An Giang: Thí điểm phát triển ngành nghề truyền thống làm làm bột huyền
Củ huyền to, hình cầu, mặt trên lõm, mặt dưới lồi mang rễ và nhiều u tròn; vỏ ngoài của củ màu nâu, ruột trắng vàng. Để trồng huyền, người ta chọn củ giống tốt giăm xuống đất cát vào đầu mùa mưa. Vài tháng sau huyền phát triển tốt. Năm tháng sau khi trồng, lá huyền rụi úa, là lúc nhổ huyền lấy củ. Củ huyền có thể luộc ăn hoặc gọt vỏ nấu độn với cơm, ăn mát, chắc dạ, không nóng ruột như khoai lang. Dân gian còn có thể dùng bột khoai huyền để làm các loại bánh, làm bún tàu và sử dụng trong công nghiệp để hồ vải. Củ, dọc và lá, bã bột huyền là nguồn thức ăn rất tốt để chăn nuôi gia súc. Một số nơi người ta còn dùng bẹ huyền chế biến thức ăn.
Dự án thí điểm phát triển ngành nghề nông thôn tại xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên.
Trong Đông y, bột huyền có công dụng hóa đờm, tán tích, hành ứ, tiêu thũng, sát trùng, trục thai chết cho nên người ta dùng để chữa trị các chứng: ho có đờm, ăn không tiêu, sốt rét có báng, bế kinh, mụt nhọt, độc đinh, phỏng nước. Kinh nghiệm dân gian còn dùng củ huyền đập dập đắp lên vết thương chữa trị rắn độc cắn...
Được biết, nghề làm bột huyền tại An Giang đã có từ trước năm 1975 và được người dân địa phương duy trì và phát triển cho đến ngày nay.
Thực hiện dự án trên, An Giang sẽ khảo sát hiện trạng việc sử dụng máy móc thiết bị của hộ trong quá trình sản xuất tinh bột huyền của cơ sở Xuân Đạt, làm cơ sở đề xuất việc ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại hơn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Lắp đặt, hướng dẫn kỹ thuật vận hành các máy móc thiết bị để sản xuất tinh bột huyền cho ra sản phẩm tinh bột huyền đạt chất lượng. Tỉnh sẽ hỗ trợ đầu tư sản xuất, với mức hỗ trợ tối đa 50% nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án, nội dung hỗ trợ cụ thể: Máy nghiền củ huyền, máy lược bột, máy đánh bột, máy sấy, máy đóng gói thành phẩm tinh bột huyền… Ngoài ra còn hướng dẫn kỹ thuật vận hành các máy móc thiết bị để sản xuất tinh bột huyền cho sản phẩm đạt chất lượng. Hỗ trợ liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ ổn định Tổ chức kết nối mời gọi doanh nghiệp vào đầu tư, hỗ trợ tiêu thụ tinh bột huyền…
An Giang sẽ đưa cây huyền trở thành một trong những loại cây trồng tăng thu nhập, nâng cao giá trị kinh tế của cây trồng trên 01 đơn vị diện tích canh tác, góp phần vào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tịnh Biên. Dự kiến với 01 ha trồng cây huyền, sau 6 tháng bắt đầu cho thu hoạch, mỗi năm thu hoạch 01 vụ với sản lượng tối thiểu từ 30 - 45 tấn củ tươi/ha, tính ra mỗi ha cây huyền thu nhập bình quân được 90 - 135 triệu đồng/ha/vụ/năm, chi phí cho 01 ha cây huyền từ 40 - 50 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận cho 01 ha cây huyền từ 50 - 85 triệu đồng/ha/vụ. Với mức thu nhập này thì cây bột huyền thực sự là cây cho hiệu quả kinh tế khá cao trên vùng đất Tịnh Biên (vì cây huyền trồng xen dưới tán cây rừng).
Kết quả của dự án sẽ là mô hình để các hộ dân, cơ sở trên địa bàn tỉnh tham quan học tập kinh nghiệm, góp phần thực hiện thắng lợi Đề án OCOP tỉnh An Giang.
Bài và ảnh Xuân Hiếu - An Yên
Tin liên quan
Tin mới hơn

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó
19:53 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội
16:00 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường
15:14 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn
15:13 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao
08:27 | 31/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu
22:37 | 30/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển
11:29 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế
11:28 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian
10:43 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ
10:41 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa
10:11 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề
10:05 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó
19:53 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Để câu Xoan vang vọng dưới chân núi Hùng
19:52 Tin tức

TP. Hồ Chí Minh: Đông đảo du khách tham gia Lễ hội bánh mì năm 2025
19:52 Tin tức

Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn
19:52 Nông thôn mới

Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm
19:51 Văn hóa - Xã hội









