Hà Nội: 35°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Nhìn lại và suy ngẫm

LNV - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Hiệp hội) được thành lập tháng 2 năm 2005, đến nay đã 15 năm. Chúng ta vui mừng, phấn khởi về những thành tựu quan trọng mà Hiệp hội đã đạt được, đặc biệt là nhiệm kỳ từ năm 2012 đến nay, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Lưu Duy Dần. Nhiều bằng khen, bức trướng được tặng thưởng và lần này là Huân chương Lao động hạng ba đã nói lên tất cả; Báo cáo của Thường trực Hiệp hội đã trình bày đầy đủ, xin không nhắc lại. Trong bài này, với tư cách là một trong những người sáng lập Hiệp hội, tôi xin nêu lên một số suy ngẫm khi nhìn lại chặng đường đã qua, với hy vọng rút ra được một số điều bổ ích góp cho hoạt động của Hiệp hội trong thời gian tới.
TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ

Trước hết, xin đề cập vấn đề thể chế (thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật quy định những cơ chế, chính sách), để thấy rõ yêu cầu hoàn thiện hệ thống thể chế hiện hành nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của làng nghề cũng như của Hiệp hội.

Theo nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, một quốc gia phát triển hay không, nhanh hay chậm, không phải do các yếu tố vị trí địa lý, tài nguyên, thời tiết, khí hậu hoặc dân trí, mà chính là do thể chế. Thể chế có vai trò quyết định sự phát triển của một quốc gia, dân tộc: thể chế đúng đắn thì quốc gia ấy huy động được mọi tiềm năng (tinh thần và vật chất) của đất nước, phát triển thịnh vượng, dân tộc ấy ấm no, hạnh phúc, và ngược lại.


CGCC Vũ Quốc Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.

Từ những năm đổi mới, với thể chế mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thể và uy tín quốc tế như ngày nay” (Báo Nhân Dân, ngày 31-8-2020). Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Đảng ta vẫn nhận định: “Hoàn thiện thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn chậm, chưa tạo được chuyển biến căn bản về mô hình tăng trưởng; Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao” (Báo Nhân Dân, ngày 20-10-2020). Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, Đảng đã nêu ra nhiệm vụ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường..., tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc; Khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước” (Như trên).

Về thể chế cho làng nghề: Trong thời gian qua, các làng nghề trong cả nước đã hoạt động trong khuôn khổ các chủ trương, chính sách, luật pháp áp dụng cho khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngành nghề nông thôn, v.v…Các làng nghề đã phấn đấu khắc phục nhiều khó khăn, giữ vững và phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì và phát triển tinh hoa văn hóa của dân tộc. Trong thời gian đại dịch Covid-19, nhiều làng nghề vẫn trụ vững, nhiều ý tưởng sáng tạo vẫn nảy nở, thêm nhiều mẫu mã, kiểu dáng mới.

Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có một văn bản pháp quy tạo khung khổ pháp lý riêng biệt cho các làng nghề. Đây là một thiệt thòi cho làng nghề - một khu vực hiện đang bao gồm trên 5.400 làng nghề (1.748 làng nghề truyền thống) cung cấp nhiều sản phẩm thủ công nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, trong đó có những sản phẩm thủ công mỹ nghệ thể hiện sâu sắc văn hóa dân tộc đã được công nhận là di sản văn hóa quốc gia, một số được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Các làng nghề giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động với thu nhập gấp 2-3 lần lao động thuần nông; trong làng nghề truyền thống, hầu như không có tệ nạn xã hội, một nông thôn mới văn minh, hiện đại đang hình thành. Quan trọng nhất là qua bao đời nay, trong các làng nghề, nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa vẫn được kế thừa, bảo tồn và phát huy; đây chính là giá trị cốt lõi cũng là niềm tự hào của các làng nghề nước ta.


Về thể chế cho hoạt động của Hiệp hội, đáng chú ý là ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946, “quyền tự do tổ chức và hội họp” đã được ghi nhận (Điều 10). Ngày 20/5/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 102/SL/L004 ban hành Luật quy định Quyền lập hội. Các bản Hiến pháp tiếp theo (1959, 1980, 1992 và 2013) cũng đều ghi nhận quyền “lập hội” của công dân (trong Hiến pháp 2013, quyền “lập hội” được quy định tại Điều 25).

Thế nhưng, từ đó đến nay, các hội, trong đó có Hiệp hội chúng ta vẫn hoạt động theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21-4-2010 về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13-4-2012 sửa đổi, bổ sung Nghị định 45/2010. Những văn bản này vẫn nặng tư duy “tập trung quan liêu bao cấp” của thể chế cũ. Từ nhiều năm nay, dù đã có đến trên 20 bản dự thảo, song mấy nhiệm kỳ Quốc hội vẫn “nợ” dân về ban hành Luật về Hội. Tình trạng chưa có một văn bản pháp quy xứng tầm – đạo luật về hoạt động của hội mà Hiến pháp đã quy định đang là rào cản hạn chế hoạt động của các hội cũng như của Hiệp hội chúng ta.

Cũng xin nói thêm là: năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12-4-2018 về phát triển ngành nghề nông thôn với những cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động của các làng nghề, trong đó quy định Sở Nông nghệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý nhà nước về làng nghề ở địa phương, chấm dứt tình trạng không thống nhất hiện nay, song vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể để thực thi.

Do tình hình trên, cho đến nay, chưa có một hệ thống dữ liệu, số liệu thống kê toàn diện, đáng tin cậy và cập nhật về hoạt động của các làng nghề trong cả nước, từ số lượng và biến động trong từng thời gian đến tình hình cụ thể về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, v.v… Do đó, nhiều công trình nghiên cứu vẫn chỉ dựa trên định tính, thiếu định lượng bằng những con số; Đây là một thiệt thòi lớn cho công tác nghiên cứu khoa học cũng như cho công tác quản lý của cơ quan nhà nước và hoạt động của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.

Tóm lại, có thể khẳng định rằng việc tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thể chế cho hoạt động của làng nghề cũng như của Hiệp hội là rất cấp bách để làng nghề đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc phát triển đất nước ta.

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI

Trong phần này, xin bàn về các mặt hoạt động của Hiệp hội. Trải qua 15 năm hoạt động, Hiệp hội chúng ta, với tư cách là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp đã làm được khá nhiều việc và đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Quan trọng nhất là Hiệp hội nhận thức ngày càng sâu sắc những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thể hiện trong các sản phẩm làng nghề, coi văn hóa là nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững của làng nghề; Do đó, việc bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề đã được khẳng định là vinh dự, trách nhiệm, trở thành mục tiêu thấm sâu trong mỗi hoạt động của Hiệp hội.

Điều lệ Hiệp hội (Bộ Nội vụ phê duyệt năm 2012) đã quy định 13 nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội; Bài này, tôi xin gộp lại thành ba nhóm để nhìn lại và chia sẻ một số cảm nhận sau đây:
Về những nhiệm vụ thuộc Nhóm 1: Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên (Điều lệ Hiệp hội ghi đây là nhiệm vụ số 1, coi là quan trọng nhất). Thời gian qua, trong việc thực hiện nhiệm vụ này, Hiệp hội đã có nhiều hoạt động, như:

Thường xuyên tham gia các cuộc họp xây dựng các văn bản pháp quy liên quan đến tiểu thủ công nghiệp và làng nghề do Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì; Có những ý kiến được chấp nhận;

Tham gia Hội đồng xét thưởng cấp Nhà nước (do Bộ Công thương chủ trì) xét chọn các danh hiệu nghệ nhân, qua đó bảo vệ quyền lợi chính đáng của những nghệ nhân làng nghề đủ tiêu chuẩn.

Tham gia các cuộc họp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Hiệp hội là thành viên Mặt trận, do cơ cấu cho nên có đại diện tham gia Ủy ban trung ương Mặt trận) để bàn và thực hiện các cuộc vận động do Mặt trận tổ chức;

Đặc biệt là đã thực hiện thường xuyên các cuộc bình chọn, tôn vinh các danh hiệu làng nghề (sản phẩm tinh hoa, nghệ nhân làng nghề, bảng vàng gia tộc nghề truyền thống, đơn vị kinh tế làng nghề tiêu biểu, thợ giỏi làng nghề) nay đã đến lần thứ 9, được các làng nghề đặc biệt hoan nghênh và hưởng ứng.

Tổ chức nhiều cuộc hội thảo với các cơ quan chức năng liên quan để đề xuất những kiến nghị với Nhà nước giải quyết các vướng mắc, như: khắc phục ô nhiễm trong làng nghề; Quy hoạch các cụm/khu công nghiệp và thực hiện việc di chuyển các cơ sở ô nhiễm ra khỏi các làng; xúc tiến thương mại; Xây dựng thương hiệu, v.v…

Qua thực tế, có thể thấy Hiệp hội đã làm được nhiều việc, song nhìn lại, có thể làm tốt hơn nữa: (i) Hiệp hội nên chủ động đề xuất việc ban hành Luật Làng nghề và những văn bản quy phạm pháp luật riêng biệt, hình thành môi trường kinh doanh cho làng nghề; Đồng thời cũng nên đề xuất lấy ngày 20-2 hằng năm là ngày truyền thống “Ngày Làng nghề Việt Nam” (dựa trên tư liệu ngày 20-2-1959, Bác Hồ đã về thăm Làng gốm sứ Bát Tràng); (ii) Đối với các cuộc họp do các bộ, ban, ngành tổ chức để lấy ý kiến về những văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của làng nghề (như về kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh …), Hiệp hội nên chủ động nắm tình hình, chuẩn bị kỹ, đóng góp những ý kiến gắn với làng nghề vào văn bản dự thảo; (iii) Hiệp hội có thể chủ động tổ chức các cuộc họp, tập huấn để giải thích, hướng dẫn kịp thời các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề trong việc tiếp cận các cơ chế, chính sách (ví dụ như gói hỗ trợ 62.000 tỷ của Chính phủ trong dịp dịch Covid-19), tránh tình trạng các cơ sở phải tự tìm hiểu, hoặc đợi các cơ quan nhà nước hướng dẫn, có khi không kịp thời và không sát với làng nghề; (iv) Từ đầu năm 2020, Viện Nghiên cứu Lập pháp (thuộc Quốc hội) đã chủ trì Đề tài “Định hướng chính sách xây dựng Luật Làng nghề - Lý luận và thực tiễn”; Hy vọng qua đây, sẽ có một tiếng nói góp vào việc hình thành Luật Làng nghề, Hiệp hội nên tích cực tham gia.

Về những nhiệm vụ thuộc Nhóm 2: Thực hiện các biện pháp hợp tác, hỗ trợ, phổ biến kinh nghiệm, giúp các làng nghề nâng cao chất lượng sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, Hiệp hội đã triển khai nhiều hoạt động có hiệu quả, như:

Nổi bật nhất là đã tổ chức nhiều gian hàng giới thiệu sản phẩm làng nghề gắn với các cuộc lễ hội, hội thảo, tọa đàm do Hiệp hội chủ trì, cùng khá nhiều cuộc triển lãm quy mô, qua đó, quảng bá sản phẩm tiêu biểu, đồng thời tiêu thụ được nhiều hàng hóa.

Tổ chức các cuộc họp giới thiệu cơ chế, chính sách mới, cung cấp thông tin, phổ biến các cam kết mới với các đối tác nước ngoài (các hiệp định thương mại tự do FTA), hướng dẫn cách thức tiếp cận thị trường, v.v…

Tổ chức nhiều cuộc hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, trao đổi kinh nghiệm cho các cơ sở sản xuất, các làng nghề ứng dụng khoa học công nghệ thời 4.0, như thực hiện cơ giới hóa ở những khâu có điều kiện; Dùng gas thay than trong chất đốt nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường;

Tổ chúc hội thảo chuyên đề về cải tiến mẫu mã, nâng cao tính mỹ thuật trong sản phẩm tiểu thủ công làng nghề, chú trọng thiết kế mẫu mã bao bì;

Tổ chức hội thảo về xây dựng và bảo vệ thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ, thực hiện liên kết, liên doanh theo chuỗi, tăng giá trị gia tăng qua từng khâu sản xuất kinh doanh;

Tổ chức các cuộc thi sản phẩm thủ công nghiệp có giá trị sáng tạo, mẫu mã mới, có hàm lượng văn hóa cao; Khuyến khích phát triển sản phẩm mới, đổi mới quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ mới;

Thực hiện các chương trình, dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương chuyển giao, tổ chức nhiều lớp học đào tạo nghề gắn với việc làm cho lao động làng nghề, với nhiều mô hình phù hợp, đạt hiệu quả cao;

Tổ chức nhiều cuộc hội thảo về du lịch làng nghề, trao đổi ý kiến về nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch; v.v…

Riêng đối với nghệ nhân, đã thực hiện nhiều biện pháp tôn vinh nghệ nhân; Tổ chức Hội đồng Liên lạc các câu lạc bộ nghệ nhân làng nghề để thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm bồi dưỡng, bảo vệ và phát huy nghệ nhân;

Có thể khẳng định những hoạt động của Hiệp hội trong thực hiện Nhóm nhiệm vụ này là khá phong phú. Tuy nhiên, từ thực tế, có thể thấy: (i) Hiệp hội thực hiện nhiệm vụ này qua các hội thảo, triển lãm, hội chợ … để nâng cao nhận thức là cần thiết, song vẫn cần nâng cao chất lượng các hội thảo, bàn những giải pháp cụ thể sát sườn với từng ngành nghề; (ii) Hiệp hội nên có kế hoạch chủ động hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong từng thời gian, bằng nhiều hình thức như lớp tập huấn, bài viết trên Tạp chí Làng nghề Việt Nam…; (iii) Các tổ chức trực thuộc Hiệp hội (trung tâm, ban, viện …) cần năng động, tổ chức thêm nhiều dịch vụ trợ giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh một cách toàn diện, từ kinh tế đến văn hóa, xã hội; Từ nâng cao chất lượng sản phẩm đến bồi dưỡng kỹ năng quản lý các hộ kinh doanh.

Về các nhiệm vụ thuộc Nhóm 3: Thực hiện các hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội đối với các cơ chế, chính sách, dự án của Nhà nước liên quan đến làng nghề, Hiệp hội đã có những hoạt động như:

Tham gia các cuộc hội thảo do Bộ Công thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam … tổ chức, thảo luận những dự thảo nghị định, thông tư do các cơ quan này chuẩn bị, đề xuất những ý kiến bổ sung cần thiết liên quan đến làng nghề;

Gần đây nhất là đã tham gia tích cực trong việc chuẩn bị Nghị định 52/2018, trong đó có khá nhiều quy định thuận lợi cho hoạt động của các làng nghề (nhưng rất tiếc là việc triển khai thực hiện quá chậm, nghị định chưa được thể hiện trong cuộc sống); v.v…

Thực tế cho thấy Hiệp hội có thể thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ này, nếu như có sự đổi mới ở cả hai phía cơ quan nhà nước và Hiệp hội: (i) Các cuộc tư vấn, phản biện, giám định xã hội do các cơ quan nhà nước tổ chức cần thực chất hơn; Cơ quan chủ trì cần dành thời gian thảo luận nhiều hơn, kể cả tranh luận; Ý kiến đóng góp cần được lắng nghe; (ii) Hiệp hội có thể chủ động chuẩn bị và đề xuất với cơ quan nhà nước thực hiện một số cuộc phản biện xã hội để tiếp tục hoàn chỉnh những cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của làng nghề và Hiệp hội; (iii) Trong quá trình tham gia các cuộc giám định, phản biện xã hôi do cơ quan nhà nước chủ trì, Hiệp hội có thể chuẩn bị kỹ hơn, nắm vững thêm thực tế, thu hút đầy đủ trí tuệ của thành viên Hiệp hội, do đó tăng thêm sức thuyết phục của ý kiến tham gia.

Tiếp theo, xin đề cập về tổ chức, điều hành Hiệp hội. Có thể nói đây là nhân tố chủ quan tác động quyết định thành tựu của Hiệp hội trong những năm qua. Thực tiễn cho thấy quản lý, điều hành tổ chức xã hội là một hoạt động rất mới, chúng ta chưa có kinh nghiệm. Điều đáng quý là mặc dù có nhiều khó khăn, Hiệp hội vẫn hoạt động tốt, do nỗ lực của Ban Thường trực Hiệp hội, nhất là vị Chủ tịch đầy tâm huyết và nhiều sáng kiến. Thành tựu thời gian qua đã tạo cơ sở và tiền đề vững chắc cho những thành tựu mới trong thời gian tới.

Dưới đây, dựa theo nguyên tắc “ba tự” (tự nguyện; tự quản lý; tự trang trải các chi phí) của tổ chức Hiệp hội như các nhà nghiên cứu đã khái quát, xin nêu lên một số suy nghĩ như sau.

Hiệp hội hoạt động tự nguyện. Đến nay, Hiệp hội đã có khoảng 13.000 hội viên (trong đó 1/3 là hội viên tổ chức) tại khắp các địa phương, hiện vẫn tiếp tục có đăng ký mới, chứng minh Hiệp hội đã được tín nhiệm trong cộng đồng làng nghề cả nước. Hiệp hội đã hình thành hệ thống tổ chức khá mạnh: Có Văn phòng Trung ương Hiệp hội, 15 trung tâm, 10 ban, 07 văn phòng đại diện, 01 viện nghiên cứu, 01 tạp chí in, 01 tạp chí điện tử và 01 trang thông tin điện tử. Rất đáng hoan nghênh là Thường trực Hiệp hội, Hội đồng Tư vấn, cán bộ, nhân viên trong Văn phòng Hiệp hội cũng như các tổ chức trực thuộc cũng đều vì tâm huyết với làng nghề mà kiên trì khắc phục khó khăn, làm việc tự nguyện, nhiệt tình đóng góp vào những thành tựu.

Hiệp hội tự quản lý. Thực tiễn cho thấy, bộ máy quản lý của một tổ chức hội không thể rập khuôn bộ máy nhà nước, mà phải rất gọn nhẹ, làm việc có hiệu quả; việc điều hành bộ máy cũng không thể như cơ quan nhà nước. Điều đặc sắc ở Hiệp hội là đã quy tụ được một số vị có trình độ, năng lực đã công tác trong cơ quan nhà nước nay đã nghỉ hưu song tâm huyết với làng nghề, sẵn sàng đảm nhiệm công việc Hiệp hội; Cần phát huy hơn nữa trí tuệ, tài năng của các vị này vào công việc chung. Đồng thời, cũng nên quan tâm thu hút kiến thức, kinh nghiệm của những người đã hoạt động trực tiếp lâu năm trong các làng nghề, để tăng thêm chất liệu từ thực tiễn cho hoạt động của Hiệp hội. Các tổ chức trực thuộc Hiệp hội có thể hoạt động đều tay hơn, trợ giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề nhiều hơn nữa.

Khác với cơ quan nhà nước, Hiệp hội phải làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, lấy đồng thuận, thuyết phục là chủ yếu. Đây là một khó khăn, vì trong một tổ chức xã hội, nhận thức, trình độ rất khác nhau. Điều hành Hiệp hội, do vậy, cần uyển chuyển, tâm lý, bàn bạc, lắng nghe nhiều hơn; Có việc dễ dàng nhất trí, nhưng có việc cần chờ đợi và thậm chí phải ngừng lại khi chưa tạo được sự nhất trí.

Hiệp hội tự trang trải các khoản chi phí. Đây đang là một khó khăn thường xuyên của Hiệp hội. Theo Điều lệ, nguồn thu của Hiệp hội trước hết là lệ phí gia nhập; hội phí; Các khoản tài trợ và các khoản thu hợp pháp khác, thế nhưng trong thực tế, hội phí hầu như không thu được.

Đáng mừng là trong tình hình luôn căng thẳng về tài chính, Thường trực Hiệp hội đã có nhiếu sáng kiến, tranh thủ được dự án từ các bộ, các tỏ chức, đồng thời tranh thủ trợ giúp từ các làng nghề để tăng thêm nguồn lực, do đó, hoạt động của Hiệp hội vẫn được bảo đảm. Hiệp hội cũng đã thiết lập được một số quan hệ quốc tế. Hy vọng rằng các mối quan hệ nói trên được duy trì lâu dài. Mặt khác, nếu khai thác, phát huy được các tổ chức trực thuộc Hiệp hội (các trung tâm, ban, viện, văn phòng đại diện …), thúc đẩy và tạo điều kiện cho các tổ chức này thực hiện nhiều dịch vụ phục vụ các cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề, thì đây cũng là một nguồn thu đóng góp cho Hiệp hội.

Nhìn lại 15 năm hoạt động của Hiệp hội. Trong điều kiện thể chế và cơ chế, chính sách đối với làng nghề còn nhiều bất cập, những cố gắng và thành tựu của các làng nghề là rất đáng biểu dương, kết quả hoạt động của Hiệp hội là rất đáng tự hào. Tuy nhiên, có những việc có thể làm tốt hơn, nhiều hơn, chuyên nghiệp hơn, hướng vào nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề; nhất là nghiên cứu chuyên sâu hơn cả về lý luận và thực tiễn đối với những vấn đề cơ bản về làng nghề, văn hóa làng nghề, về hoạt động của Hiệp hội, v.v…

Ngày nay, đất nước ta đang bước vào một giai đoạn phát triển mới. Các văn bản dự thảo trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu ra những nhiệm vụ nhằm triển khai đồng bộ, toàn diện công cuộc đổi mới, đưa đất nước ta tiếp tục phát triển bền vững, Hiệp hội chúng ta có thể bám sát những vấn đề mới trong các văn bản để vận dụng vào việc tổng kết kinh nghiệm thời gian qua, đề ra những giải pháp phù hợp, tiếp tục hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Nhân kỷ niệm 15 năm Hiệp hội, bài viết này tập trung vào những vấn đề then chốt, chủ yếu là nhằm biểu dương, trân quý những thành tựu đã đạt được, đồng thời nêu lên một số suy ngẫm mong được đóng góp vào công việc chung từ nay về sau. Tuy nhiên, trong bài này, những thành tựu của Hiệp hội đã kể ra chắc chắn chưa đầy đủ; những suy ngẫm có thể cần được thảo luận thêm; rất mong nhận được nhiều ý kiến trao đổi.

CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

LNV - Người Khơ Mú ở Việt Nam thường được các dân tộc khác gọi là: Xá Cẩu, Tày Hạy. Với tổng số dân vào khoảng trên dưới 56.542 người, họ cư trú ở các vùng rẻo cao, vùng giữa thuộc các vùng Tây Bắc và Thanh Nghệ của Việt Nam.
Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

LNV - Dưới tác động của toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, việc khai thác tiềm năng của các làng nghề trong lĩnh vực du lịch không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống mà còn tạo động lực phát triển cho công nghiệp văn hóa - một ngành kinh tế mũi nhọn theo chiến lược phát triển của Thủ đô.
Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

LNV - Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đang mở ra kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các làng nghề thủ công, tạo đà bứt phá nhờ khoa học công nghệ. Nghị quyết này không chỉ là định hướng chiến lược về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, mà còn là “cầu nối vàng” giữa các viện nghiên cứu, nhà khoa học với cộng đồng doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

LNV - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong phát triển sản xuất, kinh doanh, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động ứng dụng, chuyển đổi dữ liệu và quy trình sản xuất từ thủ công sang số hóa, tự động hóa. Đồng thời, tích cực sử dụng mạng xã hội, xây dựng website, tham gia các sàn thương mại điện tử để đưa các sản phẩm làng nghề vươn dài ra thị trường thế giới.
Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

LNV - Xây dựng mô hình “chuyển đổi xanh”, khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm phát thải chất độc hại đang được coi là hướng mở có tín hiệu khả quan, để giải “bài toán khó” ô nhiễm môi trường làng nghề vốn vẫn là mối lo chung của không ít địa phương từ nhiều năm nay. Dẫu vậy, việc triển khai các giải pháp này vẫn là điều không dễ...
Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

LNV - Du lịch làng nghề (DLLN) là một loại hình du lịch khá mới mẻ tại Việt Nam, nó mang lại một số lợi ích thiết thực như: giúp đa dạng hóa các loại hình du lịch; khôi phục, phát triển một số làng nghề có nguy cơ bị mai một, thất truyền; góp phần phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong làng nghề và gia đình xung quanh làng nghề; quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa mỗi vùng miền. Tuy nhiên, khi phát triển DLLN cũng gặp không ít khó khăn, thách thức cần phải có giải pháp tháo gỡ. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp DLLN tiếp tục phát triển để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.

Tin khác

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

LNV - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.
Những yếu tố sống còn của làng nghề

Những yếu tố sống còn của làng nghề

LNV - Hệ thống sản xuất trong các làng nghề mang hình thái đặc trưng và bản sắc riêng biệt của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Làng nghề không chỉ là một khu vực sản xuất có những đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.
Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

LNV - Giá cà phê trong nước hôm nay (9/7) giảm mạnh, mức giảm từ 3.700 - 3.800 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Trong khi đó, giá tiêu cũng biến động giảm và đi ngang, mức giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua tiêu trung bình tại các địa
Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

LNV - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND về triển khai thực hiện Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 23/4/2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho l
Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

LNV - Gần ba năm sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Lay Nưa (nay là xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên) đã và đang hiện rõ một diện mạo nông thôn khởi sắc, trù phú.
Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

LNV - Lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh giúp doanh nghiệp gìn giữ giá trị cốt lõi, tạo nên văn hóa ứng xử chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội trong thời hội nhập. Vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức chương trình “Diễn đàn đẩy mạnh
Giao diện di động