Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Trở lại thị trường trong nước, điều này cũng không khá gì hơn. Phần lớn các sản phẩm làng nghề vẫn được sản xuất theo hình thức mẫu mã sản phẩm cổ truyền như tranh tứ linh, tranh tứ quý (khảm trai, sơn mài), hạc đồng, đỉnh đồng, chuông đồng (đúc đồng), sập gụ, tủ thờ, hoành phi, câu đối (mộc mỹ nghệ, chạm khắc gỗ), chụp đèn, bàn ghế (mây tre đan)… Một số sản phẩm cũng được cải tiến cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, tuy nhiên nhìn chung hình thức, mẫu mã của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề còn chậm cải tiến, đối mới, đột phá để theo kịp với sự phát triển đa dạng của kinh tế thị trường. Với bao bì đóng gói thì có nhiều hạn chế, nhiều bao bì không đẹp, không bắt mắt, không có tính ứng dụng cao nên không đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội ngày càng nhiều mẫu mã sáng tạo, độc đáo. |
Để có một mẫu mã đẹp cho sản phẩm và bao bì thủ công mỹ nghệ không phải là chuyện của ngày một, ngày hai mà là một quá trình tìm kiếm, chắt lọc và sáng tạo. Có những nghệ nhân cả đời làm nghề chỉ tạo ra được một vài mẫu có giá trị, hay còn được gọi là để đời. Có nhiều nghệ nhân suốt đời làm nghề, kinh nghiệm và kỹ thuật tinh xảo có thừa song lại không có khả năng sáng tạo. Bởi vậy, để có một mẫu mã sản phẩm mới, bao bì mới, đòi hỏi người nghệ nhân không chỉ khéo léo về kỹ thuật, kỹ xảo, nắm vững được đặc tính của chất liệu chế tác mà còn đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo và tâm hồn nghệ sỹ của nghệ nhân thủ công mỹ nghệ.
Hiện nay có một thực tế, ở các làng nghề số lượng nghệ nhân tài hoa, hiểu sâu về kỹ thuật, kỹ xảo nghề truyền thống không có nhiều. Lớp nghệ nhân cao tuổi thì sức yếu, hạn chế về khả năng nắm bắt thị hiếu, thị trường, trong tiềm thức luôn lệ thuộc vào các mẫu mã truyền thống. Còn những người trẻ được học hành bài bản, có sự năng động, nhạy bén nhưng lại chưa có nhiều kỹ năng, kỹ xảo với nghề, hạn chế hiểu biết những chuẩn mực về giá trị truyền thống, thích chạy theo sự tân kỳ, bắt chước, sao chép mẫu sẵn có và cải biên chút ít để… làm mới. Đấy cũng là sự hạn chế nhất định cho phát triển mẫu mã sản phẩm và bao bì, kiểu dáng thiết kế của sản phẩm thủ công mỹ nghệ hiện nay.
Một lý do quan trọng nữa cắt nghĩa sự chậm phát triển của mẫu mã sản phẩm và bao bì thiết kế kiểu dáng sản phẩm thủ công mỹ nghề Việt Nam là hầu hết các cơ sở sản xuất làng nghề đều ở quy mô nhỏ lẻ (hộ gia đình), năng lực về vốn, mặt bằng và cơ sở vật chất hạn chế nên không thể đầu tư chiều sâu cho việc thiết kế mẫu mã mới.
Nhiều ý kiến cho rằng, muốn sản phẩm thủ công mỹ nghệ phát triển mạnh mẽ hơn nữa phải “bật” được khỏi tư duy truyền thống thì mới tiếp tận được sâu với thị trường. Đó là một quan điểm song có lẽ chỉ ở một khía cạnh. Nói như vậy để cho thấy tinh hoa văn hóa Việt là một yếu tố quan trọng trong khai thác chất liệu để tạo nên những mẫu mã, kiểu dáng thiết kế mới cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ phù hợp với nhu cầu của thị trường. Hay nói khác đi, tính truyền thống cần được phát huy những điểm thế mạnh thay vì bảo thủ, cố hữu giữ rịt những mẫu mã truyền thống không còn phù hợp với thị trường.
Để những vấn đề đặt ra ở trên trở thành thực tế, nhất thiết phải có sự bắt tay của hai “nhà”: nhà thiết kế và nhà sản xuất.
Với nhà thiết kế, cần có sự thực tế của nhà sản xuất để mẫu mã sản phẩm, mẫu mã bao bì vẫn mang được bản sắc dân tộc, hơi thở của vùng miền; vẫn tận dụng được tinh hoa công nghệ truyền thống, vừa có thể áp dụng công nghệ mới; dễ tổ chức sản xuất, đáp ứng được yêu cầu về số lượng lớn cho cả tiêu thụ trong nước và quốc tế, đồng thời phù hợp văn hóa, tập quán của vùng miền hay từng quốc gia tiêu thụ sản phẩm; kích thước, chất lượng, nguyên vật liệu và giá thành thành phẩm cần phù hợp với đối tượng khách hàng; sản phẩm vừa là mỹ thuật đơn thuần, vừa có thể là sản phẩm mỹ thuật ứng dụng…
Đối với nhà sản xuất, để nhà thiết kế đủ dữ kiện và thăng hoa sáng tạo, phải có sự chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ tối đa. Bên cạnh đó, ở mỗi bước trong quá trình sáng tạo, cả nhà thiết kế và nhà sản xuất phải liên tục bàn bạc, đánh giá để đưa ra những lựa chọn tối ưu nhất, chuẩn bị cho bước kế tiếp. Thậm chí, nhà sản xuất còn phải đem những gì đã phác thảo được thăm dò trước thị trường để đánh giá tiềm năng tương lai của sản phẩm có thiết kế, mẫu mã mới.
Với mục đích góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ, giá trị kinh tế cho hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương) đã tạo điều kiện để Trung tâm Khoa học và Công nghệ Phát triển làng nghề (Hiệp hội Làng nghề Việt Nam) phối hợp với Sở Công thương tỉnh Hải Dương tổ chức thành công Hội thảo “Tư vấn nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã bao bì và đóng gói sản phẩm thủ công mỹ nghệ tăng sức cạnh tranh thị trường trong nước và xuất khẩu”.
TS. Nguyễn Như Chinh,
Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Tin liên quan
Thanh trì (Hà Nội): Triển lãm sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:49 | 30/05/2024 Tin tức
Ninh Thuận tập trung phát triển sản phẩm OCOP
10:50 | 05/10/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Phú Sơn duy trì danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố
13:46 Tin tức
Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp sáng tạo, làng nghề của Phụ nữ Thủ đô và Vùng Đồng bằng sông Hồng
11:01 Tin tức
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 Làng nghề, nghệ nhân
Khen thưởng nghệ nhân, thợ lành nghề có nhiều đóng góp trùng tu điện Thái Hòa
11:01 Tin tức
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 Nghiên cứu trao đổi