7 làng nghề truyền thống nổi tiếng đất Hưng Yên
(Ảnh: ST)
Làng trồng và chế biến dược liệu Nghĩa Trai (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm) hình thành cách đây hàng trăm năm và là một trong những nơi trồng, chế biến dược liệu lớn nhất cả nước. Các loại dược liệu chính được trồng ở đây gồm tía tô, kinh giới, bông mã đề, kim tiền thảo, bạch chỉ, ngưu tất, địa liền... Trong đó, diện tích trồng lớn nhất là hoa cúc chi - loài hoa tiến vua có màu vàng rực, hương thơm dịu, được dùng như một loại trà (trà hoa cúc), rất tốt cho sức khỏe. Làng Nghĩa Trai có nhiều lương y giỏi, có thể kê đơn bốc thuốc và chẩn trị bệnh theo y học cổ truyền.
Làng nghề chạm bạc Huệ Lai
(Ảnh: ST)
Làng nghề chạm bạc Huệ Lai (xã Phù Ủng, huyện Ân Thi) nổi tiếng với các sản phẩm trang sức như vòng, kiềng, hoa tai, nhẫn... Mỗi sản phẩm được tạo ra đòi hỏi sự thuần thục, tinh tế cùng kinh nghiệm lâu năm của người thợ. Đồ trang sức Huệ Lai không chỉ được thị trường trong nước ưa chuộng mà còn xuất khẩu sang Lào, Campuchia, Trung Quốc... Mặc dù mới được hình thành từ đầu thập niên 1990 nhưng làng nghề chạm bạc Huệ Lai đã nhanh chóng phát triển, mang lại cho các hộ dân thu nhập ổn định.
Làng nghề đúc đồng Lộng Thượng
(Ảnh: ST)
Làng nghề đúc đồng Lộng Thượng (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm) được hình thành từ thời Lý, nổi tiếng với các sản phẩm thờ cúng được đúc từ đồng như đỉnh, hạc, chân nến, lư hương, mâm bồng... Từ bàn tay tài hoa của người thợ, những hoa văn, đường nét chạm khắc tinh xảo hiện lên, tạo dấu ấn riêng cho sản phẩm, giúp làng nghề đúc đồng Lộng Thượng khẳng định uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.
Làng nghề hương xạ Cao Thôn
(Ảnh: ST)
Làng Cao Thôn thuộc xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên. Chỉ cách Hà Nội khoảng chừng 40km, ngôi làng có nghề làm hương truyền thống đã gần 300 năm nay và thuộc top nổi tiếng hàng đầu cả nước. Cụ tổ nghề là cụ Đào Thị Khương đã truyền lại cho người dân trong làng, hàng năm cứ đến ngày 22/8 âm lịch cũng là ngày mất của cụ nơi đây lại tổ chức Giỗ tổ nghề long trọng.
Đến làng nghề truyền thống ở Hưng Yên này chứng kiến khung cảnh phơi hương thôi cũng khiến bạn mê mẩn. Những bó tăm hương màu đỏ rực rỡ, hương thơm phảng phất khiến lòng cảm thấy thư thái. Hương ở thôn Cao được ưa chuộng bởi có mùi thơm đặc biệt được làm từ công thức bí truyền, mỗi dòng họ có cách thức tạo nên mùi hương riêng. Và nguyên liệu hoàn toàn từ thảo mộc như: củ địa liền, thảo quả, lá hương,...
Làng nghề hương có truyền thống lâu đời, khung cảnh lại bình yên với những hình ảnh giếng nước, sân đình đặc trưng của miền quê. Nơi đây đã trở thành địa chỉ du lịch khám phá được nhiều người yêu thích. Được tự tham gia vào các công đoạn làm hương, chụp ảnh lưu niệm và mua hương về làm quà khiến ai cũng đều rất thích.
Làng nghề tương Bần
(Ảnh: ST)
Nhắc đến Phố Hiến thì không thể bỏ qua món tương bần trứ danh dùng để tiến vua thời xưa. Làng nghề tương Bần Hưng Yên thuộc thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào. Đến với ngôi làng này bạn sẽ lạc vào khung cảnh ấn tượng của những chiếc chum lớn xếp ngay hàng thẳng lối. Trong đó chứa đựng thứ nước chấm khiến vạn người phải say mê.
Tương Bần Hưng Yên được làm từ nếp cái hoa vàng, đỗ tương và muối. Trải qua các công đoạn tỉ mỉ từ nấu gạo nếp thành xôi sau đó làm mốc, ngả đỗ cho lên màu vàng đỏ cùng muối, phơi nắng. Tương ở đây có màu vàng như mật đặc trưng, vị ngọt thơm và khi ăn có cảm giác hơi ngậy. Chấm cùng rau muống, bánh đúc hay thịt luộc,... thì ngon hết sảy luôn.
Làng nghề long nhãn Hồng Nam
(Ảnh: ST)
Nhãn lồng Hưng Yên nổi tiếng khắp chốn với cùi dày, độ ngọt ngon. Nếu muốn mua nhãn về làm quà mà để được lâu bạn có thể ghé làng nghề long nhãn thuộc phường Hồng Nam, thành phố Hưng Yên. Nếu trước đây nhãn được để cả quả mang đi sấy khô thì nay đã được tách hạt rồi mới sấy nên có độ ngon hơn. Mỗi vụ làng nghề truyền thống ở Hưng Yên này có cả trăm hộ cùng làm, sản lượng lên đến 100 tấn long nhãn sấy.
Qua nhiều năm tháng, sự phát triển của cuộc sống và xã hội thì làng nghề long nhãn Hồng Nam vẫn luôn được gìn giữ. Long nhãn sấy với màu vàng nhạt bắt mắt, bổ dưỡng cho cơ thể và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Đây không chỉ là sản phẩm cho người dân trong nước tiêu thụ nhiều mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước như Nhật Bản hay Trung Quốc,...
Làng nghề mộc mỹ nghệ xã Hòa Phong, Mỹ Hào
Xã Hòa Phong (huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) nổi tiếng với nghề mộc đã khẳng định được uy tín ở thị trường trong và ngoài nước. Làng nghề mộc mỹ nghệ xã Hòa Phong hiện có 7/7 làng nghề mộc mỹ mghệ và dân dụng, với 1.700 hộ dân làm nghề. Tập trung nhiều nhất ở thôn thôn Vân Dương với gần 430 hộ, thôn Hòa Đam với gần 280 hộ.
(Ảnh: ST)
Điều đặc biệt là mỗi làng của xã Hòa Phong đều phát triển nghề mộc theo một thế mạnh riêng của mình như: làng Phúc Thọ với nghề mộc dân dụng, làng Phúc Miếu chuyên chạm khắc đồ gỗ mỹ nghệ, đồ thờ và các chi tiết, hoa văn ở các công trình…Sản phẩm mộc ở đây rất đa dạng, tập trung ở các nhóm hàng salon Âu, Á, chạm khắc cây cảnh, con giống và các đồ gia dụng. Đặc biệt, những năm gần đây sản phẩm mộc của xã Hòa Phong được nâng cao, có uy tín trên thị trường nên được nhiều khách hàng ngoài tỉnh và nước ngoài đến đặt mua. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển nghề mộc như ngày nay, những người thợ ở đây cũng phải trải qua nhiều bước thăng trầm.
Đức Minh TH
Tin liên quan
Tin mới hơn

Một số làng nghề truyền thống ở Hà Nội
09:26 | 01/06/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa
14:10 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi
14:10 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá làng nghề Sơn Đồng nghìn năm tuổi
14:00 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Doanh nghiệp và hợp tác xã thúc đẩy sự phát triển của làng nghề
09:59 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát triển nghề nón lá truyền thống
16:18 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề chạm bạc của người Nùng Hà Giang
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Cô gái trẻ đam mê với hát Then
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ra mắt mô hình CLB Dệt thổ cẩm tại xã Axan
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhận nghề làm bánh tráng Thuận Hưng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:49 | 22/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân đam mê sinh vật cảnh và sưu tầm cổ vật
10:50 | 19/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân bàn tay vàng tạo hình xếp mâm ngũ quả
11:53 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Đậm sâu gốm Kim Lan
11:52 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Có một nghề như thế…
11:45 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội gìn giữ, quảng bá nghề thủ công truyền thống
11:45 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh: Người giữ lửa điệu múa Tắc Xình
15:35 | 16/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nâng cao ý thức sản xuất sạch để tạo lập các làng nghề "xanh"
15:39 | 15/05/2023 Môi trường

Nghị lực của cô gái một chân làm nghề điêu khắc gỗ
14:43 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Rối nước Đào Thục lưu giữ tinh hoa, hoà nhập quốc tế
14:42 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Mây tre đan Tăng Tiến đứng vững trên thị trường
14:32 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân cao tuổi truyền nghề cho con cháu
14:31 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An: Cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP Ninh Bình
11:34 OCOP

Nhiều sản phẩm OCOP tại Quảng Bình bị "hạ sao"
11:34 OCOP

Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:28 Văn hóa - Xã hội

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp
11:28 Nghiên cứu trao đổi

Hà Nội: Đẩy mạnh liên kết quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản, OCOP
11:27 Tin tức










