Hà Nội: 35°C Hà Nội
Đà Nẵng: 37°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 36°C Thừa Thiên Huế

Từ thực hiện “Tháng Công nhân”, kiến nghị về “Ngày Làng nghề Việt Nam”

LNV - Từ năm 2012, Ban Chấp hành trung ương Đảng đã ra Thông báo số 77-TB/TW ngày 24/2/2012 do đồng chí Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư ký về kết luận của Ban Bí thư chủ trương lấy tháng 5 hàng năm là “Tháng Công nhân”. Bài viết này bàn về tổ chức ngày này tại các làng nghề, qua đó nêu một số kiến nghị về tổ chức “Ngày Làng nghề Việt Nam”.
Tháng Công nhân năm 2021: “Đoàn kết, sáng tạo, vượt khó, phát triển”

Theo thông báo ngày 24/2/2012 nêu trên, Ban Bí thư cơ bản nhất trí nội dung đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hoạt động trong "Tháng Công nhân", với mục tiêu chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp; Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp quan tâm xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hoá đất nước.

Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Kỷ niệm 135 năm ngày Quốc tế Lao động 1-5, cũng là kỷ niệm 75 năm ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức trọng thể tại Hà Nội, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất chủ đề của Tháng Công nhân 2021 là “Đoàn kết, sáng tạo, vượt khó, phát triển”, chỉ đạo các cấp công đoàn tiếp tục tổ chức các hoạt động đang phát huy hiệu quả, được đông đảo đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động đón nhận, được các cấp ủy đảng, chính quyền, người sử dụng lao động quan tâm, ủng hộ. Đồng thời, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tập trung thực hiện bốn hoạt động trọng tâm gồm: Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển”; Chương trình “Đoàn kết, sáng tạo, vượt khó, phát triển”; “Lắng nghe - Thấu hiểu - Chia sẻ” với đoàn viên, người lao động; Tổ chức các hoạt động “Cảm ơn người lao động”; Tổ chức tuyên dương đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động “Đoàn kết, sáng tạo, vượt khó, phát triển”. Mỗi chương trình, hoạt động sẽ có những điểm nhấn mang lại cảm xúc ấm áp và hạnh phúc cho đoàn viên, người lao động (Báo Nhân Dân ngày 26/3/2021).


Các chủ hộ kinh doanh/doanh nhân làng nghề nước ta cần hòa vào phong trào chung, tìm hiểu thêm các chương trình nói trên, vận dụng cụ thể vào từng làng nghề, từng cơ sở sản xuất kinh doanh, với khát vọng phát triển làng nghề lên một tầm cao mói theo Nghị quyết Đại hội XIII. Tại mỗi hộ kinh doanh/doanh nghiệp làng nghề, có thể xây dựng các chương trình cụ thể, như: Chương trình sáng tạo mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm; Chương trình ứng dụng kinh tế số theo Công nghệ 4.0; Chương trình liên kết theo chuỗi giá trị; Chương trình nâng cao năng lực quản trị cho chủ hộ; Chương trình xúc tiến thương mại điện tử; Chương trình bồi dưỡng nghệ nhân, thợ giỏi, Chương trình nâng cao đời sống của người lao động, v.v…


Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chủ tịch về thăm Làng Bát Tràng ngày 20/02/1959


Lấy ngày 20/02 hàng năm là “Ngày Làng nghề Việt Nam”

Ý tưởng có một ngày trong năm là “Ngày Làng nghề Việt Nam” là nguyện vọng thiết tha từ nhiều năm nay của Thường trực Hiệp hội Làng nghề Việt Nam; Bài viết xin góp một số ý kiến để hiện thực hóa nguyện vọng này, chủ yếu là xuất phát từ nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng và có ý nghĩa sâu xa của làng nghề trong công cuộc phát triển đất nước ta.

Hiện nay, làng nghề là một bộ phận quan trọng của kinh tế nông thôn, đã tồn tại tử rất lâu trong lịch sử với sự ra đời của các nghề thủ công, các làng nghề. Cả nước ta hiện có khoảng 5.411 làng nghề với 1.864 làng nghề truyền thống. Có thể tóm tắt vị trí của làng nghề qua bốn nội dung sau đây.


Một là, làng nghề gồm phần lớn là các hộ kinh doanh do tư nhân làm chủ, thể hiện sức dân trong phát triển đất nước và đang còn rất nhiều tiềm năng. Nếu nói kinh tế nông thôn là “bệ đỡ” cho kinh tế cả nước, thì làng nghề chính là một bộ phận quan trọng của kinh tế nông thôn, trước hết là thu nhận và tạo việc làm cho người lao động.

Hai là, mỗi làng nghề truyền thống là một bảo tàng lưu giữ tinh hoa văn hóa dân tộc trong các sản phẩm thủ công, một số đã là di sản vật thể và phi vật thể quốc gia hoặc được UNESCO công nhận; Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ được xuất khẩu tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Ba là, làng nghề góp phần xây dựng nông thôn mới thịnh vượng, cộng đồng dân cư gắn kết, ấm no, hạnh phúc; Tại các làng nghề truyền thống, hầu như không có tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn, an ninh cho làng xóm.

Bốn là, làng nghề có những sản phẩm du lịch đặc sắc, nhất là du lịch văn hóa, tâm linh, với các di tích văn hóa, lễ hội truyền thống, lịch sử các vị Tổ nghề; Là nơi khách du lịch tiếp xúc với các nghệ nhân, tìm hiểu kỹ thuật, công nghệ chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ đang là xu hướng của du khách.

Về một ngày cụ thể trong năm xứng đáng để lấy là Ngày Làng nghề Việt Nam, Thường trực Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã đề xuất ngày 20/2. Đó là vì, theo lịch sử, sáng ngày 20/2/1959, Chủ tịch Hô Chí Minh đã về thăm làng Bát Tràng. Chủ tịch đi thăm khu làng mới, vào thăm một số gia đình, thăm hỏi đời sống và công việc xây dựng nhà ở của các gia đình. Sau đó, Người đi thăm trụ sở HTX Minh Châu, thăm hỏi và tìm hiểu một số công đoạn sản xuất. Người nhắc: Sản xuất ra mặt hàng phải “nhanh, nhiều, tốt, rẻ”; muốn làm được như vậy phải có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, mỗi người làm việc bằng hai để tăng năng suất lao động. Người nhắc nhở xã cần chú ý phát triển đường xá, giao thông, trồng cây để cải tạo môi trường. Cuối cùng, Người nhấn mạnh: “Làng Bát Tràng mới phải làm sao trở thành một trong những làng kiểu mẫu ở nước Việt Nam mới, nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa” (theo “Bát Tràng, làng nghề, làng văn”, Ban Đại diện nhân dân làng Bát Tràng, tr. 478, Nxb Hà Nội, 2013).

Như vậy, lấy ngày 20/2 hàng năm là Ngày Làng nghề Việt Nam sẽ có ý nghĩa và tác dụng về nhiều mặt: (i) khẳng định tầm nhìn của Hồ Chủ tịch đối với nghề gốm sứ - nghề thủ công truyền thống của dân tộc, vì chỉ duy nhất Làng nghề Bát Tràng được Người về thăm; (ii) tăng thêm niềm tự hào của cộng đồng làng nghề, thúc đẩy các làng nghề phát huy tiềm năng vươn lên xứng đáng với vinh dự được Bác quan tâm; (iii) thúc đẩy làng nghề học tập và làm theo những điều Bác nhắc đến như: Tăng năng suất lao động, bảo vệ môi trường, xây dựng làng nghề kiểu mẫu, v.v…(iv) cuối cùng là để nâng cao thêm nhận thức của xã hội về vị trí của làng nghề trong bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, đồng thời nhắc nhở xã hội quan tâm trợ giúp làng nghề phát triển bền vững.

Trên đây là một số ý kiến để cụ thể hóa ý tưởng của Thường trực Hiệp hội Làng nghề Việt Nam về vấn đề này, rất mong Hiệp hội xúc tiến các thủ tục để kiến nghị “Ngày Làng nghề Việt Nam 20/2” sớm trở thành hiện thực, đáp ứng lòng mong mỏi của cộng đồng làng nghề nước ta.

CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam


Tin liên quan

Tin mới hơn

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp

LNV - Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Đồng Tháp, Trường Chính trị tỉnh, Sở Khoa học – Công nghệ và môi trường tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức Hội thảo một số giải pháp về quản lý Nhà nước về các làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Đồng Tháp tỉnh có nhiều nét văn hóa đặc trưng của các làng nghề được du khách quan tâm khám phá, đánh giá cao. Hiện nay, tại Đồng Tháp có 39 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, trong đó có nhiều làng nghề đã trở thành tiêu điểm chú ý gắn với hoạt động du lịch, thu hút du khách.
Luật sử dụng năng lương tiết kiệm hiệu quả và các chính sách tác động đến làng nghề Việt Nam

Luật sử dụng năng lương tiết kiệm hiệu quả và các chính sách tác động đến làng nghề Việt Nam

LNV - Các chính sách và luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả đã giúp làng nghề Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo; giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống, tăng cường sử dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng và đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng; tăng năng suất lao động, giúp giảm thiểu ô nhiễm, tối ưu hóa sử dụng năng lượng và giảm chi phí. Bên cạnh đó có những tác động tiêu cực đến làng nghề như: Thay đổi cách thức sản xuất truyền thống của các làng nghề, có thể mất thị phần và không còn cạnh tranh được trên thị trường; giảm nhu cầu về lao động, việc thay đổi cách sản xuất có thể ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa truyền thống, thay đổi kỹ thuật sản xuất; chi phí đầu tư năng lượng tăng cao, xử lý môi trường.
Xây dựng thương hiệu OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống

Xây dựng thương hiệu OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống

LNV - Sau thời gian thực hiện Chương trình OCOP “Mỗi xã một sản phẩm”, đến nay các địa phương đều lựa chọn phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu sản phẩm theo lợi thế từng vùng nguyên liệu gắn với sản phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng cao, vừa hiện đại vừa truyền thống.
Bảo tồn và phát triển nghề kim hoàn

Bảo tồn và phát triển nghề kim hoàn

LNV - Nghề kim hoàn là một trong những nghề truyền thống lâu đời của Thăng Long - Hà Nội, do người làng Châu Khê (Hải Dương) lên Thăng Long lập nghiệp, tạo phố Hàng Bạc từ thế kỷ XVI. Trải qua 5 thế kỷ, đến nay, phố Hàng Bạc vẫn luôn là trung tâm buôn bán vàng bạc lớn của Thủ đô.
Cần có sáng tạo đột phá cho sản phẩm Làng nghề

Cần có sáng tạo đột phá cho sản phẩm Làng nghề

LNV - Theo số liệu tổng hợp của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, tính đến nay, cả nước có hơn 5.000 làng nghề, tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng với khoảng 1.500 làng, trong đó khoảng 300 làng đã được công nhận là làng nghề truyền thống.
Thực trạng giai cấp nông dân  hiện nay và một số vấn đề đặt ra

Thực trạng giai cấp nông dân hiện nay và một số vấn đề đặt ra

LNV - Để đánh giá về thực trạng chất lượng của giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay, bài viết tập trung phân tích thực trạng về trình độ học vấn, tay nghề; về tính tích cực chính trị; đời sống văn hoá, lối sống của người nông dân.

Tin khác

Nghị quyết 29 TW 6 Khóa XIII  Đột phá vị thế kinh tế tư nhân

Nghị quyết 29 TW 6 Khóa XIII Đột phá vị thế kinh tế tư nhân

LNV - Từ những năm công cuộc Đổi Mới được triển khai đến nay, vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân, trong đó có kinh tế làng nghề luôn là một vấn đề then chốt được đặc biệt quan tâm trong tiến trình xây dựng nền kinh tế thị trường nước ta.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Phát huy vai trò kết nối và hợp tác phát triển sản phẩm

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Phát huy vai trò kết nối và hợp tác phát triển sản phẩm

LNV - Với số lượng “cả nước có 5.411 làng nghề... trong đó có 1.864 làng nghề truyền thống (115 nghề truyền thống) thu hút gần 11 triệu lao động...bao gồm 12 nhóm nghề gốm sứ, mây tre đan, gỗ, đồng, dệt thổ cẩm...Riêng hàng thủ công mỹ nghệ đã có 2000 doanh nghiệp và cơ sở tham gia xuất khẩu đạt kim ngạch tới 2 tỷ USD....
Nghề thủ công và làng nghề ở Việt Nam

Nghề thủ công và làng nghề ở Việt Nam

LNV - Về tầm quan trọng của lý luận cũng như quan hệ giữa lý luận và hoạt động thực tiễn, từ nhiều năm nay, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã có những đúc kết có tính kinh điển; song đối với làng nghề chúng ta ngày nay, đây vẫn là một vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu cấn đi sâu nghiên cứu để có nhận thức sâu sắc hơn và vận dụng hiệu quả hơn trong thực tế.
Làng nghề - Nhìn lại và đi tới…

Làng nghề - Nhìn lại và đi tới…

LNV - Cả nước có trên 5.400 làng nghề và làng có nghề, trong đó có khoảng gần 2.000 làng nghề truyền thống, với 115 nghề truyền thống được công nhận. Làng nghề thu hút gần 10 triệu lao động nông thôn, sản phẩm làng nghề đã xuất khẩu sang 160 quốc gia, vùng lãnh thổ thu về 1,7 tỷ USD/năm.
Bảo tồn và phát huy "di sản văn hoá phi vật thể" làng nghề

Bảo tồn và phát huy "di sản văn hoá phi vật thể" làng nghề

LNV - Nghề thủ công đã được UNESCO công nhận là “Di sản săn hóa phi vật thể”; với nước ta, nghề thủ công là một di sản văn hóa vô cùng quý báu không chỉ của làng nghề mà của cả dân tộc, di sản ấy cần được bảo tồn và phát huy.
Thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ phát triển bền vững  các sản phẩm thủ công và làng nghề Việt Nam

Thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ phát triển bền vững các sản phẩm thủ công và làng nghề Việt Nam

LNV - Vừa qua, Thứ trưởng Trần Thanh Nam có chuyến công tác tại Malmo và một số địa phương lân cận của Thụy Điển, thảo luận phát triển các nghề truyền thống.
Tạp chí xác định được Vị thế nâng Chất lượng - giữ Bản sắc

Tạp chí xác định được Vị thế nâng Chất lượng - giữ Bản sắc

LNV - Từ ngày 22/12/2011, Tạp chí Làng nghề Việt Nam xuất bản số đầu tiên, đến nay đã 11 năm. Trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, Tạp chí trụ được và có nhiều tiến bộ đã là một thành tựu rất đáng ghi nhận, thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ, phóng viên, nhân viên Tòa soạn.
Xây dựng “Hệ giá trị” trong làng nghề

Xây dựng “Hệ giá trị” trong làng nghề

LNV - Xây dựng hệ giá trị quốc gia, chuẩn mực con người Việt Nam là một trong những nội dung trọng tâm, cốt lõi góp phần phát huy sức mạnh của văn hóa, giá trị của con người trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Gỡ ‘nút thắt’ khai thác giá trị làng nghề để phát triển công nghiệp văn hóa

Gỡ ‘nút thắt’ khai thác giá trị làng nghề để phát triển công nghiệp văn hóa

LNV - Làng nghề thủ công mỹ nghệ có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Để ngành thủ công mỹ nghệ phát triển thành một ngành
Xây dựng văn hóa, đạo đức kinh doanh trong làng nghề

Xây dựng văn hóa, đạo đức kinh doanh trong làng nghề

LNV - Từ năm 2004, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg ngày 20/09/2004 lấy ngày 13/10 hằng năm là Ngày Doanh nhân Việt Nam nhằm khẳng định vai trò và trách nhiệm của doanh nhân trong công cuộc phát triển đất nước.
Thực trạng phát triển cụm công nghiệp làng nghề hiện nay

Thực trạng phát triển cụm công nghiệp làng nghề hiện nay

LNV - Cụm Công nghiệp làng nghề (CCNLN) là sự kết hợp giữa tính chất của “cụm công nghiệp” (CCN) và tính “làng” của các làng nghề ở Việt Nam. Đặc điểm của các CCNLN có nhiều nét tương đồng với CCN như vị trí địa lý, ngành nghề và lao động nhưng CCNLN cũng có những đặc thù riêng biệt như tính liên kết và các mối quan hệ thuộc dòng tộc là những đặc điểm khác biệt rõ rệt của các CCNLN.
Xây dựng thương hiệu Làng nghề: Nâng sức cạnh tranh trên trường quốc tế

Xây dựng thương hiệu Làng nghề: Nâng sức cạnh tranh trên trường quốc tế

LNV - Để có thương hiệu phát triển mạnh và định vị chúng.Trước hết, làng nghề Việt Nam cần phải có định hướng chiến lược.Về phía Nhà nước cần có chính sách, thái độ, chiến dịch vận động đối với vấn đề này.
Làng nghề và việc làm ở nông thôn

Làng nghề và việc làm ở nông thôn

LNV - Trong quá trình công nghiệp hóa, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu sang một nước công nghiệp phát triển, tất yếu phải chuyển dịch cơ cấu lao động của nền kinh tế theo hướng tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống; Tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên. Trong quá trình này, làng nghề chúng ta có thể góp một phần quan trọng.
Hải Dương: Phát triển cụm công nghiệp Làng nghề là cần thiết

Hải Dương: Phát triển cụm công nghiệp Làng nghề là cần thiết

LNV - Hải Dương nay, xứ Đông xưa là phên dậu vững chắc ở phía Đông của kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Là địa danh, địa linh nhân kiệt nơi nguồn cội của nhiều tổ nghề, làng nghề truyền thống, cung cấp nguồn nhân lực, vật lực dồi dào trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển cụm liên kết ngành

Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển cụm liên kết ngành

LNV - Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 4.000 Cụm công nghiệp làng nghề (CCNLN), trong đó khu vực Miền Bắc chiếm khoảng 70% . Tổng số cơ sở sản xuất trong các CCNLN là khoảng 40.000, trong đó hơn 80% là các hộ kinh doanh cá thể. Nhiều CCNLN không những chỉ sản xuất những sản phẩm truyền thống, sản phẩm mới mà còn áp dụng các công nghệ sản xuất mới để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, sự phát triển các CCNLN nói chung còn yếu, chưa phát huy được tiềm năng vốn có. Một trong những lý do là vì sự liên kết trong các cụm công nghiệp làng nghề còn nhiều hạn chế.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An: Cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP Ninh Bình

Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An: Cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP Ninh Bình

OVN - Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2023 với chủ đề "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" là cơ hội để các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh quảng bá các sản phẩm OCOP tiêu biểu, đặc trưng tới đông đảo du khách, người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Nhiều sản phẩm OCOP tại Quảng Bình bị "hạ sao"

Nhiều sản phẩm OCOP tại Quảng Bình bị "hạ sao"

OVN - Thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết, hiện có 15 sản phẩm OCOP 3 sao của địa phương bị "hạ sao" do hết hạn công nhận.
Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước tổ chức lễ công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người M'nông.
Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp

LNV - Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Đồng Tháp, Trường Chính trị tỉnh, Sở Khoa học – Công nghệ và môi trường tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức Hội thảo một số giải pháp về quản lý Nhà nước về các làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Đồng Tháp tỉnh có nhiều nét văn hóa đặc trưng của các làng nghề được du khách quan tâm khám phá, đánh giá cao. Hiện nay, tại Đồng Tháp có 39 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, trong đó có nhiều làng nghề đã trở thành tiêu điểm chú ý gắn với hoạt động du lịch, thu hút du khách.
Hà Nội: Đẩy mạnh liên kết quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản, OCOP

Hà Nội: Đẩy mạnh liên kết quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản, OCOP

LNV - Ngày 24/5, tại Trung tâm thương mại Vincom Plaza Long Biên, quận Long Biên (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2023, với quy mô hơn 130 gian hàng và hơn 80 doanh nghiệp, hợp tác xã của Hà Nội và 18 tỉnh, thành phố tham gia.
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động