Đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống Làng nghề và kinh tế nông thôn
Từ nhiều năm trước đây, vấn đề phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn (thường gọi là “Tam nông”) đã được ghi vào nhiều nghị quyết và được triển khai với nhiều biện pháp mạnh mẽ. Đại hội X của Đảng (tháng 4/2006) đã nhấn mạnh: "Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng”. Hội nghị lần thứ bảy Trung ương khóa X đã ra Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 5/8/2008 chuyên về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó khẳng định: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước".
Để thực hiện Nghị quyết 26, từ năm 2010, Chính phủ đã đề ra Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới. Đến nay, việc thực hiện Chương trình đã đạt được những kết quả quan trọng. Bộ mặt nông thôn có bước khởi sắc, từng bước gắn phát triển nông thôn với cơ cấu lại và đổi mới mô hình tăng trưởng ngành nông nghiệp, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Đến tháng 6//2020, cả nước đã có 5.177 xã (58,2%) đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 8,2% so với mục tiêu đã đề ra cho năm 2020; 09 tỉnh/thành phố có 100% số xã đạt chuẩn; 127/664 đơn vị cấp huyện thuộc 45 tỉnh/thành phố được công nhận đạt chuẩn và 02 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai) được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Việc thực hiện Chương trình đã thực sự thành một phong trào phát triển rộng khắp, liên tục; Ngày càng có thêm nhiều xã đạt chuẩn ở mức cao hơn. Đến nay (5/2021), đã có 5.248 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 168 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 9 xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu, việc thực hiện Chương trình này thời gian qua còn một số yếu kém, đó là: (i) Một số địa phương chưa thực sự quan tâm tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, chưa chú trọng đến phát triển kinh tế nông thôn; (ii) Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, thu mua, tiêu thụ nông sản còn chưa đồng bộ; (iii) Áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; (iv) Ở một số địa phương, vai trò chủ thể của cộng đồng cư dân nông thôn chưa thực sự được đề cao; (v) Các yếu tố văn hóa dân tộc, truyền thống văn hóa vùng, miền chưa được coi trọng bảo tồn và phát huy.
Vì vậy, khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, công cuộc xây dựng nông thôn cần có tư duy mới với những nội dung mới như Đại hội XIII đã đề ra. Được biết, ngày 26/3/2021, Ban Bí thư đã ra Quyết định số 02-QĐ/TW về việc thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26 và xây dựng nghị quyết thay thế. Thông tin này càng cho thấy ý nghĩa quan trọng của nông thôn đối với sự phát triển của đất nước ta trong thời gian tới.
Từ thực tiễn, có thể thấy đang có những yêu cầu mới trong công cuộc xây dựng nông thôn nước ta. Đó là: (i) Sự phát triển của bản thân các ngành kinh tế trong nông thôn cần có những đổi mới căn cơ hơn trong sản xuất kinh doanh, từ mô hình tăng trưởng đến cơ cấu kinh tế; (ii) Về thị trường: Thị trường trong nước với 98 triệu dân đang có những yếu cầu mới cao hơn. Trong toàn cầu hóa ngày nay, thị trường ngoài nước cũng có những yêu cầu cao hơn; (iii) Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đang tạo ra những công nghệ, kỹ thuật hiện đại thúc đẩy nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, nghề cũng như toàn bộ nền kinh tế; (iv) Đại dịch Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp, cũng đòi hỏi cách làm mới để thực hiện mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa phòng chống dịch có hiệu quả.
Yêu cầu đối với Làng nghề
Những yêu cầu mới ấy đang đòi hỏi tư duy mới, nội dung và cách thực hiện mới trong phát triển kinh tế nông thôn như Đại hội XIII đã chủ trương. Làng nghề chúng ta cũng đang đứng trước những yêu cầu mới đòi hỏi làng nghề những chuyển biến thích ứng. Từ thực tiễn, xin nêu lên một số nội dung tóm tắt như sau.
Trước hết là về mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn đổi mới, chuyển mạnh sang mô hình tăng trưởng dựa trên cơ sở tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, đồng thời chuyển đổi cơ cấu các ngành, các thành phần, các loại hình doanh nghiệp và thực hiện sự liên kết giữa các loại hình ấy. Kinh tế nông thôn cũng phải tập trung nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh chế biến sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng. Việc ứng dụng rộng rãi công nghệ 4.0 sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất lớn trong thực hiện các mục tiêu nói trên.
Trong các làng nghề, cũng cần đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển mạnh sang sản xuất kinh doanh với năng suất, chất lượng cao hơn. Theo xu thế cách mạng công nghiệp 4.0, các làng nghề có thể ứng dụng công nghệ số vào thiết kế mẫu mã sản phẩm; Trong phát triển, liên kết chuỗi giá trị; Ứng dụng công cụ trí tuệ nhân tạo, công nghệ số trong một số khâu sản xuất sản phẩm thủ công; Ứng dụng công nghệ số trong quảng cáo, thương mại điện tử…
Hai là, phát huy những giá trị của văn hóa của nông thôn. Trong xây dựng kinh tế nông thôn, bản sắc văn hoá dân tộc phải được bảo tồn và phát huy, nâng lên một tầm cao mới thích ứng với sự phát triển của đất nước, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại. Văn hóa phải thực sự là nền tảng tinh thần của nông thôn mới: Tinh thần đoàn kết, hòa hợp, khoan dung, là ý chí vươn lên khắc phục khó khăn, là tinh thần hiếu học, tôn trọng hiền tài, cung cách ứng xử văn hóa trong sản xuất kinh doanh, từ trong đời sống xã hội, làng xã cho đến gìn giữ nếp nhà của mỗi gia đình, dòng họ, v.v…
Làng nghề nước ta, nhất là làng nghề truyền thống là một kho báu, một bảo tàng về di sản văn hóa truyền thống, không chỉ mang đặc sắc của dân tộc mà còn mang đặc sắc của từng vùng, miền, thậm chí của từng nghệ nhân. Kết tinh trong không gian tồn tại của mỗi làng nghề truyền thống là văn hóa sản xuất, văn hóa tinh thần, là nếp ăn, nếp ở, phong tục tập quán... Do đó, mỗi làng nghề là một không gian văn hóa giàu bản sắc, cũng là một bức tranh thu nhỏ về văn hóa làng Việt. Nhiều làng nghề còn gắn với danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử các vị tổ nghề. Thế mạnh này cần được phát huy, góp sức bảo tồn, chấn hưng văn hóa trong kinh tế nông thôn.
Ba là, về cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp vẫn là chủ yếu, phải trở thành nền sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái. Cùng với nông nghiệp là công nghiệp, nhất là tiểu thủ công chế biến sản phẩm nống, lâm, thủy sản; Là các ngành dịch vụ. Trong nông thôn, đang có các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Điểm mới ở đây là sự gắn kết giữa các ngành sản xuất và dịch vụ (thường gọi là sự liên kết giữa các “nhà”: Nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà băng – ngân hàng), đồng thời hình thành các chuỗi giá trị nhằm nâng cao giá trị hàng hóa nông sản và mở rộng thị trường.
Là một bộ phận quan trọng trong kinh tế nông thôn, làng nghề đang sản xuất nhiều mặt hàng thủ công phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tiềm năng còn rất lớn. Nhiều sản phẩm làng nghề đã là sản phẩm có giá trị mỹ thuật, kỹ thuật cao, được công nhận là di sản văn hóa; Nghề thủ công đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoa phi vật thể. Theo xu hướng chung của xã hội hiện đại, nghề thủ công đang được ca ngợi vì tài năng sáng tạo vô tận của nghệ nhân; Đồng thời làng nghề đang là nơi thu hút khách tham quan trong tìm hiểu, trải nghiệm, mở ra triển vọng lớn trong du lịch làng nghề.
Bốn là, về môi trường: Bảo vệ môi trường sinh thái là một nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Phải khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường, cải tạo cảnh quan môi trường, phát triển các mô hình thôn, xóm xanh, sạch, đẹp. Đặc biệt quan tâm những nhiệm vụ cụ thể như: Bảo đảm nước sinh hoạt, xử lý nước thải, phân loại và xử lý rác, chất thải rắn. Đẩy mạnh xử lý môi trường ở những nơi gây ô nhiễm nghiêm trọng (làng nghề, bãi tập trung chôn lấp, xử lý rác, nước thải...)
Làng nghề chúng ta cũng cần tiếp tục thực hiện những biện pháp cụ thể để xử lý trước hết ở những làng nghề ô nhiễm nặng về không khí, về nước, chất thải đang gây ra nhiều bệnh tật, làm giảm tuổi thọ của cư dân làng nghề. Cần bảo vệ môi trường ngay từ mỗi hộ gia đình, khơi thông cống rãnh, xử lý chất thải trong làng, thực hiện việc di chuyển cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ các hộ ra các khu, cụm công nghiệp, v.v…để xử lý ô nhiễm một cách cơ bản hơn.
Tóm lại, qua những nội dung trên đây - những yêu cầu đang được đặt ra cho kinh tế nông thôn mà việc phát triển gắn liền với xây dựng nông thôn mới, có thể hình dung bộ mặt mới của nông thôn. Đó là (i) một nông thôn phát triển về kinh tế, có cơ cấu hợp lý với các ngành, nghề, các trang trại, doanh nghiệp, hộ kinh doanh; Những cơ sở sản xuất kinh doanh này đang tích cực ứng dụng công nghệ 4.0 và ngày càng lớn mạnh, tạo nên bước phát triển mới về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của kinh tế và môi trường xanh, sạch, đẹp của nông thôn, hình thành “một miền quê đáng sống”; (ii) Một nông thôn mà cư dân là chủ thể, có đủ các quyền trong xây dựng và giám sát việc thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan nghĩa vụ và lợi ích chính đáng của mình; Trong phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất kinh doanh; Trong tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; Trong xây dựng và gìn giữ đời sống văn hoá, môi trường. Cư dân nông thôn được hưởng cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc; Tầng lớp trung lưu phát triển, khoảng cách giàu nghèo trong nông thôn dược thu hẹp..
Phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới là một vấn đề mới, có nội dung rất rộng, bài viết này mới gợi lên một số ý kiến ban đầu. Làng nghề chúng ta bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của cư dân làng nghề sẽ là những đóng góp quan trọng trong phát triển
kinh tế nông thôn.
CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam
09:15 | 13/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 | 09/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại
09:08 | 15/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Những yếu tố sống còn của làng nghề
14:31 | 10/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 | 04/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng
10:03 | 21/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống
09:45 | 13/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam
15:44 | 06/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị
11:40 | 01/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề
21:08 | 20/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề
19:28 | 13/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại
10:05 Văn hóa - Xã hội

Các loại gia vị tốt cho người mắc viêm phổi
09:57 Sức khỏe làm đẹp

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực
09:56 Nông thôn mới

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản
09:54 Khuyến nông