Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
Năm 1948, trong kháng chiến chống Pháp, ông Tuy – quê ở Ba Đồn (Quảng Bình) – bị thương nặng tại mặt trận Quảng Trị và được đưa ra xã Đồng Văn để an dưỡng. Trong thời gian này, ông ở tại nhà bà Phan Thị Thiết ở xóm Tiên Kiều và nên duyên cùng con gái bà. Mang trong mình tình yêu nghề và nỗi nhớ quê hương, ông đã trở về quê lấy khung làm nón rồi mang ra Đồng Văn truyền dạy cho gia đình và bà con lối xóm. Cũng từ đây, nghề làm nón bén rễ tại mảnh đất chưa từng biết đến công việc này, phát triển mạnh mẽ và trở thành nguồn sống cho cả xã.
![]() |
Cựu binh Trần Văn Tuy là “ông tổ” nghề nón ở xã Đồng Văn. |
Theo ông Trần Văn Sinh – con trai ông Tuy, thời điểm đó, cả làng chong đèn thâu đêm làm nón, người truyền người, nhà nhà học nghề. Sáng sớm, phụ nữ gánh nón đi bán ở các chợ gần xa như chợ Lường, chợ Rạng, chợ Dùng. Cứ thế, nón lá Đồng Văn dần khẳng định được vị trí và trở thành biểu tượng của sự cần cù, khéo léo và đoàn kết.
Cụ Trần Đình Mạnh (95 tuổi) – người chứng kiến những ngày đầu lập nghề – kể lại: “Lúc đầu ai cũng bỡ ngỡ, nhưng nhờ ông Tuy chỉ bảo tận tình mà dân làng ai cũng học được. Đặc biệt sau ngày đất nước giải phóng, nghề nón càng phát triển rực rỡ. Chúng tôi làm nón để có tiền nuôi con, dựng nhà, mua sắm vật dụng sinh hoạt”.
Bà Lê Thị Bính – người gắn bó với nghề suốt 50 năm – cho biết, để làm ra một chiếc nón hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ như chẻ vành, xâu lá, chằm, nức chân, quang dầu… Mỗi chiếc nón ngày đó bán được 5–7 hào, đủ để đổi lấy thịt cá, nuôi con ăn học.
![]() |
Ông Trần Văn Sinh (con trai cụ Tuy) lần giở lại những tài liệu về cha. |
Tuy nhiên, nghề nón Đồng Văn hiện đang đối mặt với nguy cơ mai một. Nguyên liệu hiếm, thu nhập thấp, cộng thêm sự thay thế của các loại mũ công nghiệp khiến nhiều người bỏ nghề. Hiện tại, chỉ còn một số ít người – chủ yếu lớn tuổi – giữ nghề như một cách gìn giữ ký ức, giữ cái tình với truyền thống. “Tôi vẫn làm vì nhiều người còn đặt hàng, và cũng bởi nghề này đã gắn bó cả đời tôi, là món nợ ân tình với ông Tuy và với quê hương” – bà Bính chia sẻ.
Dẫu trải qua bao thăng trầm, hình ảnh người cựu chiến binh Trần Văn Tuy vẫn sống mãi trong lòng người dân Đồng Văn như một biểu tượng của sự hy sinh thầm lặng, của tình yêu nghề, yêu quê hương sâu đậm. Chính ông đã thắp lên ngọn lửa nghề truyền thống, để lại di sản quý giá không chỉ về kinh tế mà còn về văn hóa cho mảnh đất này.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức
Tin khác

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang
09:52 | 30/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đại hội Đại biểu Hội Kỷ lục gia Việt Nam nhiệm kỳ III (2025–2030): Đoàn kết - Sáng tạo - Thống nhất hành động
18:46 Tin tức

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
16:15 Nông thôn mới

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 Tin tức

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam
16:13 Tin tức