quá trình “sống” - như một trong những việc truyền lại các kỹ năng và kiến thức nghề thủ công - đồng thời đánh giá chúng về giá trị hiện tại và khả năng tồn tại trong tương lại của chúng. Do đó, truyền thống là đại diện cho một nguyên tắc (1) văn hóa truyền tải thành công trong suốt quá trình chuyển đổi, mở rộng và truyền tải (kiến thức và kỹ năng, niềm tin…) dưới hình thức bền vững qua nhiều thế hệ. Không chuyển tải thành công, không trở thành truyền thống. Truyền thống là (2) năng động (hiểu theo nghĩa tiến trình liên tục thay đổi hoặc phát triển) không mâu thuẫn với hiện đại, mà luôn liên quan với nhau. Các cộng đồng có ý thức về cội nguồn lịch sử của mình và đặt cái “cũ” vào các quá trình lựa chọn để tự đổi mới và từ đó chuyển tải những khía cạnh đã được chứng minh, khẵng định và vẫn còn chức năng cũng như những khía cạnh có thể đổi mới trong tương lai. Do đó, khái niệm truyền thống này bao hàm sự tác động lẫn nhau giữa tính năng động và tính liên tục trong quá trình truyền tải.

Đặc trưng của truyền thống là chất lượng của sự sống động và năng động của chúng – theo cách mà chúng đồng thời vừa kỳ vọng vào sự thay đổi có thể xảy ra trong tương lai và vừa mong muốn sự quay trở lại những biến hóa và những thay đổi của lịch sử truyền thống thường có tuổi đời hàng thế kỷ.

Khái niệm mà trong đó yếu tố nhiều thế kỷ, nhiều thế hệ liên tục là cần thiết để nói về tri thức (tập tục, âm nhạc, nghề thủ công...) truyền thống (khác với các trường hợp chỉ thực sự xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn hơn). Yếu tố quan trọng để đi từ việc truyền lại đơn giản sang truyền lại truyền thống là sự lặp lại: Nghĩa là một người khi bắt đầu chuỗi trao truyền sẽ truyền lại kiến thức, nghi lễ, tập tục... dựa trên kinh nghiệm từ cuộc sống của mình cho người kế thừa (người nối nghiệp). Người kế thừa từ tiền bối này, đến lượt họ, truyền lại kiến thức nhận được - sau khi biến chúng thành kiến thức, kinh nghiệm mà chính họ thông qua ứng dụng, thực hành chúng - cho thế hệ thứ ba có ý định áp dụng kiến thức đã có trước. Việc truyền tải kiến thức kinh nghiệm không chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình, ở đây, cũng không phải là việc tìm kiếm một truyền thống “đích thực, nguyên bản” với bất kỳ ý nghĩa nào (như yêu cầu mặc áo dài nam cho đúng nguyên gốc ngũ thân và chê bai các áo dài nam sáng tạo mới). Vì nếu mối quan tâm của một người nào tập trung vào sự năng động và ứng dụng kiến thức, thì bất kỳ sự dòi hỏi nào để xác định và tìm cách bảo tồn các truyền thống “đích thực” và “không sai lầm” đều bị bác bỏ.

Do đó, các hằng số, hay quang phổ, phạm vi… của một truyền thống nhất định được thể hiện bởi các điều kiện mà chúng là chủ thể - sự truyền tải giữa các cá nhân (hay cộng đồng) qua nhiều thế hệ - các quá trình lựa chọn dựa trên nhu cầu gắn liền với các thế hệ tương ứng, với các ảnh hưởng văn hóa xã hội - chứ không phải bởi nội dung thực tế của chúng về mặt kiến thức và kỹ năng, vì những khía cạnh này (kiến thức và kỹ năng...) thường thay đổi liên tục khi đưa vào thực hành và đời sống. Áo dài nam không phát triển sẽ mai một. Mặt rất quan trọng khác, nghề may áo dài thủ công truyền thống vẫn là nghề thủ công sống động, đồng thời với truyền tải tích cực kết hợp tính năng động của sự thay đổi.

Áo giao lĩnh - Áo dài tứ thân (thế kỉ 17) - Áo dài ngũ thân (thời Vua Gia Long) - Áo dài Lemur (họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939, đến 1943 thì bị lãng quên.) - Áo dài Lê Phổ (biến thể của áo dài Lemur của họa sĩ Lê Phổ nên được gọi là áo dài Lê Phổ đến những năm 1950, phong cách áo dài Việt Nam đã trở thành trang phục truyền thống nước nhà)- rồi Áo dài Raglan vào năm 1960 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra. Áo dài tân thời Việt Nam từ những năm 1960 đến nay. Tóm tắt Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ như vậy đều có sự biến đổi to lớn để có sức sống và phát triển với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ cổ điển, hiện đại đến phá cách, áo cưới hay áo cách tân tùy hoàn cảnh mà nó xuất hiện. Nhưng dù biến muôn hình vạn trạng thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được các nguyên tắc cắt, may thủ công nhưng vẫn uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo, cá tính hay cá nhân hóa mà không trang phục nào làm được. Do quá trình “truyền tải thành công” này mà ngày nay áo dài nữ tạo ra niềm tin trong cộng đồng, xã hội, mà cũng sự thích nghi bất tận đó, áo dài truyền thống nữ có một tương lai không chút bụi mờ. Điều rất quan trọng, áo dài nữ có chức năng khá rộng, có thể sử dụng áo dài truyền thống trong lễ hội, tiếp tân, tín ngưỡng, tôn giáo, làm việc hàng ngày. Chức năng càng lớn thì truyền thống càng bền vững. Đặc biệt khác, là không chỉ cộng đồng người Kinh mà các cộng đồng các dân tộc khác đều có thể sử dụng cho dù các dân tộc khác đều có y phục truyền thống riêng.

Sẽ không thuyết phục nếu chúng ta vẫn tiếp tục với các hội thảo, tuyên truyền như cách làm hiện nay. Huế nên khôi phục lại nghề dệt may kinh đô xưa, nơi xuất phát áo dài nam (ngũ thân hoặc có thể khác) như An Giang khôi phục và phát triển các nghề dệt, may truyền thống để sản xuất tiêu dùng trong cộng đồng và xuất khẩu vải và y phục truyền thống tín ngưỡng sang Cambodia và Malaysia. Hãy làm từ gốc chứ không nên hớt ngọn, không thể chỉ khai thác phần vật thể mà không vun trồng cho di sản phi vật thể bởi các yếu tố phi vật thể tạo nên truyền thống. Chúng ta không thể ép buộc mọi người theo ý mình. Mọi di sản văn hóa truyền thống đều phải có chủ, nếu thuộc về công đồng thì phải được sự công nhận, chứng thực của cộng đồng ấy. Mỗi cộng đồng đều có truyền thống riêng.

Hãy tạo điều kiện cho nghề truyền thống có không gian, điều kiện, vật dụng, thiết bị, cơ chế... cho sự sáng tạo. Xin nhớ rằng: việc làm của ngày hôm nay sẽ là truyền thống trong tương lai. Và thế hệ này có thể từ chối một di sản nhưng thế hệ sau sẽ nhận mang chúng, lưu giữ chúng và truyền chúng cho đời sau một khi chúng có giá trị nào đó cho niềm tin, cho cộng đồng và tương lai của truyền thống đó.

Nguyễn Lực
Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại

Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại

LNV - Nghề dệt cổ truyền dân gian của các tộc người là một mảng đề tài nghiên cứu rất cơ bản trong nghiên cứu dân tộc học và nhân học ở Việt Nam, cũng như ở các nước khác trên thế giới. Qua các nội hàm của việc nghiên cứu nghề dệt cổ truyền dân gian sẽ là những thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất về các thành tố văn hóa cùng những tinh hoa về bản sắc văn hóa của dân tộc đó, mà chúng ta cần tôn vinh duy trì nó trong việc bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số cùng sự đóng góp của nó vào kho tàng di sản văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Trong số đó có nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc mang đậm sắc màu văn hóa Thái.
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu

Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu

LNV - Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Trong suốt hơn 400 năm chiều dài lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Phú Yên thì gốm cổ Quảng Đức đã có tuổi gốm trên 300 năm, xứng đáng được gọi là “báu vật” của miền đất Phú Yên.
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch

Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch

LNV - Mỗi làng nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch đang là hướng đi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam

Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam

LNV - Ðại hội XIII của Ðảng xác định rõ: Phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ

Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ

LNV - Làng Kiêu Kỵ huyện Gia Lâm (Hà Nội) có hai nghề truyền thống là dát vàng bạc quì và may đồ da đã có từ lâu đời. Làm vàng bạc quì là một nghề truyền thống, chế biến vàng thật, bạc thật thành bột vàng, bạc (gọi là quì) bằng phương pháp sản xuất thủ công lâu đời, độc đáo.

Tin khác

Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô

Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn là một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025".
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử

Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử

LNV - Theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ NN-PTNT, Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ nhiều năm, tuy nhiên có thời điểm chúng ta sản xuất đại trà, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Vì vậy, thời gian tới phải nâng tầm hơn nữa cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng

Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng

LNV - Đẩy mạnh việc tuyên truyền làm cho doanh nghiệp, hộ sản xuất, hộ kinh doanh dịch vụ hiểu và quan tâm về maketing và bán hàng online
Nghề và Làng nghề truyền thống

Nghề và Làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề, làng có nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo ra nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em; giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn.
Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam

Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam

LNV - Nhiệm kỳ 2018 – 2023 vừa qua, Hiệp hội và các tổ chức, hội viên đã triển khai Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV trong bối cảnh tình hình kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường do tác động tiêu cực lâu dài của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, các cuộc xung đột vũ trang Nga – Ukraina; Israel – Hamas; Israel – Houthi, Israel – Iran…làm đứt gãy chuỗi cung ứng vật tư, nguyên, nhiên liệu toàn cầu, đặc biệt là xăng, dầu. Ảnh hưởng đến đến sức mua và làm suy giảm các thị trường xuất, nhập khẩu truyền thống. Tình hình trên làm cho sản xuất kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh tế và làng nghề trong cả nước bị đình đốn, việc làm và đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn.
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

LNV - Làng nghề truyền thống là một nhân tố quan trọng trong văn hóa vùng miền. Với một vùng văn hóa độc đáo như xứ Nghệ, làng nghề có vai trò to lớn, là bông hoa đẹp trong bức tranh văn hóa chung. Làng nghề thể hiện sự đa dạng của văn hóa, thể hiện tính đặc sắc của địa phương. Và trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển làng nghề hợp lý là hướng đi đúng đắn để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

LNV - Du lịch lễ hội văn hoá, du lịch làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại và trong tương lai. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

LNV - Người Việt Nam tự hào có những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, vang danh xứ người. Thế nhưng, theo năm tháng, các làng nghề truyền thống đang ngày càng mai một. Bên cạnh đó, thời đại công nghệ 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho các làng nghề, đòi hỏi công tác duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề cần sự chung tay của nhiều thế hệ và chính quyền các cấp.
Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và đã quen thuộc với nhiều khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

LNV - Bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được xác định là giải pháp quan trọng, là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tăng tốc và phát triển.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

LNV - Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ giúp cho việc mua bán hàng hóa trực tuyến thuận tiện và phổ biến hơn bao giờ hết. Hơn nữa, khi dịch Covid-19 bùng nổ trên nhiều quốc gia với tốc độ lây lan nhanh chóng thì mua bán trực tuyến là giải pháp tối ưu thay thế cho phương thức mua bán truyền thống.
Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

LNV - Thành phố Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 305 làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Đây là nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển công nghiệp văn hóa.
Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và quen thuộc với khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

LNV - Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi nét tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Với những ai yêu lụa Vạn Phúc khi về nơi đây như được trở lại cội nguồn với nhiều nét xưa cũ. Bao đời nay, lụa Vạn Phúc chỉ sử dụng chất liệu tơ tằm truyền thống, do bàn tay của người lao động tạo nên. Điều đáng quý là các sản phẩm ở đây được làm từ nguyên liệu tự nhiên, có nhiều ưu điểm khác hẳn với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động