Tinh xảo nón tre của người Tày

LNV - Chiếc nón tre là sản phẩm ông Quan Văn Ơn ở tổ 5, phường Tân Hà, Tp. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang tự sáng tạo, đã được xuất bán cho khách Nga, Trung Quốc, Đan Mạch… Nhiều người tìm đến đều được ông dạy miễn phí...
Chiếc nón Tày truyền thống được ông Ơn làm bằng nguyên liệu nan tre bền hơn rất nhiều so với làm bằng lá
Chiếc nón Tày truyền thống được ông Ơn làm bằng nguyên liệu nan tre bền hơn rất nhiều so với làm bằng lá

Từ chiếc dậu đến chiếc nón tre

Giữa lòng thành phố, ngôi nhà của ông Quan Văn Ơn tạo nét riêng với khoảng sân rộng phủ đầy nguyên liệu tre đan. Hình ảnh ông Ơn ngày ngày ngồi trước sân nhà cần mẫn đan nón trở nên quen thuộc với bà con nơi đây.

Chiếc nón tre do ông sáng tạo đoạt giải Nhì tại Cuộc thi “Thiết kế sản phẩm lưu niệm du lịch và sáng tác biểu trưng, khẩu hiệu du lịch” năm 2018 do tỉnh tổ chức. Trong nhiều năm liền, tác phẩm được lựa chọn trưng bày, giới thiệu tại các gian hàng thủ công nghiệp trong và ngoài nước.

Ông Quan Văn Ơn sinh ra và lớn lên ở miền quê Thượng Lâm (huyện Lâm Bình). Ông bảo rằng: “Ngày trước, khi còn nhỏ tôi đã mê đan lát. Cứ nhìn các bà, các mẹ đan, tôi lại thấy ngứa tay, muốn đến ngồi đan ngay. Nhưng vì còn nhỏ, mọi người sợ tôi bị đứt tay, sợ đôi tay cũng chưa đủ khéo léo để đan được. Thế nhưng có lần tôi mày mò bắt chước đan hoàn thành chiếc dậu, được mẹ khen, ủng hộ, thế là tôi càng có động lực để đan thêm nhiều đồ dùng sinh hoạt. Đúng là niềm đam mê nên làm cái này xong lại muốn mày mò đan cái khác…”.

Bàn tay đan nón
Bàn tay đan nón

Ngay từ khi đến với nghề đan, ông Ơn đã thể hiện sự khác biệt với kỹ năng học hỏi rất nhanh. Ông chỉ cần nhìn một lần là có thể biết bắt chước cách đan giống hệt. Bên cạnh đó, ông còn là người thợ có khả năng sáng tạo nhiều kiểu đan mới lạ để tạo ra những sản phẩm khác biệt.

Ông bảo rằng, nhiều sản phẩm đẹp nhưng không có độ bền, trong quá trình làm nghề, đó là điều ông băn khoăn nhất. Chiếc nón Tày truyền thống làm bằng lá chỉ được 1 thời gian ngắn là rách tả tơi, thế là ý tưởng đan nón bằng nan tre (nguyên liệu bền hơn lá) được ấp ủ ra đời.

Chiếc nón đan đặc biệt ở chỗ được ông chuyển đổi từ cách đan chiếc dậu. Chiếc dậu có 4 góc nhưng ông bỏ đi 3 góc, còn lại 1 góc rồi kéo dài ra sẽ tạo ra chiếc nón đẹp lại bền chắc. Nói qua thì nghe có vẻ dễ thế, nhưng nhìn ông Ơn cặm cụi làm có sự tính toán từ trục vẽ, từ từng chiếc khuôn thì mới thấy được sự kỳ công, sáng tạo của người đàn ông này. Chiếc nón vừa nhẹ, vừa đẹp, lại bền, nếu đội thường xuyên thì sau 4 - 5 năm mới hỏng. “Tiếng lành đồn xa”, chiếc nón ông Ơn được nhiều người tìm đến để được sở hữu. Suốt bao năm qua, ông còn tự gắn cho mình trọng trách “gieo nghề” cho bà con bản làng.

“Xởi lởi trời cho”…

Nhiều người biết đến ông Ơn là người thầy dạy nghề đan lát. Ông có thể đan được 52 sản phẩm đồ dùng vật dụng trong sinh hoạt từ tre, nứa, mây, giang. Không giấu nghề, bất kể ở đâu ông cũng đều sẵn sàng chỉ bảo nhiệt tình cho những ai đam mê với nghề truyền thống này… Nhiều năm liền, ông lần lượt được các địa phương trong tỉnh và ngoài tỉnh mời tham gia giảng dạy tại các lớp tập huấn mây tre đan.

Chiếc nón Tày được làm từ nguyên liệu tre hoàn thiện
Chiếc nón Tày được làm từ nguyên liệu tre hoàn thiện

Thế nhưng điều đặc biệt nhiều người tìm đến nhà ông học nghề đan nón đều được ông dạy miễn phí. Ông bảo, đan chiếc nón này không khó, nhưng đòi hỏi người học phải đặt cả tấm lòng, tâm huyết để tập trung học. Làm dối, làm qua loa ở đâu thì không biết chứ đến với nghề đan phải thật tập trung, kiên nhẫn, không qua loa được, làm dối 1 lần, đan nhầm 1 lóng là coi như hỏng. Rèn nghề, rèn cả người là như vậy đó!

Ông Ơn nổi tiếng là người thật thà, thẳng tính. Nhiều học viên tìm đến ông nhưng học chểnh mảng, bị ông mắng, dỗi bỏ về quê, thế mà vài hôm lại lọ mọ đến nhà xin được học lại. Học viên trong tỉnh khá đông, có nhiều người làm nón lá ở Hải Dương, Thanh Hóa, Huế… cũng đến học nghề từ ông.

Trên sân nhà, những nan tre đều được xếp hàng ngay ngắn. Ông bảo: “Mình phải quý và nâng niu từ nguyên liệu đến từng lóng đan. Càng tỉ mỉ càng chi tiết thì mới thành công với nghề đan được. Bí quyết bắt đầu từ khâu lựa chọn loại tre và những kiêng cữ như không được chọn tre cụt ngọn, không chặt tre vào ngày mưa... đều được ông truyền nghề, cho đi một cách vô tư, xởi lởi với mọi người.

Ông cũng là người chịu khó mày mò nghiên cứu để mong hoàn thiện sản phẩm. Nếu như trước đây phải ngâm tẩm diêm sinh để làm trắng thanh tre và chống mối mọt, thì bây giờ, ông tìm ra cách làm đơn giản hơn, không phụ thuộc hóa chất. Đó là nguyên liệu sau khi sơ chế, ngay lập tức dội nước sôi theo đúng tỷ lệ, đúng thời gian, lặp lại nhiều lần sẽ tạo độ bền và độ trắng tự nhiên cho nguyên liệu.

Thêm một điều thú vị từ chiếc nón tre này đó là hơn 10 năm qua, giá vẫn không đổi, giao động từ 100 - 200 nghìn đồng/nón. Mỗi ngày ông có thể làm ra 1 sản phẩm, khách tìm đến khá đông, ông đan không kịp bán. Ông nhớ 5 chiếc nón đầu tiên ra nước ngoài là vào năm 2013. Khách hàng là Phó Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam liên hệ mua tặng đồng nghiệp ở Đan Mạch. Tiếp đến là vợ chồng người Nga đi du lịch ở Tuyên Quang nhìn thấy chiếc nón tre độc đáo, lạ mắt được trưng bày ở Khách sạn Vạn Tuế (Tp. Tuyên Quang) thì đặt mua 10 chiếc về làm quà. Sau đó nhiều lần các thương lái trong nước đã tìm đến đặt mua mang sang Quảng Đông (Trung Quốc) bán.

Ông Quan Văn Ơn hướng dẫn cách đan nón cho các cháu gái
Ông Quan Văn Ơn hướng dẫn cách đan nón cho các cháu gái

Niềm vui của ông Ơn còn là nhiều học trò thành công với nghề. Chị Ma Thị Liễu, thôn Nà Khau, xã Minh Quang (Lâm Bình) cũng khăn gói xuống nhà ông học nghề rồi về truyền nghề cho bà con. Chị Liễu bảo, thầy Ơn rèn học trò lắm, đã học là phải chú tâm. Chị học hỏi được thầy nhiều mẫu mã cách đan. Hiện nay, chị cùng nhiều chị em thành lập Tổ hợp tác mây tre đan Nà Khau. Trung bình mỗi tháng, các thành viên trong tổ sản xuất được hơn 500 - 600 sản phẩm.

Gương mặt ông Ơn vui vẻ, rạng rỡ kể về nhiều học trò và những kỷ niệm. Nhiều người thắc mắc sao ông không nhận thù lao gì khi dạy. Ông bảo, trong đan lát thì mình phải cụ thể, tính toán từng chi tiết, cách lên nhịp nan, thế nhưng ngoài đời mình cứ xởi lởi, thoải mái trao đi. Có như vậy cái hay, cái đẹp của nghề mới được lan tỏa, lưu truyền từ đời này qua đời khác. Đó là điều mà người nghệ nhân già như ông khao khát và mong muốn nhất.

Giang Lam
baodantoc.vn

Tin liên quan

Nghề đan lát của người Tày ở Cao Bằng

Nghề đan lát của người Tày ở Cao Bằng

LNV - Lâu nay, nghề đan lát của đồng bào Tày vẫn được bà con gìn giữ. Những sản phẩm từ nghề thủ công này không chỉ phục vụ cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, mà còn là nét đẹp văn hóa. Từ những cây tre, cây giang trên rừng, qua đôi bàn tay khéo léo đã trở thành những vật dụng đẹp mắt với những hoa văn tinh xảo.
Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

LNV - Với 48 năm trong nghề, bà Nông Thị Thược ở xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng, Cao Bằng) là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng Nghệ nhân làng nghề truyền thống.

Tin mới hơn

Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền

Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền

LNV - Sinh ra và lớn lên trong gia đình có nghề làm bánh oản truyền thống qua nhiều thế hệ, anh Nguyễn Hữu Huy (42 tuổi), tại Đình Cao (Phù Cừ, hưng Yên) đã kế tục “bí kíp” làm oản gia truyền của thế hệ ông cha và “thổi hồn” vào món bánh đặc biệt này. Sự sáng tạo của anh đã mang đến một “làn gió mới” với những chiếc oản không chỉ mang giá trị ẩm thực mà còn mang giá trị nghệ thuật và “hồn cốt” văn hóa dân tộc Việt Nam.
Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống

Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống

LNV - Hiện cả nước có hơn 2.000 làng nghề, tăng gần 100 làng nghề so với năm 2020. Trong đó, có hơn 1.400 làng nghề và hơn 650 làng nghề truyền thống; 57 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống được ghi nhận. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều biến động, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống không chỉ giúp duy trì các giá trị văn hóa lâu đời mà còn góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế địa phương, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

LNV - Tọa lạc tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, làng nghề tơ lụa Tân Châu từ lâu đã vang danh khắp cả nước bởi những sản phẩm lụa tinh tế, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống. Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, làng nghề đã trở thành biểu tượng cho sự sáng tạo, khéo léo và kiên trì của người dân nơi đây.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

LNV - Cao Bằng là tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, có nhiều các dân tộc thiểu số sinh sống, điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần người dân nơi đây. Từ xa xưa, đồng bào đã phát triển các nghề thủ công truyền thống. Ngày nay, những làng nghề rèn, làm hương, thêu thổ cẩm… vẫn được giữ gìn, phát triển và góp phần thu hút khách du lịch đến tìm hiểu và khám phá.
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

LNV - Người Dao ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng còn giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó có nghề thêu thổ cẩm. Theo phong tục từ xưa, các cô gái dân tộc Dao trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa may vá để tự tay dệt váy cưới cho mình.
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

LNV - Hà Nội - Giữa lòng phố Thuốc Bắc sầm uất, nơi những cửa hàng hiện đại mọc lên san sát, vẫn còn đó một góc nhỏ mang tên Kim Dung – cửa hiệu bút lông lặng lẽ giữ gìn một nghề truyền thống đã tồn tại suốt nhiều thế hệ. Cửa hiệu này không chỉ là nơi sản xuất bút lông mà còn là một chứng nhân lịch sử, lưu giữ nét đẹp thủ công của Hà Nội xưa.

Tin khác

Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng

Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng

LNV - Tới làng Bến Hến xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, (Hà Tĩnh), nơi có dòng sông La hiền hòa chảy qua, có làng làm hến lâu đời và gần với làng mộc Thái Yên trăm năm tuổi, không khó để thấy xưởng gỗ Minh Mít nổi bật đang nhộn nhịp chế tác từng sản phẩm gỗ nhà thờ, bàn thờ, sơn son thiếp vàng mang nét độc đáo riêng biệt.
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề

Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề

LNV - Nằm trên một mảnh đất yên bình tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, xã Triệu Đề nổi tiếng là một làng nghề trồng hoa, cây cảnh có truyền thống lâu đời. Làng nghề hoa, cây cảnh Triệu Đề không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm cây, hoa chất lượng cao mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa đặc sắc, góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn hóa của vùng đất Vĩnh Phúc.
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát -  Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng

Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng

LNV - Công ty CPSX & TM Tự Lập có truyền thống nghề đá trên 20 năm tại Cụm công nghiệp làng nghề Phường An Hưng, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa - nơi có nguồn tài nguyên về đá phong phú và đa dạng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát (Blue stone, Marble stone) phục vụ trong nước cũng như xuất khẩu.
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống

Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống

LNV - Mùa Trung thu cận kề, căn nhà của ông Trương Viết Dũng (75 tuổi, TP. Hà Tĩnh) trở nên nhộn nhịp hơn hẳn với hàng trăm chiếc đèn ông sao, đèn linh vật đa dạng kích cỡ và màu sắc. Niềm vui của một người thợ thủ công hiện rõ trên từng nét mặt, ông rạng rỡ đón khách đến tìm hiểu và mua sắm đèn Trung thu.
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu

Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu

LNV - Là kinh đô cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, mảnh đất Phú Xuân - Huế là nơi vẫn còn lưu giữ được gần như nguyên bản các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong đó, có những “di sản” đã góp phần làm nên diện mạo văn hóa Huế, in đậm trên các công trình kiến trúc, vật thể và trong đời sống tâm linh của con người cố đô như các làng nghề truyền thống Huế. Nghề làm đầu lân cũng như hàng chục nghề truyền thống khác đã tồn tại ở đất này mấy trăm năm qua, dẫu thăng trầm của thời gian có đôi lúc làm phai nhạt, nhưng vẫn được gìn giữ nhiều đời và bây giờ sống lại trong nhịp sống hối hả mới.
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ

Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ

LNV – Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là một trong những làng nghề nổi tiếng về khảm trai, cẩn ốc. Nơi đây vẫn còn nhiều người nghệ nhân, thợ giỏi đam mê với nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm có giá trị nghệ thuật và kinh tế.
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền

Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền

LNV - Nhằm giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước những nét đẹp văn hóa, du lịch đặc trưng, và đồng thời khẳng định thương hiệu "Mắm Châu Đốc" của tỉnh An Giang, UBND tỉnh An Giang đã lên kế hoạch tổ chức Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang – OCOP và đặc sản các vùng miền lần thứ II năm 2024. Sự kiện này diễn ra từ ngày 29/8 đến 3/9/2024 tại Quảng trường phường Châu Phú A và các tuyến đường lân cận thuộc TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề

Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đại hội Hiệp hội Làng nghề lần thứ V, hai người đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Nghệ nhân.
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng

Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng

LNV - Đồng bào dân tộc Dao Đỏ ở xã Phan Thanh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng từ lâu đã có những bài thuốc nam cổ truyền rất quý, chữa được nhiều bệnh. Hiện nay, ở địa phương, nhiều gia đình còn giữ được những bài thuốc cổ truyền này.
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương

Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương

LNV - Kế thừa kỹ thuật rèn truyền thống lâu đời kết hợp việc ứng dụng máy móc vào sản xuất, nghệ nhân Kiều Công Quận (P. Trung Lương, TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đã làm ra những chiếc kéo “khổng lồ” có tác dụng cắt tỉa cây cảnh.
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đại hội Hiệp hội Làng nghề lần thứ V, hai người đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Nghệ nhân.
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

LNV - Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không chỉ tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn mang lại dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua các sản phẩm văn hóa được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng

Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng

LNV - Tới làng Bến Hến (xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), nơi có dòng sông La hiền hòa chảy qua, có làng làm hến lâu đời và gần với làng mộc Thái Yên trăm năm tuổi, không khó để thấy xưởng gỗ Minh Mít nổi bật đang nhộn nhịp chế tác từng sản phẩm gỗ nhà thờ, bàn thờ, sơn son thếp vàng mang nét độc đáo riêng biệt.
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 3038, ngày 26/8/2024 phê duyệt Đề án phát triển làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn để góp phần bảo tồn phát huy bản sắc, giá trị văn hóa địa phương.
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống

Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống

LNV - Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các họa sỹ Latoa Indochine tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Mạch di sản” tại Trung tâm Giao lưu văn hoá khu phố cổ Hà Nội. Với mục tiêu lan tỏa văn hóa truyền thống tới người trẻ và bạn bè quốc tế, nhóm nghệ sĩ Latoa Indochine đã và đang nỗ lực phục hồi, lưu giữ và nâng tầm giá trị tranh dân gian Việt Nam trên chất liệu sơn mài khắc.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại ĐỒng Tháp

Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại ĐỒng Tháp

LNV - Ngày 14/9/2024, tại Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức “Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc”. Hội nghị có sự tham g
Sơn La: Nâng cao đời sống của người dân từ việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Sơn La: Nâng cao đời sống của người dân từ việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

LNV - Những năm qua, huyện Phù Yên tập trung triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người dân; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương theo hướng bền vững.
Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền

Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền

LNV - Sinh ra và lớn lên trong gia đình có nghề làm bánh oản truyền thống qua nhiều thế hệ, anh Nguyễn Hữu Huy (42 tuổi), tại Đình Cao (Phù Cừ, hưng Yên) đã kế tục “bí kíp” làm oản gia truyền của thế hệ ông cha và “thổi hồn” vào món bánh đặc biệt này. Sự
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ

Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ

LNV - Sau khi siêu bão Yagi đổ bổ vào miền Bắc, mưa lũ xảy ra liên tiếp tại các tỉnh miền Bắc với quy mô rộng lớn, nhiều vùng đất nông nghiệp bị ngập úng và vùi lấp bởi đất, đá, cát, sỏi…
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

LNV - Trong thời gian qua, để hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã liên kết với các nghệ nhân làng nghề tạo ra nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn để lan tỏa những sản phẩm thủ công truyền thống đến với công chúng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đó chỉ là một phần nhỏ, để hỗ trợ các làng nghề phát triển bền vững cần có sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan chức năng một cách cụ thể và sâu sát hơn nữa.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động