Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê giàu văn hóa và truyền thống, ông Nguyễn Văn Minh (59 tuổi, ông chủ xưởng mộc Minh Mít) đã sớm thấm nhuần tình yêu quê hương, ấp ủ khát vọng một ngày sẽ thành công trên chính mảnh đất của mình. Từ nhỏ, ông đã theo cha đi làm nghề đóng thuyền bè, học cách cầm cưa xẻ khổ. Cuộc sống khi xưa còn nhiều vất vả nên ông tạm gác việc học hành từ sớm. Tuy vậy, ông Minh lại chịu khó lao động và không ngừng học hỏi trên đường đời. Ông từng bươn chải với đủ thứ nghề để kiếm sống từ đi buôn, làm hến, làm thuê… trong đó, nghề mộc để lại cho ông nhiều ấn tượng hơn cả. Ông Minh có khả năng đan lát đồ thủ công, điêu khắc và chế tác gỗ, sản xuất và sáng tạo các sản phẩm gỗ theo nhu cầu.
![]() |
Một góc xưởng mộc Minh Mít, những người thợ đang miệt mài điêu khắc |
Chia sẻ về quá trình làm nghề mộc, ông Nguyễn Văn Minh cho biết: “Trước đây, tôi từng làm cầu thang gỗ để lắp đặt rồi sau đó mới lấn sân sang làm bàn thờ, đồ thờ. Cách đây khoảng 15 năm, tôi có cơ duyên làm việc tại làng nghề Ý Yên (Nam Định), lúc này tôi mới vào nghề nhưng vẫn mạnh dạn làm một nhà thờ cho khách hàng. Sau khi làm xong, khách hàng và chuyên gia thẩm định từ Huế vào đánh giá rằng: sản phẩm tuy mộc mạc, tay nghề chưa cao nhưng bàn thờ có vẻ đẹp rất riêng, có hồn và ấn tượng hơn so với những sản phẩm khuôn mẫu hiện nay. Chính lời đánh giá và ghi nhận đó đã tạo ra cho tôi động lực để trở về quê hương mở xưởng mộc, vừa nghiên cứu học hỏi vừa tạo ra sản phẩm tốt nhất phục vụ khách hàng.”
Ban đầu, cơ sở của ông Minh là một xưởng gỗ có quy mô nhỏ, chủ yếu làm đồ thờ cúng và bàn thờ gia tiên. Sau vài năm làm việc và tích lũy kinh nghiệm, ông Minh tiếp tục thuê đất và mở rộng nơi chế tác của mình. Ông phân chia các khu vực làm việc rõ ràng theo từng công đoạn giúp tối ưu hiệu quả sản xuất. Hiện nay, xưởng mộc của ông Minh đang chuyên sản xuất các loại đồ thờ cúng, sơn son thiếp vàng, nhà thờ bằng gỗ, trùng tu nhà thờ gỗ…
![]() |
Ông Nguyễn Văn Minh đang kiểm tra chất lượngvàng lá trước khi làm sơn son thếp vàng. |
Kỳ công của người thợ mộc làm đồ gỗ thờ cúng
Từ xa xưa, việc sử dụng gỗ trong thờ cúng là văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt. Gỗ tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, mang lại sự ấm áp lan tỏa, có giá trị sử dụng bền lâu và ý nghĩa phong thủy tốt. Tuy nhiên, yêu cầu sử dụng gỗ trong thờ cúng rất khắt khe theo phong tục từng vùng miền, từng dòng họ, gia đình. Vì vậy, việc làm đồ gỗ để thờ cúng luôn là thử thách với người làm nghề mộc.
Hiểu được điều đó, ông Nguyễn Văn Minh đã luôn cố gắng phát huy năng lực của mình trong từng bước đi của nghề. Giá trị lớn nhất trong những sản phẩm gỗ mà ông mang lại là nét đẹp chứa “hồn cốt” thể hiện sự tài hoa của người thợ lành nghề. Độ khó khi làm sản phẩm thờ cúng là cần hội tụ nhiều yếu tố để tạo nên một tác phẩm hoàn thiện. Người thợ có tay nghề chuyên môn giỏi, trí óc sáng tạo và am hiểu về các trường phái tâm linh. Từ đó, mỗi sản phẩm mới có thể làm hài lòng khách hàng, gây ấn tượng với khách hàng gần xa tìm đến.
![]() |
Hình ảnh một trong những nhà thờ được ông Minh làm sơn son thếp vàng. |
Sau nhiều năm làm nghề xưởng mộc của ông Nguyễn Văn Minh đã có nhiều kết quả thành công, mỗi năm ông hoàn thành từ 30-40 nhà thờ gỗ, hàng chục bộ sơn son thiếp vàng, cùng nhiều loại bàn thờ và đồ thờ trải dài ở nhiều tỉnh thành như Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Hà Nội, Nam Định, Phú Quốc… Hiện tại, xưởng mộc của ông Minh cũng đang tạo công ăn việc làm cho hơn 40 người thợ lành nghề tại địa phương. Trong tương lai, ông Nguyễn Văn Minh hy vọng sẽ mở rộng thêm quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, vừa tạo ra nhiều sản phẩm đẹp có giá trị, đồng thời tạo thêm việc làm cho những thợ mộc có tài năng ở địa phương.
“Trong xu hướng hiện đại, để tồn tại và phát triển nghề mộc truyền thống, người làm nghề phải không ngừng tư duy, làm sao vừa giữ gìn giá trị truyền thống nhưng cũng có sự đổi mới phù hợp với thời đại thì mới tạo ra được nét riêng biệt. Từ đó, góp phần duy trì và phát triển nghề truyền thống của quê hương. Tôi luôn muốn mỗi sản phẩm của mình là độc bản, có nét đẹp riêng biệt, thể hiện thành ý của mọi người với tổ tiên thông qua từng đường nét, họa tiết, hoa văn, chất liệu, kiểu dáng”, ông Minh chia sẻ thêm.
Tin liên quan

Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng
09:00 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân

Làm giàu từ nghề mộc truyền thống
10:33 | 12/09/2023 Khởi nghiệp
Tin mới hơn

Làng nghề Mỹ Nghiệp dệt hồn văn hóa Chăm
09:46 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Hoàng Xá phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh
09:45 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi
15:33 | 22/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò
14:06 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh
14:05 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi
08:55 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa
08:54 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện đũa tre của người Tày
10:30 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ
10:20 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định
09:27 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản
09:24 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định
09:23 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
20:34 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề Mỹ Nghiệp dệt hồn văn hóa Chăm
09:46 Làng nghề, nghệ nhân

“Nem chua Liên 36” - Đậm đà hương vị xứ Thanh, say lòng thực khách
09:45 OCOP

Thanh Hóa: Hoàng Xá phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh
09:45 Làng nghề, nghệ nhân

Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó
09:44 Kinh tế

Homestay xinh đẹp giữa đồi chè
09:44 Du lịch làng nghề