Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

An giang: Lạc bước giữa rừng tràm Trà Sư

LNV - Khoảng tháng 9 là mùa đẹp nhất của đồng bằng sông Cửu Long khi bắt đầu vào mùa nước nổi. Nước từ thượng nguồn đổ về mang đến nguồn sống mới cho vùng đất vốn đã trù phù này. Mỗi năm một lần, cánh rừng tràm Trà Sư mênh mông bạt ngàn của mảnh đất An Giang phía Tây sông Hậu cũng khoác cho mình một tấm áo mới rực rỡ sắc màu.
Thiên đường xanh nơi hạ giới

Không gian xanh mát của rừng tràm.


Vùng lõi của rừng tràm Trà Sư nằm trên địa phận xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang là không gian đặc trưng của hệ sinh thái đất ngập nước ở vùng đồng bằng ngập nước ven sông Cửu Long. Nếu tính cả vùng đệm, tổng diện tích của Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư được quy hoạch đến năm 2030 là gần 1.140 ha, trong đó có cả phần đất có rừng, đất chưa có rừng và đất mặt nước. Đó cũng là thiên đường nơi hạ giới, nơi tán rừng vươn xa tới ngút ngàn, chỉ thấy một màu xanh rợn ngợp tầm mắt.

Rừng tràm Trà Sư là nơi đất lành chim đậu.

Ở đó, trái tim của Trà Sư chính là rừng tràm trên đất ngập nước. Khung cảnh rừng tràm Trà Sư quen thuộc với những chiếc xuồng ba lá len lỏi, rẽ nước trôi giữa những thảm bèo xanh dập dềnh, hai bên là hàng cây tràm soi bóng. Rừng tràm là một bức tranh đa sắc, với vẻ đẹp của cây cối, hoa lá, những cánh cò, cánh vạc hay các loài động thực vật đặc trưng của vùng ngập mặn.

Bước chân vào rừng tràm là thấy mình được hòa vào cùng thiên nhiên bao la, tràn đầy sức sống. Cả khu rừng mênh mông trở nên bí ẩn sau những tán cây. Từ bến tàu, du khách sẽ đi xuồng máy để bắt đầu hành trình khám phá khu rừng. Con đường thủy lộ len lỏi theo kênh rạch chằng chịt dần dần hé lộ thêm rất nhiều điều quý báu mà thiên nhiên ban tặng cho nơi này. Là nơi đất lành chim đậu, lang thang trong rừng tràm sẽ thấy rất nhiều loài chim về làm tổ. Trên cây, những tổ chim, tổ cò, vạc đung đưa theo gió. Đến mùa hoa, ong bay thành đàn đi kiếm mật.

Không chỉ quyến rũ bởi sắc xanh ngập tràn không gian, các loài hoa trong rừng tràm Trà Sư cũng tạo nên sức hấp dẫn riêng. Mùa hè, những cánh đồng sen ngay lối đi vào rừng thoang thoảng hương thơm mát. Những mùa hoa tràm, mùa bông điên điển, lục bình, hoa súng dập dềnh trong nước được xem là sản vật của rừng tràm mùa nước nổi.

Tới khi bắt đầu chuyển sang xuồng ba lá chèo tay, là du khách biết mình đang tiến sâu vào vùng lõi. Cảnh quan rừng nguyên sinh càng hoang sơ. Ở đây còn quy tụ nhiều loại động vật quý hiếm, dễ gặp nhất là những loài chim hiếm gặp quy tụ về sân chim để tìm bạn hay khoe tiếng hót. Không còn ồn ào của các loại động cơ, thanh âm của của muôn loài át đi tiếng chèo xuồng, tiếng cười đùa của những du khách rẽ nước băng rừng.

Điểm đến du lịch sinh thái

Du khách khám phá rừng tràm Trà Sư.

Rừng tràm Trà Sư đông khách nhất vào mùa nước nổi. Nhiều du khách háo hức được khám phá sự nhiệm màu của thiên nhiên, khi nước về mang theo sự trù phú của cá tôm cũng như phù sa màu mỡ cho đồng ruộng. Rừng tràm Trà Sư không chỉ nổi tiếng với các hoạt động trekking bằng xuồng hay băng rừng bằng xe đạp. Ở đây, du khách có thể theo những người dân địa phương bơi xuồng ba lá để vào rừng tràm lấy mật ong, học cách làm tinh dầu tràm, khám phá kênh rạch và cuộc sống của người dân vùng lân cận; Hoạt động trải nghiệm mùa nước nổi: Giăng lưới, giăng câu, soi ếch, bắt nhái, hái bông điên điển, dỡ chà bắt cá theo kênh,...

Phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch gắn với thiên nhiên, tại rừng tràm Trà Sư, những trải nghiệm mới mẻ nhờ sự đầu tư của con người trong vài năm trở lại đây đã níu chân du khách lại với vùng đất này. Thường xuyên đưa bạn bè tới chơi, bạn Nguyễn Văn Thuận, sinh viên Đại học An Giang thích thú khi cảnh quan trong rừng tràm Trà Sư được đầu tư để phát triển du lịch sinh thái nhưng vẫn tôn trọng thiên nhiên, thân thiện với môi trường. Bạn chia sẻ, việc tạo dựng các tiểu cảnh không hề phá vỡ không gian xanh chung quanh, mà có thể tạo thêm được những trải nghiệm mới, góc check-in mới độc đáo.

Trong đó có những cây cầu tre, cầu kiều ghép bằng gỗ dài hàng cây số, những điểm nghỉ chân được thiết kế với những hàng rào, cột trụ thân thiện với môi trường. Hình ảnh những đàn chim bồ câu trắng muốt gọi nhau về mổ thóc và làm bạn với du khách cũng mang lại cảm giác yên bình cho du khách. Bạn Nguyễn Văn thuận chia sẻ: “Mỗi một lần đến rừng tràm, tôi lại thấy có sự khác biệt. Mới đây nhất là được đi bộ trên cây cầu gỗ dài hàng cây số đi xuyên rừng được mọi người gọi là cây cầu vạn dặm, dừng lại tạo dáng với cánh đồng hoa sen hồng dưới chân hay khi đàn bồ câu trắng đậu xuống mổ thóc”.

Thưởng thực ẩm thực đặc trưng cũng là “điểm cộng” để các trải nghiệm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa được trọn vẹn. Ở rừng tràm Trà Sư hội tụ đủ mỹ vị của vùng đất An Giang như mắm thái, mắm sặt, mắm trê, mắm lóc, mắm rô, mắm trèn… cùng các loại cá khô như khô cá tra, khô các lóc, khô cá sặt…dân dã mà độc đáo. Tới mùa nước nổi, nơi đây được ví như thiên đường ẩm thực với các món ăn đặc sản đúng điệu như lẩu cá linh nấu bông điên điển, cá linh chiên giòn, cá linh hay cá bống kho tiêu, bánh xèo bông điên điển tươi ngon.

Khu vực vùng đệm và các không gian quanh rừng tràm Trà Sư có nhiều hoạt động trải nghiệm lý thú như tham gia trồng và thu hoạch lúa với người dân địa phương, cùng chế biến các loại bánh từ đường thốt nốt với các bà, các mẹ trong thôn xóm, hay tới các làng nghề dệt, làng nghề làm đường thốt nốt của cộng đồng người Khmer địa phương…Tất cả kích thích mọi giác quan của du khách, khiến hành trình khám phá rừng tràm Trà Sư càng trở nên sâu đậm với du khách đặt chân tới xứ sở những cây thốt nốt.


Bài và ảnh Từ Giang

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

LNV - Với định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE xem việc đồng hành giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với cộng đồng địa phương.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì hội nghị.
"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

LNV - Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm và đan lát của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) vẫn được gìn giữ bền bỉ qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, các sản phẩm thủ công còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống núi rừng và tâm hồn người Hrê. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những nghề xưa không chỉ sống lại mà còn trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng địa phương.
Mùa sen ở hồ Tây

Mùa sen ở hồ Tây

LNV - Vào dịp tháng 6 này, trên khắp các ao, đầm trồng sen ở khu vực hồ Tây (quận Tây Hồ) rộn ràng không khí thu hoạch, chụp ảnh với hoa. Sen trồng ở đây là sen bách diệp với bông to có 100 cánh, mùi thơm đượm mang một nét đặc trưng riêng của hồ Tây mà không nơi nào có được.
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.

Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

LNV - Theo UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2738/QĐ-UBND, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Dương Xá sử dụng địa danh “Dương Xá” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nông sản chế biến Dương Xá”.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

LNV - Trong số sáu cá nhân vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” vì những cống hiến đặc biệt trong gìn giữ và phát huy di sản nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Quảng Nam vinh dự có hai đại diện: Ông Lê Đức Hạ (nghệ nhân gốm ở TX Điện Bàn) và ông Huỳnh Sướng (nghệ nhân mộc tại TP Hội An).
Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

LNV - ’’Nơi tôi sinh: Làng Phùng Xá- Huyện Thạch Thất gần Chùa Thầy- một làng quê nghèo nhưng dân quê tôi thật thà lắm… “ Một câu nói cũng rất thật thà chân chất đến từ người đàn ông có ánh mắt kiên định, khuôn mặt sáng có chút lãng tử như một hoạ sĩ. Đó là anh Chu Văn Ân, nghệ nhân gỗ lũa Trai Vàng.
Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

LNV - Nói đến "Bắc lan" hay "Bắc hồ câu", "Bất động sản Phương Bắc" ở Suối Hai thì người dân huyện Ba Vì (Hà Nội) và các địa phương lân cận ai cũng biết đó là tên thường gọi của doanh nhân Lê Đức Bắc. Anh Bắc không những thành đạt trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, kinh doanh bất động sản mà còn là một nghệ nhân sinh vật cảnh và làm vườn (SVC & LV).
Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

LNV - Xứ Thanh nổi tiếng là vùng đất của những làng nghề truyền thống lâu đời, nơi lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa, tinh thần và bàn tay tài hoa của bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mỗi làng nghề không chỉ là kế sinh nhai của người dân mà còn là “bảo tàng sống” của tinh hoa văn hóa đất Việt, ngày càng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống hiện đại.
Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

LNV - Nằm ven dòng sông Hậu hiền hòa, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, những người dân nơi đây vẫn miệt mài đỏ lửa, tráng bánh nhằm gìn giữ và phát triển làng nghề địa phương.
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

LNV - Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

LNV - Lên Cao nguyên đá, nhiều du khách sẽ tìm đến với Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ. Nơi đây nổi tiếng với việc gìn giữ, phát huy hiệu quả nghề truyền thống của Hợp tác xã lanh Lùng Tám, với 100% thành viên là phụ nữ người Mông. Sự cần cù, sáng tạo từ những sợi lanh đã cho ra đời nhiều sản phẩm thủ công rất đẹp, mang đậm bản sắc truyền thống. Chính điều này đã giúp cho Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám trở thành một điểm du lịch trải nghiệm cực kỳ hấp dẫn và thu hút rất đông du khách.
Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

LNV - Từ năm 2012 đến nay, nghệ nhân Đặng Văn Hậu (làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã lần lượt tái hiện lại hàng loạt con giống độc đáo: Lục súc tranh công, Tứ linh, Tam sư, Nghê hý châu, Ngũ hổ thần quan… Đặc biệt, các họa tiết truyền thống vân mây từ tranh Hàng Trống được đưa vào con giống bột, tạo nên sự giao thoa giữa mỹ thuật dân gian và hơi thở hiện đại.
Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025 cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

LNV - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã dẫn đến việc sử dụng máy móc thay cho lao động chân tay, máy thêu ra đời và công nghệ thêu cũng phát triển theo đó. Mặt khác, trước sự tác động của kinh tế thị trường trong những năm gần đây, nhiều nghề thủ công có nguy cơ mai một, trong đó có nghề tranh thêu tay truyền thống.
Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

LNV - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng, góp phần làm nên vẻ đẹp của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Những làng nghề truyền thống ấy nổi tiếng là điểm đến thú vị cho bạn trong những chuyến đi cuối tuần khám phá Thủ đô.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

LNV - Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, chiều 10/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt các nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc và lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Qu
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở V
Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

LNV - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất, phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời là nền tảng chính trị, pháp lý cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản
Giao diện di động