Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Về Vĩnh Châu thăm làng nghề bánh phồng tôm

LNV - Lạc Hòa, một xã ven biển thuộc thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh phồng tôm. Món quà quê hương giản dị này không chỉ mang đậm hương vị của biển cả mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân nơi đây.

Nghề làm bánh phồng tôm ở Lạc Hòa đã có từ rất lâu, không ai nhớ chính xác là từ bao giờ. Theo lời kể của người dân địa phương, nghề này có thể đã xuất hiện từ hơn 70 năm trước.

Bánh phồng tôm Lạc Hòa được làm thủ công 100%, từ khâu chọn nguyên liệu đến sơ chế, chế biến.
Bánh phồng tôm Lạc Hòa được làm thủ công 100%, từ khâu chọn nguyên liệu đến sơ chế, chế biến.

Điểm đặc biệt ở bánh phồng tôm Lạc Hòa được làm thủ công 100%, từ khâu chọn nguyên liệu đến sơ chế, chế biến. Nguyên liệu chính để làm bánh là thịt tôm tươi sống, được xay nhuyễn và trộn đều với gia vị. Sau đó, hỗn hợp được cán mỏng thành từng bánh rồi đem phơi nắng. Bánh phồng tôm Lạc Hòa có độ mỏng vừa đủ, khi chiên phồng đều và có màu vàng óng đẹp mắt. Bánh có vị ngọt tự nhiên của tôm, hòa quyện cùng vị cay nồng của tiêu và vị mặn của muối, tạo nên hương vị đặc trưng khó quên.

Nhưng theo thời gian, nghề làm bánh phồng tôm ở đây dần mai một, vì chẳng còn nhiều người mặn mà với nghề và cũng bởi, để làm ra được những chiếc bánh phồng tôm thơm ngon, đúng vị thì đòi hỏi rất nhiều công sức và sự chỉn chu của người làm bánh.

Bánh phồng tôm là một trong những món đặc sản được nhiều du khách chọn.
Bánh phồng tôm là một trong những món đặc sản được nhiều du khách chọn.

Hiện nay, trên địa bàn xã Lạc Hòa chỉ còn khoảng 20 hộ sản xuất bánh phồng tôm và còn 3 hộ ở ấp Lền Buối vẫn giữ được phương pháp sản xuất bánh 100% thủ công truyền thống. Đây cũng là điểm đặc biệt giúp cho hương vị của bánh phồng tôm Lạc Hòa giữ được danh tiếng từ nhiều thập kỷ qua. Khác hẳn với các sản phẩm khác trên thị trường, bánh phồng tôm Lạc Hòa có độ mỏng vừa đủ, khi chiên phồng đều và màu sắc tươi sáng, mùi thơm hấp dẫn, cảm vị nhẹ nhàng nhưng tinh tế. Khi cắn miếng đầu tiên, lập tức thực khách sẽ bị lôi cuốn bởi độ giòn tan, xốp mềm và thấm đượm vị ngọt tự nhiên của tôm, hòa cùng hương thơm nồng ấm của hạt tiêu xay nhuyễn. Có 2 cách để chế biến bánh phồng tôm Lạc Hòa, đó là chiên hoặc nướng, mỗi cách đều có vị ngon riêng, tùy theo sở thích của người dùng.

Gia đình bà Lý Hán Kiêu (62 tuổi), ở ấp Lền Buối, xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu có nghề làm bánh phồng tôm từ rất lâu. Bà kể, nghề này của gia đình bà đã có trên 60 năm, từ xưa bà nội của bà đã làm lúc còn trẻ, sau này truyền lại cho con, cho cháu. Đến nay, bà Lý Hán Kiêu đã làm món bánh phồng tôm truyền thống này được trên 40 năm. Theo chia sẻ của bà Kiêu, nghề làm bánh phồng tôm truyền thống bằng thủ công rất vất vả, đòi hỏi sự cần cù, tỉ mỉ, từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến sơ chế, chế biến ra sản phẩm đều phải đảm bảo tươi ngon, an toàn, giữ được trọn vẹn hương vị truyền thống từ xưa đến nay.

Bà Lý Hán Kiêu - ấp Lền Buối, xã Lạc Hòa cho biết: Làm bánh phồng tôm bằng thủ công thì cực nhưng mà rất là vui, vì sản phẩm của mình được khách hàng thích nên gia đình cố gắng làm. Trong khâu chế biến thì chú trọng tép tươi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sạch sẽ, để đem đến những sản phẩm chất lượng. Nghề này cũng làm cho gia đình vui, vì giữ được cái nghề truyền thống của gia đình và mang đến cho khách hàng cái hương vị của quê hương mình.

Bánh phồng tôm Lạc Hòa được làm thủ công 100%, từ khâu chọn nguyên liệu đến sơ chế, chế biến
Bánh phồng tôm Lạc Hòa được làm thủ công 100%, từ khâu chọn nguyên liệu đến sơ chế, chế biến

Không chỉ có sự tỉ mỉ, cần cù, mà để làm ra những chiếc bánh phồng tôm thơm ngon nức mũi, trên tất cả, đó chính là lòng yêu nghề. Những chiếc bánh làm ra tuy nhỏ bé, nhưng đó là tâm huyết của người thợ bánh, đã dùng tâm tư của mình để chăm chút cho những chiếc bánh ngon đến với người sử dụng. Giúp cho khách hàng có được những món quà tặng ý nghĩa gửi đến những người thân yêu, mang hương vị quê nhà ấm đượm trong từng miếng bánh.

Bà Thái Thị Mí - ấp Lền Buối, xã Lạc Hòa, năm nay đã ngoài 70 tuổi và bà đã có trên 40 năm làm bánh phồng tôm. Bà cho biết, sau khi về làm dâu, bà đã được mẹ chồng truyền lại nghề này và gắn bó cho đến tận hôm nay. Hiện tại, bà Mí vẫn duy trì nghề làm bánh phồng tôm bằng thủ công cùng với người con trai út và con dâu của bà.

Để sản xuất được những chiếc bánh phồng tôm thì không hề đơn giản, phải trải qua rất nhiều khâu hoàn toàn bằng thủ công, như tôm nguyên liệu phải chọn các loại tép tự nhiên (như tép bạc, tép đất), lột vỏ, bỏ hết các chỉ đen trên lưng, rửa thật sạch, sau đó là xay bằng cối đá, nhồi cùng với gia vị và cán bánh. Đây cũng là khâu quan trọng, đòi hỏi sự khéo léo của người làm bánh, độ dày mỏng của bánh cũng quyết định phần nhiều đến độ ngon của bánh. Đến khâu luộc bánh và phơi bánh, cắt bánh... cũng mất rất nhiều công sức.

Khó khăn, vất vả là thế, nhưng nghĩ đến việc nếu như sau này nghề làm bánh phồng tôm thủ công truyền thống của địa phương và gia đình dần không có người nối tiếp, thì những người thợ làm bánh thủ công như bà Kiêu, bà Mí lại không đành lòng, vẫn tiếp tục bám trụ với nghề như một cái duyên. Chính lòng yêu nghề đã thôi thúc, cho họ quyết tâm để gắn bó với nghề như là cách để tuổi già được sống vui, tinh thần lạc quan, phấn khởi.

Bà Thái Thị Mí chia sẻ: Hồi xưa thì gia đình chỉ làm ít thôi, bây giờ càng làm thì người quen cứ gọi đặt hàng mỗi người, dịp Tết Nguyên đán thì gia đình mới làm nhiều hơn ngày thường một chút. Giờ già rồi nên làm cũng mệt lắm, nhưng bà cũng cố gắng làm cùng con cháu, giữ gìn được nghề truyền thống này bà thấy rất vui, bởi vì bà đã làm mấy chục năm rồi, cũng gắn bó, yêu nghề nên bà làm tới nay. Làm ra sản phẩm mà được khách hàng yêu thích thì gia đình cũng mừng, đây cũng là động lực giúp bà gìn giữ được nghề truyền thống này của gia đình.

Dù thời gian trôi qua, nghề làm bánh phồng tôm vẫn giữ được vị thế và sức hút đặc biệt trong lòng người dân. Những người làm bánh không ngừng nỗ lực, không chỉ để duy trì nghề mà còn để tôn vinh và phát triển hương vị đặc trưng của quê hương Lạc Hòa. Đồng thời, những chiếc bánh phồng tôm cũng là cầu nối kết nối con người, làm cho bữa ăn trở nên ấm áp và ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Hoàng Yến

Tin liên quan

“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

LNV - Ít ai biết rằng, cái tên “vũ nữ chân dài” lại là mỹ từ mà người dân miền Tây dùng để gọi khô nhái – một món nhậu có sức hấp dẫn lạ kỳ, sẵn sàng “hạ gục” bất cứ ai từng có cơ hội thưởng thức.
Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

LNV - Trong những món bánh đặc sản Hội An (Quảng Nam), bánh phu thê luôn là tên bánh tuy dân dã nhưng có sức thu hút lớn với những du khách khi đặt chân đến phố cổ.
Giò - chả - nem chua Yên Lã nổi tiếng vùng Kinh Bắc

Giò - chả - nem chua Yên Lã nổi tiếng vùng Kinh Bắc

LNV - Nhắc tới Bắc Ninh, không thể không kể đến món Giò - chả - nem chua Yên Lã của phường Tân Hồng, thành phố Từ Sơn, một món ăn thường xuyên xuất hiện trong những bữa ăn của người dân, nhất là vào những dịp lễ Tết.

Tin mới hơn

Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi

Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi

LNV - Hội An là vùng đất xinh đẹp, nổi tiếng với khu phố cổ trầm mặc và những làng nghề truyền thống có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Nép mình bên con sông Thu Bồn thơ mộng, Làng gốm Thanh Hà là nơi giữ nghề gốm truyền thống trong suốt 500 năm lịch sử.
Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam

Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam

LNV - Sau khi được UBND tỉnh Bình Định có Quyết định công nhận Làng nghề trồng hoa Gia An Nam, thôn Gia An Nam, xã Hoài Châu Bắc, UBND thị xã Hoài Nhơn có tờ trình UBND tỉnh Bình Định và Sở Nông nghiệp và PTNT cho chủ trương lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang

LNV - Do điều kiện lịch sử hình thành, Kiên Giang là nơi hội tụ của dân di cư đến từ mọi miền đất nước. Một số nghề thủ công cũng theo chân họ đến vùng này. Khi du nhập vào Kiên Giang, sản phẩm của mỗi làng nghề mang nét văn hóa đặc trưng của vùng.
Trăm năm kể chuyện nghề rèn

Trăm năm kể chuyện nghề rèn

LNV - Trong căn nhà nhỏ ngái nồng mùi khói bếp, ông Sùng Seo Nhà (74 tuổi) một trong những cao niên còn bám trụ với nghề rèn nở nụ cười móm mém đón chúng tôi ghé thăm trong một buổi chiều lất phất mưa. Giọng kể bằng tiếng phổ thông lơ lớ vẫn đủ để chúng tôi hiểu nghề rèn đến với Bản Phố “duyên nợ” như thế nào và ai là người đầu tiên có công đưa nghề rèn về với bản làng.
Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt

Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt

LNV - Với niềm đam mê đặc biệt với ẩm thực, nghệ nhân Lưu Huỳnh Châu đã mang nhiều món ăn đặc trưng của người Việt giới thiệu tới thực khách quốc tế, tích cực dạy nghề cho thế hệ trẻ. Góp phần giữ gìn và phát huy tinh hoa ẩm thực truyền thống Việt trong cuộc sống hiện đại.
Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững

Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững

LNV - Làng nghề chè Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội) nổi tiếng với thương hiệu chè búp khô chất lượng cao. Được nâng cấp công nghệ và mở rộng thị trường, chè Ba Trại không chỉ giữ vững danh tiếng mà còn kết hợp du lịch, mang lại giá trị bền vững cho cộng đồng địa phương.

Tin khác

Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ

Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ

LNV – Với đôi bàn tay khéo léo, cây gai đã trở thành những sản phẩm thủ công có tính ứng dụng cao, góp phần thể hiện nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thổ ở xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

OVN - Nhắc đến bún, phở khô ngon, không thể không nhắc đến đặc sản bún, phở khô được làm ra từ làng nghề nổi tiếng ở xã Minh Khai, huyện Hoài Đức.
Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề

Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề

LNV - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản yêu cầu UBND các huyện, thị xã có các làng nghề được lựa chọn đầu tư hỗ trợ phát triển giai đoạn 2023-2025, kịp thời báo cáo UBND tỉnh về kết quả triển khai thực hiện và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp sẽ tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp sẽ tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

LNV - Tiếp nối thành công của Hội chợ Làng nghề Việt Nam những năm trước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổ chức Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024.
Nghề chằm nón lá

Nghề chằm nón lá

LNV - Có nhiều câu hỏi về nguồn gốc của chiếc nón đan bằng lá đơn sơ ấy có lịch sử từ khi nào? Tổ nghề là ai? Những câu hỏi này đến nay vẫn không ai trả lời được. Nhiều tài liệu cho rằng chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ 13, đời nhà Trần. Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 – 3000 năm về trước.
Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch

Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch

LNV - Hiện cả nước có 5.400 làng nghề và làng có nghề trong đó có khoảng 2.000 làng nghề truyền thống với lợi thế văn hóa, lịch sử và sản phẩm, rất thuận tiện để xây dựng các chương trình du lịch kết hợp.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre

LNV - Các làng nghề truyền thống Bến Tre không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế cho địa phương mà còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc
Hội tụ tinh hoa làng nghề tại “Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 – 2024”

Hội tụ tinh hoa làng nghề tại “Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 – 2024”

LNV - Không gian trưng bày tôn vinh sản phẩm của các làng nghề truyền thống; tôn vinh sản phẩm đạt giải tại Hội thi Thủ công mỹ nghệ của TP.Hà Nội sẽ được diễn ra tại Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024 từ ngày 3 đến 6-10 tại Hà Nội. Thông tin này được nêu ra tại cuộc họp báo do Bộ NN-PTNT và Sở NN-PTNT TP Hà Nội tổ chức vào sáng 20-9 tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

LNV - Các làng nghề ở Hải Dương không chỉ tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân khu vực nông thôn mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đặc sắc ở mỗi địa phương.
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

LNV - Ông Hồ Trọng Lập (60 tuổi), ở thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định là một trong 63 gương mặt nông dân tiêu biểu của cả nước vinh dự được bình chọn là “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024”.
Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

LNV - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn yêu cầu mỗi địa phương phải có tối thiểu một sản phẩm chủ lực thực hiện mô hình liên kết chuỗi; các địa phương triển khai thực hiện mô hình thương mại điện tử gắn với làng nghề, sản phẩm làng nghề.
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống

Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống

LNV - Phát triển làng nghề gắn với du lịch là hướng đi nhiều triển vọng, mang lại lợi ích kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời, gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh đã hình thành nhiều tour du lịch trải nghiệm tại các làng nghề.
Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu

Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu

LNV - Những giải pháp thiết thực trong phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp đã và đang giúp nhiều nông dân tỉnh Phú Thọ phát triển thành công nhiều sản phẩm thế mạnh, cho giá trị vượt trội, một trong số đó là hồng không hạt.
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)

Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)

LNV - Những ngày qua, do ảnh hưởng của Cơn bão lịch sử (Bão Yagi), mưa lớn xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh miền Bắc, nước lũ sông Hồng dâng cao khiến hàng chục ha trồng đào, quất tại làng Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội bị hư hỏng do úng nước
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Tuy Phước được triển khai lồng ghép với các tiêu chí giảm nghèo bền vững, dạy nghề và tạo việc làm, góp phần thúc đẩy thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo đa chiều, bền vững trong xây dựng nông thôn
Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới

LNV - Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có 6/13 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM); 109/148 xã đạt chuẩn NTM (73,6%).
Người nông dân Chăm HRoi của tỉnh Phú Yên được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

Người nông dân Chăm HRoi của tỉnh Phú Yên được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

LNV - Nông dân La Mo Nõn (SN 1982), người dân tộc Chăm HRoi ở thôn Suối Mây, xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên là một trong 63 nông dân trên cả nước được vinh danh là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024.
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc sản địa phương, huyện Vĩnh Thạnh phát triển và nâng cấp nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.
Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi

Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi

LNV - Hội An là vùng đất xinh đẹp, nổi tiếng với khu phố cổ trầm mặc và những làng nghề truyền thống có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Nép mình bên con sông Thu Bồn thơ mộng, Làng gốm Thanh Hà là nơi giữ nghề gốm truyền thống trong suốt 500 năm lịch sử.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động