Vinh Ba - nổi tiếng nghề đan đát
![]() |
Làng Vinh Ba nằm về phía Tây Nam xã Hoà Đồng, huyện Tây Hoà. Nơi đây có nghề đan lát nổi tiếng được truyền lại qua bao đời. Những sản phẩm này chẳng những đã có chỗ đứng trên thị trường Phú Yên mà còn đi vào các tỉnh miền Nam.
Từ lâu Vinh Ba vốn là nơi trồng nhiều tre, tre đứng như rừng dày đặc bao bọc các lối đi nên còn gọi là Xóm Rừng, Xóm Kiệt (“Kiệt” theo cách gọi ở đây là “lối đi”). Cả đường làng ngõ xóm của Vinh Ba đều là tre nên người dân trong vùng Vinh Ba đã tận dụng ưu thế của mình để làm nên những sản phẩm về đan đát. Dạo qua những đường làng, lối xóm ở Vinh Ba nơi nào cũng thấy những sản phẩm đan từ tre như: Bồ, thúng, nia, dần, sàng, lẵng hoa, bục đựng hoa, giỏ tre…
Khi du khách đến du lịch tham quan Phú Yên và ghé thăm Làng nghề Đan đát Vinh Ba cảnh tượng đầu tiên du khách sẽ thấy đó là hầu như tất cả mọi người trong làng ai cũng có thể tham gia vào quy trình làm nên sản phẩm đan đát. Từ đàn ông, thanh niên trai tráng, các chị, các mẹ, các bà đến trẻ em hay các cụ già ngồi với nhau cùng uống trà và phụ giúp nhau đan đát.
Đến với Làng Đan đát Vinh Ba, du khách sẽ bắt gặp những hình ảnh quen thuộc là đàn ông sẽ gánh trọng trách như chặt tre, uốn nắn, chẻ tre thành mảnh nhỏ hơn và chuốt sợi, mài sợi cho sợi tre thật mảnh, thật đều. Còn các mẹ, các dì, các chị sẽ ngồi khéo léo tỉ mỉ đan đát, trẻ em sẽ phụ giúp những việc lặt vặt còn các cụ già cũng sẽ ngồi cùng nhau đan đát như một đặc trưng riêng biệt của địa phương. Tiếng cười nói rôm rả, hoạt động quây quần của cả nhà từ sáng đến chiều tối, làm việc cùng nhau, điều này đã diễn ra trong hơn chục năm nay và là cách để lưu giữ truyền thống từ đời này sang đời khác như một nét đẹp của Làng nghề Đan đát Vinh Ba.
Cùng với nỗ lực, tâm huyết của bà con làng nghề Đan đát Vinh Ba. Năm 2007, Thủ tướng Chính Phủ ra quyết định 136/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012. Để hưởng ứng chương trình này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên cũng đã tổ chức đào tạo lại nghề đan đát, sản xuất sản phẩm mới cho hàng trăm lao động địa phương, trong đó có 20 người khuyết tật. Nhờ chương trình đào tạo đặc biệt này, hoạt động sản xuất của làng nghề đan đát Vinh Ba đã ngày càng ổn định, chất lượng, độ tinh xảo của sản phẩm cũng được nâng cao và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Ngoài ra, nhờ nguồn nguyên liệu này luôn sẵn có ở địa phương nên giá cả các sản phẩm của làng nghề cũng có thể cạnh tranh tốt với các sản phẩm khác trên thị trường. Và đến năm 2008, làng nghề đan đát Vinh Ba được Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên chính thức được công nhận là làng nghề thủ công truyền thống của tỉnh Phú Yên.
Hiện làng nghề đan đát Vinh Ba có hơn 300 lao động đang giữ nghề truyền thống. Cũng như nhiều làng nghề khác, làng nghề Vinh Ba trước đây vốn có quy mô sản xuất nhỏ với công cụ thô sơ, lao động nặng về thủ công. Tuy vậy, từ khi Cơ sở Đan đát thủ công mỹ nghệ Đồng Nhất ra đời vào năm 2005 đã đánh dấu bước ngoặt trong quá trình mở rộng sản xuất theo hướng thủ công mỹ nghệ. Cơ sở cũng đã đầu tư các trang thiết bị công nghệ hiện đại vào trong khâu sản xuất, để giảm sức lao động. Với những nguyên liệu truyền thống như tre, nứa, lá bương, cọng dừa. Tập trung sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ với nhiều mẫu mã ngày càng phong phú, đa dạng phục vụ nhu cầu của khách hàng và du khách khi đến tham quan, du lịch nơi đây. Mang lại giá trị kinh tế hơn so với các sản phẩm đan đát truyền thống.
Bằng nguồn nguyên liệu phong phú của địa phương và nhập từ nơi khác cùng với bàn tay khéo léo của thợ lành nghề, cơ sở sản xuất ở đây đã tạo ra các loại giỏ xách, giỏ hoa, kệ hoa, lẵng đựng hoa, giỏ đựng trái cây… với mẫu mã đa dạng phục vụ cho du lịch, hội nghị, quà tặng. Vào trước các thời điểm hoa tươi bán chạy như Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Valentine, Quốc tế phụ nữ…, cơ sở đan giỏ hoa phải huy động thêm nhiều nhân lực để đáp ứng các đơn hàng không chỉ ở trong tỉnh, trong nước mà còn xuất ra nước ngoài.
Để tìm đầu ra cho các sản phẩm của làng nghề truyền thống Đan đát Vinh Ba, cơ sở Đồng Nhất còn mang các sản phẩm của làng nghề đi trưng bày ở hội chợ, triển lãm trong tỉnh Phú Yên và nhiều khu vực khác. Không những tăng thu nhập cho người dân mà còn có thể quảng bá hình ảnh của làng nghề ra cả nước và xa hơn là ra thế giới.
Ngoài việc sản xuất các sản phẩm truyền thống, làng nghề còn đang đầu tư, phát triển các sản phẩm phục vụ du lịch. Đến làng nghề Đan đát Vinh Ba, du khách còn có thể tham gia hình thức du lịch mới, du lịch trải nghiệm, du khách sẽ được tự tay làm ra các sản phẩm đơn giản với sự hướng dẫn của các nghệ nhân, người dân ở đây. Từ đó, du khách có thể cảm nhận rõ hơn để có được những sản phẩm mình sử dụng hàng ngày như rổ, rá, lãng hoa … là không dễ dàng, biết bao công sức, mồ hôi, sự tỉ mỉ trong từng chi tiết mà người dân đã tạo ra các sản phẩm đẹp và thiết thực trong cuộc sống.
Cuộc sống hiện đại, nhiều đồ gia dụng được tạo ra với những nguyên liệu phong phú, đa dạng nhưng không vì thế các sản phẩm từ tre bị thay thế. Các sản phẩm của làng nghề Đan đát Vinh Ba vẫn có chỗ đứng riêng của mình, vừa có tác dụng thiết thực trong cuộc sống mà các sản phẩm còn bảo vệ môi trường. Trong tương lai, mong rằng các sản phẩm của làng nghề Đan đát Vinh Ba sẽ có mặt trên thị trường trong nước và nước ngoài nữa.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP