Hà Nội: 33°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 34°C Thừa Thiên Huế

Vai trò của các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp trong việc phát triển Làng nghề

LNV - Theo số liệu của Bộ NN và PTNT “Hiện có 427 Hiệp hội ngành nghề Trung ương và hàng nghìn hiệp hội nghề địa phương. Có tới 60% số làng nghề có tổ nghề được nhân dân thờ phụng nhiều đời”.
Các tổ chức xã hội (TCXH) nghề nghiệp có vai trò ảnh hưởng trực tiêp đến phát triển làng nghề không nhiều. Thí dụ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry) VCCI chủ yếu là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, chủ lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam. Hoặc như Liên minh HTX Việt Nam Vieetnam Cooperative Allianc (VCA) là tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp HTX, tổ hợp tác…, được thành lập theo quy định của pháp luật HTX, hoạt động liên quan đến kinh tế tập thể, HTX.


Ông Nguyễn Vi Khải - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.


Một số các hiệp hội chuyên ngành xuất nhạp khẩu xúc tiến thương mại. có nhiều đóng góp hơn như: Hiệp hội Xuất khẩu Hàng thủ công Mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT) là tổ chức xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận của những người, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam; Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) là tổ chức xã hội – nghề nghiệp phi lợi nhuận, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng của các tổ chức, cá nhân của mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, tiêu thụ, dịch vụ thuộc chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật dệt may Việt Nam; Hiệp hội Da - Giầy-Túi xách Việt Nam, trước đây là Hiệp hội Da Giầy Việt Nam, là tổ chức xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận của những người, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực da giày. (Leather, Footwear and Handbag Association), LEFASO.

Các TCXH – nghề nghiệp có vai trò trực tiếp phát triển làng nghề

Các TCXH nghề nghiệp loại này chủ yếu hoạt động ở 2 cấp tỉnh thành và Trung ương với định danh theo 3 dạng: Một là theo ngành nghề có các Hội nghề gốm sứ hoặc mây tre đan hoặc hội nghề gỗ, sơn mài ...Hai là có tên bao quát hơn như Hội nghề thủ công mỹ nghệ tỉnh A, B..Thứ Ba tên gọi kết hợp vừa theo sản phẩm vừa gắn với tên địa phương.. thí dụ Hiệp hội gốm sư Bát Tràng.. Hiệp hội gỗ đồ thờ Sơn Đồng….Trong các loại hiệp hội này phải nói đến Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là có phạm vi toàn quốc.

Định vị vị thế - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là TCXH - nghề nghiệp có tầm bao quát ở TW và là Hiệp hội thành viên của MTTQ Việt Nam.

Định danh loại hình TCXH: Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là TCXH - nghề nghiệp phi chính phủ, phi lợi nhuận của những người và các làng nghề, phố nghề truyền thống, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, văn hóa có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát triển các làng nghề, phố nghề ở Việt Nam. Tên tiếng Anh là Vietnam Association of Craft Villages, viết tắt là VICRAFTS

Mục đích của Hiệp hội là tập hợp, đoàn kết các làng nghề, các tổ chức kinh tế, văn hoá, các nghệ nhân trong làng nghề, phố nghề, các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà văn hoá, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo để cùng với các cơ quan Nhà nước thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về khôi phục và phát triển làng nghề, góp sức bảo tồn, phát triển làng nghề Việt Nam; Thực hiện liên kết, hợp tác giữa các tổ chức kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nâng cao giá trị sản phẩm, giá trị văn hóa của các mặt hàng của làng nghề; Hỗ trợ nhau trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.


Đại biểu dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm


Định hướng quá trình hoạt động: Từ khi thành lập cho đến nay, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động phong phú và hiệu quả; Thực hiện 6 chương trình công tác đó là: Chấn hưng và phát triển làng nghề; Phát triển doanh nghiệp làng nghề; Xúc tiến thương mại; Thông tin; Văn hóa, Du lịch làng nghề; Đối ngoại. Các nội dung hoạt động của Hiệp hội đều gắn kết với chủ trương của Nhà nước như: Chương trình “Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”; Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Định hình tư cách pháp nhân TCXH: Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 22/2005/QĐ-BNV ngày 3/2/2005. Đại hội lần thứ nhất của Hiệp hội đã được tổ chức ngày 20/5/2005 tại Hà Nội; Hiệp hội đặt trụ sở hoạt động tại 14 ngõ 2, phố Hoa Lư TP. Hà Nội. Qua 15 năm xây dựng và phát triển, được sự tham gia nhiệt tình của đông đảo hội viên trong cả nước; Sự hoạt động tích cực của các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường trực, cùng với sự ủng hộ của các cơ quan Nhà nước liên quan, Hiệp hội đã đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam.

Qua 04 kỳ Đại hội, Hiệp hội đã có đội ngũ lãnh đạo gồm các chuyên gia, các nhà khoa học, kinh tế, nhà văn hóa - xã hội từng công tác tại các cơ quan Nhà nước, nay về tham gia hoạt động tại Hiệp hội, đã chỉ đạo, tư vấn sát sao, góp phần tạo nên sức sống mới của làng nghề Việt Nam. Tổ chức Hiệp hội có Hội đồng Tư vấn; Hội đồng Liên lạc các Câu lạc bộ Nghệ nhân làng nghề Việt Nam; 01 Viện Nghiên cứu; Tạp chí Làng nghề Việt Nam in và điện tử, có ấn phẩm OCOP in và điện tử; 7 Văn phòng Đại diện; 15 Trung tâm, 10 ban chuyên môn, 03 câu lạc bộ; Trên 13.000 hội viên ở 61/64 tỉnh, thành phố (nhiều hội viên là tổ chức Tỉnh hội, Thành hội và hội viên tập thể); Góp phần xây dựng các làng nghề tiêu biểu ở các vùng miền..

Hoạt động Tôn vinh nghệ nhân: Từ năm 2007 đến 2019, qua 9 lần phong tặng, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã xét và phong tặng: 72 danh hiệu “Làng nghề tiêu biểu”; 72 Đơn vị Kinh tế Làng nghề tiêu biểu; 835 Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam (trong đó có 62 Nghệ nhân VHNT Ẩm thực làng nghề Việt Nam); 06 Bảo vật tinh hoa làng nghề; 95 Sản phẩm Thủ công mỹ nghệ Làng nghề tiêu biểu; 68 Thợ giỏi; 115 Bảng vàng gia tộc Nghề truyền thống Việt Nam. Nhà nước đã tiến hành 3 lần phong tặng Nghệ nhân Quốc gia, có 17 Nghệ nhân Nhân dân, 120 Nghệ nhân Ưu tú, trong đó có 14 Nghệ nhân Nhân dân và 63 Nghệ nhân Ưu tú là hội viên của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.

Hoạt động Truyền thông: Hiệp hội coi trọng công tác thông tin truyền thông, báo chí. Ngoài trang Web của Hiệp hội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội đã duy trì in đều đặn 4 kỳ/ tháng, ấn phẩm OCOP 1 kỳ/ tháng, với chất lượng ngày càng nâng cao. Với nội dung tuyên truyền giới thiệu hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động của Hiệp hội, về nông thôn mới, OCOP, khuyến công, dạy nghề, xúc tiên thương mại CMCN 4.0 và hội nhập FTA, EVFTA, CPTPP,....Tạp chí đã góp phần nâng cao hiểu biết về làng nghề về luật pháp chính sách, tôn vinh nghệ nhân.Tạp chí thực sự trở thành tài liệu cẩm nang và quảng bá cho sản phẩm làng nghề đúng định hướng hoạt động của Hiệp hội.

Mở rộng quan hệ với các nước: Song song với các hoạt động nghề nghiệp, Hiệp hội đã mở rộng các hoạt động đối ngoại; Trang bị đầy đủ kiến thức để tìm đầu ra cho các sản phẩm tại nước ngoài; Đẩy mạnh việc tổ chức và phối hợp thực hiện các đoàn tham gia hội chợ, khảo sát; Đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến tìm hiểu, làm việc và khảo sát trực tiếp tại một số làng nghề để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm đầu ra cho sản phẩm, kết nối thông tin tạo du lịch làng nghề với nhiều màu sắc văn hoá Việt.

Kết nối với địa phương: Hiệp hội đã phối hợp với chính quyền một số địa phương xây dựng tổ chức, phát triển nghề tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người; Phát triển chương trình tham quan, giao lưu, kết nối giữa các làng nghề và nghệ nhân tại các vùng, miền nhằm thực hiện mục tiêu “Kết nối cộng đồng làng nghề - Bảo tồn Văn hóa - Phát triển Du lịch - Hội nhập Quốc tế” và tổ chức “Ngày Di sản Văn hóa nghề, làng nghề truyền thống hội nhập quốc tế” nhân “Ngày Di sản Văn khóa Việt Nam, từ 19/11/2020 đến 23/11/2020 tại Hà Nội.

Hoạt động của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển Làng nghề với 7 mảng công tác như sau:

Đại diện hợp pháp bảo về quyền lợi cho hội viên. Đủ tư cách pháp nhân trong HTCT.

Tạo môi trường liên kết, hợp tác giữa các hội viên trong sản xuất kinh doanh; Xúc tiến thương mại, dịch vụ, đầu tư, nghiên cứu khoa học, tìm hiểu khảo sát thị trường trong và ngoài nước.

Tổ chức thông tin tuyên truyền quảng bá doanh nghiệp. Tổ chức hội thảo, tọa đàm, triển lãm, xuất bản ấn phẩm thông tin, nâng cao thương hiệu.

Làm đầu mối giải quyết các tranh chấp kinh tế giữa các hội viên, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do tranh chấp gây ra, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh đúng pháp luật.

Tư vấn, hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn các doanh nghiệp về quản lý, pháp luật, nghiệp vụ kinh doanh...

Quán triệt đường lối chủ trương chính sách của Nhà nước, tuyên truyền giáo dục hội viên, tổ chức tư vấn giám sát và phản biện xã hội …

Mở rộng quan hệ quốc tế, tham gia các hiệp hội quốc tế có liên quan để tranh thủ và tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp kiếm đối tác, thị trường, khách hàng.

Những sự kiện minh hoạ từ quá trình kết nối: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) làng nghề Bánh đậu xanh ở Hải Dương thoát hình sự hoá. Tạo ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ lò cao tần trên 1000 độ giữa Làng Gốm Bát Tràng với Làng Rèn Đa Sĩ – Tạo kết nối giao lưu giữa các làng nghề với thị trường hàng thủ công mỹ nghệ nước ngoài cần chỉ dẫn địa lý và sở hữu trí tuệ qua các hội thảo trong ngoài nước. Giúp DN có kiến thức về Chiến lược Tiếp cận thông tin và Maketing khác nhau thế nào. Giới thiệu tấm gương tiêu biểu của DN thành viên hiệp hội và tham gia các Hội ngành các cấp. Góp phần nâng cao nhận thức về Chiến lược sản xuất kinh doanh hiện đại và thị trường bằng bí quyết 5 – 7 chữ M trong sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện các nghệ nhân phát huy vai trò bảo tồn làng nghề sống khoẻ và có tác động tích cực vào quá trình phát triển. Tư vấn kết nối Du lịch làng nghề với công thức 1-3-5 (1 hạ tầng tốt- 3 vùng lõi- dịch vụ - văn hoá lịch sử, tâm linh…; 5 yêu cầu: Sơ đồ chỉ dẫn Du lịch, Hướng dẫn viên, Lịch trình thời gian, các Dịch vụ Y tế an toàn, có camera điều hành).

Có thể nói sự tụ họp thành nhóm của loài người đã diễn ra như một quy luật bất biến – nó chỉ khác nhau về quy mô hình thức, định danh tên gọi ... và xu hướng ngày càng phong phú. Các TCXH ở Việt Nam nói chung, các TCXH nghành nghề nói riêng đã hiện diện khá đông đủ và góp phần phát triển làng nghề như đã từng thấy. Hiệp hội nghề nghiệp ấy như cặp bài trùng góp phần tạo nên bức tranh toàn cảnh hình ảnh Việt Nam tiến tới thịnh vượng nhưng vẫn gìn giữ bản sắc văn hoá có cội nguồn.

Hiệp hội nghành nghề của những người lao động khu vực làng nghề đã góp phần làm thức dậy một tiềm năng, một sức sống hàng ngàn năm bị xâm thực mà không mất bản sắc văn hoá. Không những thế còn đồng hoá cái dị biệt ngoại lai của đối phương thành cái phù hợp đề tồn tại.

Qua những hoạt động sôi nổi, sâu rộng, uy tín, sức lan tỏa của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được nâng cao; Các cơ quan quản lý Nhà nước tôn trọng và ghi nhận; Nhiều tổ chức xã hội - nghề nghiệp đánh giá cao; Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghệ nhân, thợ giỏi, thợ thủ công làng nghề tín nhiệm, tin cậy, coi là mái nhà chung của cộng đồng làng nghề cả nước.

Trong 3 thập niên gần đây làng nghề Việt Nam đã khởi sắc. Với số lượng “cả nước có 5.411 làng nghề... trong đó có 1.864 làng nghề truyền thống (115 nghề truyền thống) thu hút gần 11 triệu lao động...bao gồm 12 nhóm nghề gốm sứ, mây tre đan, gỗ, đồng, dệt thổ cẩm...Riêng hàng thủ công mỹ nghệ đã có 2000 doanh nghiệp và cơ sở tham gia xuất khẩu đạt kim ngạch tới 2 tỷ USD. Thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng tới 40%, tiếp theo là Đức và Nhật Bản” .

Sự phát triển của làng nghề gắn với sự lớn mạnh của Hiệp hội như là một hiện tượng “cộng sinh tất yếu” sự phát triển làng nghề là điều kiện, là tiền đề cho sự ra đời của Hiệp hội và ngược lại- sự ra đời của Hiệp hội là tác nhân thúc đẩy làng nghề phát triển. Hiệp hội gắn với Làng nghề như là một cặp đôi tương thích xã hội có tính quy luật. Giá trị cốt lõi của Hiệp hội trong mấy nhiệm kỳ qua không chỉ thúc đẩy nâng tầm quan trọng vị thế của làng nghề mà điều đáng ghi nhận là đằng sau những thành tích giải quyết việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động thì là các giá trị vật thể và phi vật thể thực sự chính là những di sản văn hoá tầm quốc gia không thể cân đong đo đếm bằng tiền bạc.

Đánh giá của Đảng và nhà nước : Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã có Quyết định số 1269/QĐ-CTN ngày 28/7/2020 về việc tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Hiệp hội Làng nghề Việt Nam vì “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nhiều thành viên nhận được bằng khen và danh hiệu cao quý. Tất nhiên hoạt động của Hiệp hội còn hạn chế và yếu kém do thực lực còn mỏng, cơ sở vật chất còn nghèo nàn. Sự quan tâm của các cấp còn hạn chế.

Những kiến nghị

Thứ nhất về nhận thức: Sự phát triển các TCXH nghề nghiệp sẽ là xu hướng chung tầm toàn cầu. Phải chăng cá TCXH nghề nghiệp không mang ý nghĩa chính trị? Việc cực đoan coi nhẹ vai trò của các TCXH này thể hiện qua các chính sách là điều làm triệt tiêu động lực xã hội không nên có.

Nhận thức về khu vực kinh tế làng nghề không nên phiến diện đánh gíá qua con số bao nhiêu tỷ đồng ...bởi vì giá trị kinh tế tuy nhỏ so với sản xuất đại công nghiệp nhưng giá trị cốt lõi của kinh tế làng nghề là giá trị vật thể và phi vật thể tầm di sản văn hoá. Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan..đã làm từ thế kỷ trước. Hơn nữa Làng nghề chủ yếu là mô hình kinh tế hộ gia đình, tư nhân gần đây đã khẳng định là động lực quan trọng.


Thứ hai về hành lang pháp lý: Các TCXH đang chờ những Luật thông thoáng căn cơ hơn như luật về quyền lập Hội, nhiều thập niên “nợ đọng”không tương xứng với sự phát triển của đất nước và thời đại. Phải chăng đây là sức ỳ của tư duy hay vướng về quan điểm. Chúng ta đã và đang trải qua thời khắc của Thiên niên kỷ thứ 3 với đặc điểm hội nhập và Công nghệ chuyển đổi số mạnh mẽ. Không phải ngẫu nhiên các hiệp định FTA thế hệ mới chú trọng vai trò của các TCXH trong văn bản ký kết.

Với các văn bản hiện hành cần rà soát lại với tinh thần tư duy mới tầm chiến lược đặt các TCXH với vị thế đối tác “không thể thiếu” (theo cách diễn đạt của K. Marx) và đúng với tầm hiến dịnh: “vai trò giám sát Tư vấn và phản biện xã hội” - thực sự cần thiết bằng những luật hoặc văn bản thể chế hoá chủ trương này như văn bản 501ND-TTg “Về thí điểm phản biện khoa học chuyên nghiệp” đã triển khai tại VUSTA từ năm 2015 đề nghị tổng kết và triển khai đại trà với các TCXH khác...

Thứ ba, kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý với mô hình kinh tế hộ gia đình – đặc trưng của sản xuất kinh doanh làng nghề. Phải chăng đó cũng là một nội dung quan trọng góp phần“Định hướng chính sách xây dựng về làng nghề - Lý luận và thực tiễn” thành hiện thực và khả thi theo yêu cầu của hội nhập, phát triển bền vững.

Kiến nghị Nhà nước chủ trì xây dựng ngân hàng dữ liệu về làng nghề tiến tới có hệ thống số liệu thống kê về làng nghề một cách khoa học thống nhất toàn quốc và các tỉnh thành góp phần nghiên cứu, bảo tồn các giá trị của làng nghề bài bản như nhiều nước quanh ta. Họ có các bảo tàng sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở khắp nơi với mô hình đa dạng: Tư nhân, cộng đồng, quốc gia.

Kiến nghị Nhà nước, các cấp có chiến lược xây dựng phát triển các làng nghề kết hợp với du lich sinh thái, du lịch văn hoá tâm linh, ẩm thực… theo quy hoạch khoa học tránh tự phát. Đặc biệt, với hiện trạng một số nghề có thể mai một vì nhiều lý do kiến nghị cần xây dựng chương trình tôn vinh nghệ nhân, đào tạo lớp thợ trẻ kế cận với chính sách đãi ngộ thoả đáng.

Kiến nghị cuối cùng vấn đề môi trường và mặt bằng sản xuất kinh doanh liên quan với nhau. Sản xuất Làng nghề vốn gắn bó với khu dân cư việc hình thành các cụm công nghiệp làng nghề cần có quy hoạch khoa học và khả thi đồng bộ với hệ thống môi trường sinh thái nhân văn, tránh hiện trạng tự phát biến tướng của chia lô chiếm dụng đất đai của nhóm lợi ích đã nêu nhiều trong báo chí. Thực trạng đất đai bị chiếm dụng gây bất ổn xã hội thất thoát tài nguyên hiện nay là thách thức với Nhà nước và người sản xuất kinh doanh làng nghề. Đất đai đã biến thành nơi xây dựng nhà ở cao tầng sang tên đổi chủ đổi mục đích sử dụng thì hệ thống xử lý nước thải ô nhiễm môi trường càng khó giải quyết.

Nguyễn Vi Khải
PCT. HĐTV HH Làng nghề Việt Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

LNV - Làng nghề truyền thống là một nhân tố quan trọng trong văn hóa vùng miền. Với một vùng văn hóa độc đáo như xứ Nghệ, làng nghề có vai trò to lớn, là bông hoa đẹp trong bức tranh văn hóa chung. Làng nghề thể hiện sự đa dạng của văn hóa, thể hiện tính đặc sắc của địa phương. Và trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển làng nghề hợp lý là hướng đi đúng đắn để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

LNV - Du lịch lễ hội văn hoá, du lịch làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại và trong tương lai. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

LNV - Người Việt Nam tự hào có những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, vang danh xứ người. Thế nhưng, theo năm tháng, các làng nghề truyền thống đang ngày càng mai một. Bên cạnh đó, thời đại công nghệ 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho các làng nghề, đòi hỏi công tác duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề cần sự chung tay của nhiều thế hệ và chính quyền các cấp.
Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và đã quen thuộc với nhiều khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

LNV - Bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được xác định là giải pháp quan trọng, là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tăng tốc và phát triển.

Tin khác

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

LNV - Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ giúp cho việc mua bán hàng hóa trực tuyến thuận tiện và phổ biến hơn bao giờ hết. Hơn nữa, khi dịch Covid-19 bùng nổ trên nhiều quốc gia với tốc độ lây lan nhanh chóng thì mua bán trực tuyến là giải pháp tối ưu thay thế cho phương thức mua bán truyền thống.
Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

LNV - Thành phố Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 305 làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Đây là nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển công nghiệp văn hóa.
Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và quen thuộc với khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

LNV - Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi nét tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Với những ai yêu lụa Vạn Phúc khi về nơi đây như được trở lại cội nguồn với nhiều nét xưa cũ. Bao đời nay, lụa Vạn Phúc chỉ sử dụng chất liệu tơ tằm truyền thống, do bàn tay của người lao động tạo nên. Điều đáng quý là các sản phẩm ở đây được làm từ nguyên liệu tự nhiên, có nhiều ưu điểm khác hẳn với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

LNV - Quyết định số: 801/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt nam giai đoạn 2021 – 2030” đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN lên 4 tỷ USD vào năm 2025 và 6 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, hàng loạt khó khăn lớn nhỏ cần được tháo gỡ ở mọi khu vực, từ trung ương đến địa phương. Chúng ta có thể điểm qua một số khó khăn cần được ưu tiên tháo gỡ như sau:
Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

LNV - Làng nghề có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, sự phát triển của các làng nghề cũng gây ra hệ lụy về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải làng nghề, Việt Nam cần thiết phải có các biện pháp đồng bộ từ chính sách tới giải pháp như quy hoạch lại không gian sản xuất, tổ chức tốt quy trình sản xuất, vệ sinh môi trường, tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường... đặc biệt là các giải pháp về kỹ thuật xử lý nước thải với mức đầu tư thấp, dễ vận hành, phù hợp với yêu cầu của làng nghề.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

LNV - Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, sản phẩm làng nghề phải cạnh tranh rất khốc liệt về mẫu mã, chất lượng, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để mở rộng thị trường, ngoài việc bán sản phẩm làng nghề tại các cửa hàng truyền thống, phương thức bán hàng on line ngày càng quan trọng mở ra hướng mới để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Để nâng cao kỹ năng bán hàng online, maketing cho sản phẩm Thủ công Mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề cần thực hiện những bước sau đây:
Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

LNV - Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến dần dần đã trở thành những hoạt động cần thiết tại các cơ sở công nghiệp nông thôn, nhất là tại các làng nghề.
Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật là cơ quan xuất bản sách lý luận chính trị Trung ương của Đảng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật đã xuất bản nhiều bộ sách, cuốn sách lý luận chính trị có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường nối chủ trương của Đảng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

OVN - Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, hiện nay, trên địa bình tỉnh đã có 103 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 đến 4 sao. Trong đó, có 93 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.
Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

LNV - Trong xã hội phong kiến Việt Nam, với cấu trúc hệ thống Nhà nước “Quân – Thần – Nhân”, chưa có nền dân chủ, thì tệ quan liêu, hối lộ, nhũng nhiễu, lộng quyền… là phổ biến. Song, ta hãy tìm hiểu xem trong xã hội quân chủ ấy, các triều đại, các vị vua và quan đã làm được gì để chống tham nhũng, lạm dụng chức quyền, giúp cho ổn định xã hội và quản lý Nhà nước phong kiến, cùng giảm bớt đau khổ cho muôn dân.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

LNV - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được thành lập năm 2005, trải qua 4 kỳ đại hội. Hiện Hiệp hội đang hoàn thiện hồ sơ xin phép tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028 dự kiến quý IV năm 2023 tại Hà Nội.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội  “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

LNV - Hà Nội vốn nổi tiếng vùng đất “Địa linh nhân kiệt” và Hà Nội đẹp, thơ mộng không chỉ bởi vẻ đẹp của 36 phố phường mà còn nổi bật bởi những làng nghề truyền thống nổi tiếng đã đi vào trong sử sách, thơ ca. Hà Nội – mảnh đất trăm nghề hội tụ đã tạo nên giá trị của một nền văn hóa.
Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

LNV - Trong những năm qua, làng nghề, ngành nghề nông thôn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho một số bộ phận gia đình ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn một cách bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

LNV - Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; đứng thứ hai trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cùng với thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng là một trong ba đầu tầu thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Trong sáng kiến hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, thành phố Hải Phòng là một trung tâm kinh tế quan trọng.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

LNV - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 đã chính thức khai mạc ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

LNV - Trong khí thế thi đua sôi nổi của đồng bào và chiến sỹ cả nước lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4, Quốc tế lao động 01/5 và kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại xã Công Lý, huyện Lý Nhân (Hà
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động