Trăn trở giữ nghề truyền thống
Sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ tại làng nghề mây tre đan xã Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ).
Đứng trước nhiều thách thức
Xã Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ) cách đây chừng 15 năm là “công xưởng” sản xuất đồ mây tre giang đan của cả nước. Thời điểm đó, người người, nhà nhà làm mây tre giang đan với đa dạng sản phẩm, như: Bàn, ghế, giường, tủ, kệ, lọ, bình… tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tới nhiều quốc gia. Song, hiện nay, số hộ làm nghề đã giảm nhiều. Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Trung (thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa) là Hội trưởng Hội Doanh nghiệp mây tre đan huyện Chương Mỹ cho biết, làng nghề đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân do thu nhập từ nghề này thấp so với các ngành nghề khác nên nhiều lao động bỏ nghề. Hơn nữa, nguyên liệu chính để làm sản phẩm (mây trắng, tre, nứa, song, giang, vầu, trúc, cỏ tế, guột…) dần khan hiếm, giá nguyên liệu tăng cao.
“Huyện Chương Mỹ hiện có 142 đơn vị, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp chuyên sản xuất mặt hàng mây tre giang đan. Ước tính, mỗi năm, làng nghề cần 600 tấn mây, 700 tấn song, 500 nghìn cây tre, nứa, giang, 100 nghìn cây trúc, 500 tấn cỏ tế… Trước đây, nguyên liệu mua tại các tỉnh miền núi phía Bắc nhưng hiện nay nguồn cung bị thiếu hụt, giá nguyên liệu tăng cao, trong khi giá bán sản phẩm không tăng, dẫn đến thu nhập của người sản xuất giảm…”, ông Nguyễn Văn Trung phân tích thêm.
Tương tự, làng dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) cũng gặp nhiều thách thức trong việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống. Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, nghệ nhân Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề lụa Vạn Phúc cho hay, nghề dệt lụa ở làng đã có cách đây hơn 1.000 năm, nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Nếu như năm 2001, cả làng có gần 500 máy dệt, hoạt động cả ngày lẫn đêm, thì hiện tại, cả làng còn không quá 300 máy dệt hoạt động. “Làng tôi được bao bọc bởi những khu đô thị, chung cư cao tầng. Nhiều hộ bao đời giữ nghề dệt lụa đã chuyển sang làm kinh doanh dịch vụ, thu nhập cao hơn nên không thiết tha với nghề truyền thống”, ông Phạm Khắc Hà nói.
Thực tế, cơ chế thị trường mở ra, nhiều nghề mang lại thu nhập cao hơn và người lao động thêm nhiều cơ hội để nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, sự mai một của các làng nghề truyền thống cũng đồng nghĩa với việc mất đi nét văn hóa lâu đời khiến nhiều người nuối tiếc… Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) Trần Sỹ Tiến, trước đây, thành phố Hà Nội có 1.350 làng nghề; năm 2020, qua điều tra, rà soát cho thấy, đã giảm 544 làng nghề, chỉ còn 806 làng nghề đang hoạt động.
Nỗ lực giữ nghề
Chủ động tháo gỡ khó khăn, những nghệ nhân, thợ giỏi, người tâm huyết với làng nghề đang nỗ lực bảo tồn, phát huy nghề truyền thống. Trở lại đất nghề mây tre giang đan Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Trung chia sẻ, tháo gỡ khó khăn về nguồn nguyên liệu, cơ sở sản xuất đang hợp tác với các đơn vị nghiên cứu để chế biến, xử lý nguyên liệu thay thế mây tre đan từ xơ của thân cây đu đủ, quả mướp, thân cây chuối… Từ các nguyên liệu này, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung đã tạo ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, bảo đảm chất lượng, mỹ thuật, kỹ thuật, được khách hàng trong và ngoài nước đón nhận. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu giải "bài toán" thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu hiện nay.
Trong khi đó, nghệ nhân Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) cho rằng, con người là nhân tố quan trọng nhất, vì vậy, việc nâng cao tay nghề, tình yêu nghề cho người dân là yếu tố quan trọng nhất. Qua nắm bắt thực tế, ông Phạm Khắc Hà nhận thấy không phải người dân nào cũng quay lưng với nghề truyền thống mà bởi họ gặp khó khăn tạm thời. Chỉ cần có cơ chế động viên, khuyến khích là nhiều người sẽ trở lại gắn bó với nghề dệt lụa. Trong đó, phát triển làng nghề gắn với du lịch là cách chính quyền và người dân Vạn Phúc đang làm để nỗ lực giữ nghề truyền thống.
Giữ gìn, phát triển các làng nghề truyền thống không chỉ là câu chuyện phát triển kinh tế mà còn là cách bảo lưu nét văn hóa, bản sắc của mỗi làng, mỗi địa phương. Đáng mừng, dù khó khăn nhưng hiện nay vẫn có nhiều địa phương, nhiều người tâm huyết, bằng nhiều cách khác nhau đang âm thầm, lặng lẽ giữ gìn nghề truyền thống để dòng chảy văn hóa Hà Nội được nối dài và trường tồn với thời gian.
Theo Nguyễn Mai
Tin liên quan
Tin mới hơn
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình
14:17 | 02/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng
17:58 | 28/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình
14:17 Làng nghề, nghệ nhân
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn
14:16 OCOP
Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới
14:12 Nông thôn mới
Chào năm đặc biết 2025!
14:11 Tin tức
Huyện Ba Vì (Hà Nội) : Tổ chức Lễ công bố nghị quyết của UBTV Quốc Hội về việc thành lập xã Phú Hồng
10:29 Tin tức