Thừa Thiên Huế: Đưa sản phẩm làng nghề truyền thống vươn xa
Hiện nay, Thừa Thiên Huế có 86 làng nghề, 57 nghề truyền thống hoạt động riêng lẻ, được phân bố trên 123 địa điểm có nghề hoạt động theo địa bàn cấp huyện, với đông đảo đội ngũ thợ thủ công lành nghề, tài hoa.
Sản phẩm từ làng nghề đệm bàng Phò Trạch
Các làng nghề phát triển tốt nhưng không có tính lan tỏa. Nhiều làng nghề chưa tiếp cận được chính sách, thiếu vốn. Nghệ nhân giảm về số lượng, sản phẩm làng nghề gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra.Các làng nghề vẫn còn yếu trong công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài, thị hiếu tiêu dùng. Giải pháp bán hàng và phân phối sản phẩm còn theo phương pháp truyền thống, chưa bắt kịp với xu hướng bán hàng hiện đại như: quảng bá, trưng bày sản phẩm, bán hàng online, chương trình kích cầu…
Đưa sản phẩm truyền thống Huế đi khắp nơi, từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển là nhiệm vụ được Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế đặt ra trong chương trình “Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương” thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.
Để đưa sản phẩm làng nghề vươn xa, tiếp cận gần hơn với khách hàng, các làng nghề cần đổi mới sáng tạo dựa trên các yếu tố của địa phương, với các nền tảng là sản phẩm hoặc lợi thế địa phương. Sản phẩm làng nghề truyền thống là nét độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa của Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, quá trình phát triển có nhiều thứ thay đổi, từ phương thức mua sắm, cách thức tiêu dùng đến cách thức vận chuyển… bắt buộc sản phẩm làng nghề truyền thống cũng phải điều chỉnh.
Ngày nay, điều kiện tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn trước đây. Thương mại điện tử giúp mọi người buôn bán xuyên biên giới. Những sản phẩm truyền thống của Huế có giá trị văn hóa chiều sâu, độc đáo mà những nơi khác không có, hoàn toàn có thể bán ra nước ngoài. Điều quan trọng là cần xác định được đối tượng khách nào sẽ mua sản phẩm đấy, từ đó, chọn cách truyền thông như thế nào, tập trung vào kênh nào.
Ông Nguyễn Đức Tùng, CEO của Công ty TNHH X10 Digital cho biết, năm ngoái, ông tham gia hỗ trợ cho một doanh nghiệp sản xuất trầm hương của Huế đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và doanh thu tăng gấp đôi so với năm trước. Thậm chí, một số doanh nghiệp ký được đơn hàng lớn từ những khách hàng lẻ trên sàn thương mại điện tử. Như vậy, việc đưa sản phẩm truyền thống của Huế lên các sàn thương mại điện tử rất khả thi.
“Làm thương mại điện tử không quá khó cũng không cần đầu tư quá lớn, chỉ cần làm đúng cách. Chỉ với hình thức livestream, một đôi vợ chồng bán bò khô ở Tây Nguyên có doanh thu hàng tỷ đồng mà không cần đội ngũ marketing chuyên nghiệp. Đầu ra không còn quá khó khăn như cách đây 10 năm, các doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội này”, ông Tùng nhấn mạnh.
Khi phương thức bán hàng thương mại điện tử lên ngôi, khách hàng có xu hướng cá nhân hóa trong tiêu dùng. Nhiều người mua sản phẩm vì nó có ấn tượng. “Các doanh nghiệp nên làm các video giới thiệu sản phẩm. Mỗi sản phẩm làm một video khoảng 30-40 giây để tác động cảm xúc, tiếp cận người mua một cách trực tiếp thông qua các nền tảng mạng xã hội”, bà Lan Phương đề xuất.
Huế là vùng đất có đầy đủ chất liệu để có thể kể những câu chuyện văn hóa đằng sau sản phẩm. Thay vì giảm giá, các làng nghề cần tập trung nâng cao chất lượng, thổi hồn vào câu chuyện, cho khách lý do để mua sản phẩm. Nhiều khách hàng thích sản phẩm của Huế vì được làm bởi các nghệ nhân, làm bằng cái tâm với nghề và gắn với những câu chuyện văn hóa nên sẵn sàng tìm mua dù giá có thể cao hơn nơi khác.
Thông qua sự kết nối của Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh, một cơ hội mở ra cho các làng nghề của Thừa Thiên Huế đưa sản phẩm vào thị trường châu Âu. Sau khi tìm hiểu, ông Dương Ngọc Tú, Phó Chủ tịch Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu cho biết, nhiều sản phẩm truyền thống của Huế khả năng cao có thể nhập vào châu Âu nếu làm bài bản, đúng quy chuẩn.
“Thị trường châu Âu khá nghiêm ngặt, nhiều quy định. Muốn vào thị trường này, phải có đối tác của châu Âu, biết các quy trình cần phải thực hiện. Hiện, chúng tôi đang hợp tác với một doanh nghiệp nhập khẩu một số sản phẩm truyền thống của Việt Nam vào châu Âu. Chúng tôi đang có thị trường và cơ hội rất rộng mở cho sản phẩm làng nghề truyền thống của Huế. Khi thâm nhập vào thị trường này, giá trị của doanh nghiệp sẽ được nâng lên. Những sản phẩm nào muốn xuất khẩu có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ các bước về tiêu chuẩn, giấy phép xuất khẩu...”, ông Tú nói.
Để tiêu thụ được sản phẩm, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản phẩm làng nghề truyền thống cũng cần nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế để có cái nhìn tổng quan liên quan tới thị trường. Với thị trường nước ngoài, các làng nghề cần xem xét những yếu tố về văn hóa và nhu cầu của khách. Có thể khi đến Huế du lịch, du khách thấy sản phẩm đẹp và mua về, nhưng khi xuất khẩu thì thiết kế sản phẩm phải tương hợp với người mua, phải làm cái mà họ cần. Ngoài chất lượng, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng việc xây dựng thương hiệu, thiết kế mẫu mã, bao bì ấn tượng…
Bài, ảnh: MINH HIỀN
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức
Tin khác

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang
09:52 | 30/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, bước đệm cho tỉnh Gia Lai mới hoạt động
09:00 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 OCOP

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 Làng nghề, nghệ nhân

Khai thác hiệu quả mô hình du lịch - làng nghề ở vùng cao
11:03 Du lịch làng nghề