Vĩnh Long: Được mùa Thanh trà
Ông Bùi Văn Khải cho biết thanh trà Đông Hưng trước đây có cây trái ngọt, có cây chua hoặc vừa ngọt vừa chua, thường giá dao động từ 40.000đ – 70.000đ/kg (tùy theo thời điểm). Sau đó bà con đã tuyển chọn những cây trái ngọt để nhân giống bằng cách chiết cành, chỉ sau hai năm là ra trái, thay vì trồng hột phải mất 10 năm.
Tại ấp Đông Hưng I, 2 và 3, bình quân mỗi hộ trồng từ 2 – 5 công thanh trà, người ít nhất cũng năm mười cây, mỗi năm thu nhập từ vài chục triệu đến 200 triệu đồng. Ba năm rồi do thời tiết bất thường nên năng suất không cao, mỗi cây chừng vài ba mươi ký, bán không đủ tiền phân thuốc và chăm sóc.
Thanh trà bán dọc theo hai bên đường về Trà Ôn.
Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi nên cây cho trái nhiều, năng suất cao lại được giá. Loại thanh trà vừa chua vừa ngọt có giá dao động từ 70 – 100.000đ/kg. Loại ngọt có giá 140.000đ/kg nhưng rất ít vì năm nay thanh trà ngọt thất mùa nên giá tăng cao. Một cây thanh trà trưởng thành, mỗi năm cho vài trăm ký, bình quân mỗi hộ thu nhập từ vài chục triệu đến 200 triệu đồng/năm.
Bà Nguyễn Thị Thúy ở ấp Đông Hưng III cho biết cây thanh trà có mặt ở nhiều nơi khác như Thừa Thiên, Hà Tiên nhưng bà quả quyết thanh trà ở Bình Minh là ngon nhứt.
Ông Nguyễn Văn Bình, một nhà vườn trồng thanh trà lâu năm ở ấp Đông Hưng 2 cho biết: Mấy năm rồi thanh trà thất mùa liên tiếp nên có một số người hoang mang “bỏ thì thương, vương thì tội”.
Do đó, có không ít người tuyển chọn, bứng những cây kém hiệu quả bán cho người chơi kiểng với giá từ 3 – 5 triệu đồng/ gốc. Nhưng cũng có người tiếp tục duy trì, đặt hết hy vọng vào những mùa sau.
Riêng vườn nhà ông hiện có trên 30 cây thanh trà đang cho trái, năm rồi thất thu, năm nay được mùa, ước chừng 2 tấn trái, trừ hết các chi phí còn lời khoảng 100 triệu đồng.
Năm rồi, ông Nguyễn Hoàng Chương, chủ tịch UBND xã Đông Thành, thị xã Bình Minh cho biết: “Xã Đông Thành hiện có trên 30 ha diện tích trồng thanh trà. Nhưng gần đây do tình hình biến đổi khí hậu nên có năm trúng có năm thất mùa khiến người trồng không an tâm.
Trước đây do nhu cầu tiêu thụ mạnh lại được giá nên bà con nmạnh dạn đầu tư cho cây thanh trà và mở rộng thêm diện tích trồng ở một số xã ấp thuộc huyện Bính Minh. Số người bán cây giống cũng thu về lợi nhuận đáng kể”.
Bình thường cây thanh trà Đông Hưng, người trồng thu hoạch làm ba đợt, đợt đầu vào rằm tháng Giêng, đợt hai và đợt ba cách nhau 20 ngày.
Đặc biệt năm Canh Tý này thanh trà được mùa lại chín sớm nên có giá. Kể từ trước Tết Nguyên đán đến nay, bà con ở các ấp Đông Hưng I, Đông Hưng II và Đông Hưng III ngày nào cũng rộn ràng tất bật, người mua kẻ bán, thương lái nhộn nhịp.
Tại vườn, người leo trèo hái trái, người thu gom và phân loại, vô thùng và vận chuyển, tạo cơ hội cho hàng trăm lao động có công ăn việc làm ổn định.
Nơi tiêu thụ thanh trà mạnh nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, các chợ miền Tây, đặc biệt dọc theo đoạn đường cầu dẫn Cần Thơ phía Bình Minh và đường về Trà Ôn, nơi nào cũng có những căn chòi nhỏ bày bán thanh trà trông thật đẹp mắt. Ngoài bán trái tươi nhiều người còn bán mứt thanh trà và thanh trà muối để tăng thêm thu nhập.
Bài và ảnh Thành Hiệp
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái
14:35 Nông thôn mới

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 OCOP

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương
14:35 Khuyến nông

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 Tin tức