Vai trò của các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp trong việc phát triển Làng nghề
Ông Nguyễn Vi Khải - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Một số các hiệp hội chuyên ngành xuất nhạp khẩu xúc tiến thương mại. có nhiều đóng góp hơn như: Hiệp hội Xuất khẩu Hàng thủ công Mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT) là tổ chức xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận của những người, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam; Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) là tổ chức xã hội – nghề nghiệp phi lợi nhuận, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng của các tổ chức, cá nhân của mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, tiêu thụ, dịch vụ thuộc chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật dệt may Việt Nam; Hiệp hội Da - Giầy-Túi xách Việt Nam, trước đây là Hiệp hội Da Giầy Việt Nam, là tổ chức xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận của những người, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực da giày. (Leather, Footwear and Handbag Association), LEFASO.
Các TCXH – nghề nghiệp có vai trò trực tiếp phát triển làng nghề
Các TCXH nghề nghiệp loại này chủ yếu hoạt động ở 2 cấp tỉnh thành và Trung ương với định danh theo 3 dạng: Một là theo ngành nghề có các Hội nghề gốm sứ hoặc mây tre đan hoặc hội nghề gỗ, sơn mài ...Hai là có tên bao quát hơn như Hội nghề thủ công mỹ nghệ tỉnh A, B..Thứ Ba tên gọi kết hợp vừa theo sản phẩm vừa gắn với tên địa phương.. thí dụ Hiệp hội gốm sư Bát Tràng.. Hiệp hội gỗ đồ thờ Sơn Đồng….Trong các loại hiệp hội này phải nói đến Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là có phạm vi toàn quốc.
Định vị vị thế - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là TCXH - nghề nghiệp có tầm bao quát ở TW và là Hiệp hội thành viên của MTTQ Việt Nam.
Định danh loại hình TCXH: Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là TCXH - nghề nghiệp phi chính phủ, phi lợi nhuận của những người và các làng nghề, phố nghề truyền thống, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, văn hóa có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát triển các làng nghề, phố nghề ở Việt Nam. Tên tiếng Anh là Vietnam Association of Craft Villages, viết tắt là VICRAFTS
Mục đích của Hiệp hội là tập hợp, đoàn kết các làng nghề, các tổ chức kinh tế, văn hoá, các nghệ nhân trong làng nghề, phố nghề, các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà văn hoá, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo để cùng với các cơ quan Nhà nước thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về khôi phục và phát triển làng nghề, góp sức bảo tồn, phát triển làng nghề Việt Nam; Thực hiện liên kết, hợp tác giữa các tổ chức kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nâng cao giá trị sản phẩm, giá trị văn hóa của các mặt hàng của làng nghề; Hỗ trợ nhau trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
Đại biểu dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Định hướng quá trình hoạt động: Từ khi thành lập cho đến nay, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động phong phú và hiệu quả; Thực hiện 6 chương trình công tác đó là: Chấn hưng và phát triển làng nghề; Phát triển doanh nghiệp làng nghề; Xúc tiến thương mại; Thông tin; Văn hóa, Du lịch làng nghề; Đối ngoại. Các nội dung hoạt động của Hiệp hội đều gắn kết với chủ trương của Nhà nước như: Chương trình “Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”; Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Định hình tư cách pháp nhân TCXH: Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 22/2005/QĐ-BNV ngày 3/2/2005. Đại hội lần thứ nhất của Hiệp hội đã được tổ chức ngày 20/5/2005 tại Hà Nội; Hiệp hội đặt trụ sở hoạt động tại 14 ngõ 2, phố Hoa Lư TP. Hà Nội. Qua 15 năm xây dựng và phát triển, được sự tham gia nhiệt tình của đông đảo hội viên trong cả nước; Sự hoạt động tích cực của các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường trực, cùng với sự ủng hộ của các cơ quan Nhà nước liên quan, Hiệp hội đã đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam.
Qua 04 kỳ Đại hội, Hiệp hội đã có đội ngũ lãnh đạo gồm các chuyên gia, các nhà khoa học, kinh tế, nhà văn hóa - xã hội từng công tác tại các cơ quan Nhà nước, nay về tham gia hoạt động tại Hiệp hội, đã chỉ đạo, tư vấn sát sao, góp phần tạo nên sức sống mới của làng nghề Việt Nam. Tổ chức Hiệp hội có Hội đồng Tư vấn; Hội đồng Liên lạc các Câu lạc bộ Nghệ nhân làng nghề Việt Nam; 01 Viện Nghiên cứu; Tạp chí Làng nghề Việt Nam in và điện tử, có ấn phẩm OCOP in và điện tử; 7 Văn phòng Đại diện; 15 Trung tâm, 10 ban chuyên môn, 03 câu lạc bộ; Trên 13.000 hội viên ở 61/64 tỉnh, thành phố (nhiều hội viên là tổ chức Tỉnh hội, Thành hội và hội viên tập thể); Góp phần xây dựng các làng nghề tiêu biểu ở các vùng miền..
Hoạt động Tôn vinh nghệ nhân: Từ năm 2007 đến 2019, qua 9 lần phong tặng, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã xét và phong tặng: 72 danh hiệu “Làng nghề tiêu biểu”; 72 Đơn vị Kinh tế Làng nghề tiêu biểu; 835 Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam (trong đó có 62 Nghệ nhân VHNT Ẩm thực làng nghề Việt Nam); 06 Bảo vật tinh hoa làng nghề; 95 Sản phẩm Thủ công mỹ nghệ Làng nghề tiêu biểu; 68 Thợ giỏi; 115 Bảng vàng gia tộc Nghề truyền thống Việt Nam. Nhà nước đã tiến hành 3 lần phong tặng Nghệ nhân Quốc gia, có 17 Nghệ nhân Nhân dân, 120 Nghệ nhân Ưu tú, trong đó có 14 Nghệ nhân Nhân dân và 63 Nghệ nhân Ưu tú là hội viên của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Hoạt động Truyền thông: Hiệp hội coi trọng công tác thông tin truyền thông, báo chí. Ngoài trang Web của Hiệp hội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội đã duy trì in đều đặn 4 kỳ/ tháng, ấn phẩm OCOP 1 kỳ/ tháng, với chất lượng ngày càng nâng cao. Với nội dung tuyên truyền giới thiệu hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động của Hiệp hội, về nông thôn mới, OCOP, khuyến công, dạy nghề, xúc tiên thương mại CMCN 4.0 và hội nhập FTA, EVFTA, CPTPP,....Tạp chí đã góp phần nâng cao hiểu biết về làng nghề về luật pháp chính sách, tôn vinh nghệ nhân.Tạp chí thực sự trở thành tài liệu cẩm nang và quảng bá cho sản phẩm làng nghề đúng định hướng hoạt động của Hiệp hội.
Mở rộng quan hệ với các nước: Song song với các hoạt động nghề nghiệp, Hiệp hội đã mở rộng các hoạt động đối ngoại; Trang bị đầy đủ kiến thức để tìm đầu ra cho các sản phẩm tại nước ngoài; Đẩy mạnh việc tổ chức và phối hợp thực hiện các đoàn tham gia hội chợ, khảo sát; Đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến tìm hiểu, làm việc và khảo sát trực tiếp tại một số làng nghề để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm đầu ra cho sản phẩm, kết nối thông tin tạo du lịch làng nghề với nhiều màu sắc văn hoá Việt.
Kết nối với địa phương: Hiệp hội đã phối hợp với chính quyền một số địa phương xây dựng tổ chức, phát triển nghề tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người; Phát triển chương trình tham quan, giao lưu, kết nối giữa các làng nghề và nghệ nhân tại các vùng, miền nhằm thực hiện mục tiêu “Kết nối cộng đồng làng nghề - Bảo tồn Văn hóa - Phát triển Du lịch - Hội nhập Quốc tế” và tổ chức “Ngày Di sản Văn hóa nghề, làng nghề truyền thống hội nhập quốc tế” nhân “Ngày Di sản Văn khóa Việt Nam, từ 19/11/2020 đến 23/11/2020 tại Hà Nội.
Hoạt động của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển Làng nghề với 7 mảng công tác như sau:
Đại diện hợp pháp bảo về quyền lợi cho hội viên. Đủ tư cách pháp nhân trong HTCT.
Tạo môi trường liên kết, hợp tác giữa các hội viên trong sản xuất kinh doanh; Xúc tiến thương mại, dịch vụ, đầu tư, nghiên cứu khoa học, tìm hiểu khảo sát thị trường trong và ngoài nước.
Tổ chức thông tin tuyên truyền quảng bá doanh nghiệp. Tổ chức hội thảo, tọa đàm, triển lãm, xuất bản ấn phẩm thông tin, nâng cao thương hiệu.
Làm đầu mối giải quyết các tranh chấp kinh tế giữa các hội viên, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do tranh chấp gây ra, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh đúng pháp luật.
Tư vấn, hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn các doanh nghiệp về quản lý, pháp luật, nghiệp vụ kinh doanh...
Quán triệt đường lối chủ trương chính sách của Nhà nước, tuyên truyền giáo dục hội viên, tổ chức tư vấn giám sát và phản biện xã hội …
Mở rộng quan hệ quốc tế, tham gia các hiệp hội quốc tế có liên quan để tranh thủ và tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp kiếm đối tác, thị trường, khách hàng.
Những sự kiện minh hoạ từ quá trình kết nối: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) làng nghề Bánh đậu xanh ở Hải Dương thoát hình sự hoá. Tạo ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ lò cao tần trên 1000 độ giữa Làng Gốm Bát Tràng với Làng Rèn Đa Sĩ – Tạo kết nối giao lưu giữa các làng nghề với thị trường hàng thủ công mỹ nghệ nước ngoài cần chỉ dẫn địa lý và sở hữu trí tuệ qua các hội thảo trong ngoài nước. Giúp DN có kiến thức về Chiến lược Tiếp cận thông tin và Maketing khác nhau thế nào. Giới thiệu tấm gương tiêu biểu của DN thành viên hiệp hội và tham gia các Hội ngành các cấp. Góp phần nâng cao nhận thức về Chiến lược sản xuất kinh doanh hiện đại và thị trường bằng bí quyết 5 – 7 chữ M trong sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện các nghệ nhân phát huy vai trò bảo tồn làng nghề sống khoẻ và có tác động tích cực vào quá trình phát triển. Tư vấn kết nối Du lịch làng nghề với công thức 1-3-5 (1 hạ tầng tốt- 3 vùng lõi- dịch vụ - văn hoá lịch sử, tâm linh…; 5 yêu cầu: Sơ đồ chỉ dẫn Du lịch, Hướng dẫn viên, Lịch trình thời gian, các Dịch vụ Y tế an toàn, có camera điều hành).
Có thể nói sự tụ họp thành nhóm của loài người đã diễn ra như một quy luật bất biến – nó chỉ khác nhau về quy mô hình thức, định danh tên gọi ... và xu hướng ngày càng phong phú. Các TCXH ở Việt Nam nói chung, các TCXH nghành nghề nói riêng đã hiện diện khá đông đủ và góp phần phát triển làng nghề như đã từng thấy. Hiệp hội nghề nghiệp ấy như cặp bài trùng góp phần tạo nên bức tranh toàn cảnh hình ảnh Việt Nam tiến tới thịnh vượng nhưng vẫn gìn giữ bản sắc văn hoá có cội nguồn.
Hiệp hội nghành nghề của những người lao động khu vực làng nghề đã góp phần làm thức dậy một tiềm năng, một sức sống hàng ngàn năm bị xâm thực mà không mất bản sắc văn hoá. Không những thế còn đồng hoá cái dị biệt ngoại lai của đối phương thành cái phù hợp đề tồn tại.
Qua những hoạt động sôi nổi, sâu rộng, uy tín, sức lan tỏa của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được nâng cao; Các cơ quan quản lý Nhà nước tôn trọng và ghi nhận; Nhiều tổ chức xã hội - nghề nghiệp đánh giá cao; Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghệ nhân, thợ giỏi, thợ thủ công làng nghề tín nhiệm, tin cậy, coi là mái nhà chung của cộng đồng làng nghề cả nước.
Trong 3 thập niên gần đây làng nghề Việt Nam đã khởi sắc. Với số lượng “cả nước có 5.411 làng nghề... trong đó có 1.864 làng nghề truyền thống (115 nghề truyền thống) thu hút gần 11 triệu lao động...bao gồm 12 nhóm nghề gốm sứ, mây tre đan, gỗ, đồng, dệt thổ cẩm...Riêng hàng thủ công mỹ nghệ đã có 2000 doanh nghiệp và cơ sở tham gia xuất khẩu đạt kim ngạch tới 2 tỷ USD. Thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng tới 40%, tiếp theo là Đức và Nhật Bản” .
Sự phát triển của làng nghề gắn với sự lớn mạnh của Hiệp hội như là một hiện tượng “cộng sinh tất yếu” sự phát triển làng nghề là điều kiện, là tiền đề cho sự ra đời của Hiệp hội và ngược lại- sự ra đời của Hiệp hội là tác nhân thúc đẩy làng nghề phát triển. Hiệp hội gắn với Làng nghề như là một cặp đôi tương thích xã hội có tính quy luật. Giá trị cốt lõi của Hiệp hội trong mấy nhiệm kỳ qua không chỉ thúc đẩy nâng tầm quan trọng vị thế của làng nghề mà điều đáng ghi nhận là đằng sau những thành tích giải quyết việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động thì là các giá trị vật thể và phi vật thể thực sự chính là những di sản văn hoá tầm quốc gia không thể cân đong đo đếm bằng tiền bạc.
Đánh giá của Đảng và nhà nước : Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã có Quyết định số 1269/QĐ-CTN ngày 28/7/2020 về việc tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Hiệp hội Làng nghề Việt Nam vì “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nhiều thành viên nhận được bằng khen và danh hiệu cao quý. Tất nhiên hoạt động của Hiệp hội còn hạn chế và yếu kém do thực lực còn mỏng, cơ sở vật chất còn nghèo nàn. Sự quan tâm của các cấp còn hạn chế.
Những kiến nghị
Thứ nhất về nhận thức: Sự phát triển các TCXH nghề nghiệp sẽ là xu hướng chung tầm toàn cầu. Phải chăng cá TCXH nghề nghiệp không mang ý nghĩa chính trị? Việc cực đoan coi nhẹ vai trò của các TCXH này thể hiện qua các chính sách là điều làm triệt tiêu động lực xã hội không nên có.
Nhận thức về khu vực kinh tế làng nghề không nên phiến diện đánh gíá qua con số bao nhiêu tỷ đồng ...bởi vì giá trị kinh tế tuy nhỏ so với sản xuất đại công nghiệp nhưng giá trị cốt lõi của kinh tế làng nghề là giá trị vật thể và phi vật thể tầm di sản văn hoá. Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan..đã làm từ thế kỷ trước. Hơn nữa Làng nghề chủ yếu là mô hình kinh tế hộ gia đình, tư nhân gần đây đã khẳng định là động lực quan trọng.
Thứ hai về hành lang pháp lý: Các TCXH đang chờ những Luật thông thoáng căn cơ hơn như luật về quyền lập Hội, nhiều thập niên “nợ đọng”không tương xứng với sự phát triển của đất nước và thời đại. Phải chăng đây là sức ỳ của tư duy hay vướng về quan điểm. Chúng ta đã và đang trải qua thời khắc của Thiên niên kỷ thứ 3 với đặc điểm hội nhập và Công nghệ chuyển đổi số mạnh mẽ. Không phải ngẫu nhiên các hiệp định FTA thế hệ mới chú trọng vai trò của các TCXH trong văn bản ký kết.
Với các văn bản hiện hành cần rà soát lại với tinh thần tư duy mới tầm chiến lược đặt các TCXH với vị thế đối tác “không thể thiếu” (theo cách diễn đạt của K. Marx) và đúng với tầm hiến dịnh: “vai trò giám sát Tư vấn và phản biện xã hội” - thực sự cần thiết bằng những luật hoặc văn bản thể chế hoá chủ trương này như văn bản 501ND-TTg “Về thí điểm phản biện khoa học chuyên nghiệp” đã triển khai tại VUSTA từ năm 2015 đề nghị tổng kết và triển khai đại trà với các TCXH khác...
Thứ ba, kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý với mô hình kinh tế hộ gia đình – đặc trưng của sản xuất kinh doanh làng nghề. Phải chăng đó cũng là một nội dung quan trọng góp phần“Định hướng chính sách xây dựng về làng nghề - Lý luận và thực tiễn” thành hiện thực và khả thi theo yêu cầu của hội nhập, phát triển bền vững.
Kiến nghị Nhà nước chủ trì xây dựng ngân hàng dữ liệu về làng nghề tiến tới có hệ thống số liệu thống kê về làng nghề một cách khoa học thống nhất toàn quốc và các tỉnh thành góp phần nghiên cứu, bảo tồn các giá trị của làng nghề bài bản như nhiều nước quanh ta. Họ có các bảo tàng sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở khắp nơi với mô hình đa dạng: Tư nhân, cộng đồng, quốc gia.
Kiến nghị Nhà nước, các cấp có chiến lược xây dựng phát triển các làng nghề kết hợp với du lich sinh thái, du lịch văn hoá tâm linh, ẩm thực… theo quy hoạch khoa học tránh tự phát. Đặc biệt, với hiện trạng một số nghề có thể mai một vì nhiều lý do kiến nghị cần xây dựng chương trình tôn vinh nghệ nhân, đào tạo lớp thợ trẻ kế cận với chính sách đãi ngộ thoả đáng.
Kiến nghị cuối cùng vấn đề môi trường và mặt bằng sản xuất kinh doanh liên quan với nhau. Sản xuất Làng nghề vốn gắn bó với khu dân cư việc hình thành các cụm công nghiệp làng nghề cần có quy hoạch khoa học và khả thi đồng bộ với hệ thống môi trường sinh thái nhân văn, tránh hiện trạng tự phát biến tướng của chia lô chiếm dụng đất đai của nhóm lợi ích đã nêu nhiều trong báo chí. Thực trạng đất đai bị chiếm dụng gây bất ổn xã hội thất thoát tài nguyên hiện nay là thách thức với Nhà nước và người sản xuất kinh doanh làng nghề. Đất đai đã biến thành nơi xây dựng nhà ở cao tầng sang tên đổi chủ đổi mục đích sử dụng thì hệ thống xử lý nước thải ô nhiễm môi trường càng khó giải quyết.
Nguyễn Vi Khải
PCT. HĐTV HH Làng nghề Việt Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô
09:28 | 13/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử
10:45 | 07/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng
10:07 | 30/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề và Làng nghề truyền thống
09:22 | 16/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam
10:08 | 10/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống
15:49 | 19/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ
10:17 | 12/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế
15:25 | 04/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0
09:35 | 02/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:09 | 22/03/2024 Nghiên cứu trao đổi
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
08:57 | 15/03/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam
14:18 | 07/03/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa
09:27 | 04/03/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 Nghiên cứu trao đổi
Hương vị đất trời
11:20 OCOP
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 Làng nghề, nghệ nhân
Đà Nẵng: Phiên chợ Nông sản và Sản phẩm OCOP
11:20 Tin tức
Đắk Lắk: Nghiệm thu hoàn thành đề án khuyến công
11:19 Khuyến công