Làng nghề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

LNV - Ngày 9/3/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 01-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trong bài này, xin nêu lên một số kiến nghị để các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề có thể tham khảo trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng (dưới đây, gọi tắt là Đại hội XIII) là sự tổng kết sâu sắc lý luận và thực tiễn, kết tinh trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025; Xác định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045; có giá trị định hướng và lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ các hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội. Các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề chúng ta cần nghiên cứu và vận dụng cụ thể, đề ra Chương trình, Kế hoạch hành động đưa Nghị quyết vào cuộc sống của làng nghề.

KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ BỀN VỮNG

Đại hội XIII đã quyết định “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; Phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (trích Báo cáo Chính trị tại Đại hội). Mục tiêu cụ thể: đến năm 2025: Là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.


Khát vọng phát triển đất nước do Đại hội XIII hiệu triệu cần được chuyển thành khát vọng phát triển làng nghề bền vững, thấm sâu vào mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề, vào từng người lao động, biến thành hành động và kết quả cụ thể, thiết thực đáp ứng hiệu triệu của Đảng.

Muốn vậy, làng nghề phải đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển: Một tầm nhìn mới về văn hóa làng nghề, về sự phát triển của nghề thủ công mỹ nghệ trong giai đoạn mới của công cuộc phát triển đất nước. Phải nêu cao ý chí, khát vọng vươn lên, phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, để kinh tế làng nghề thịnh vượng hơn, đời sống của cư dân làng nghề khá hơn nhiều so với hiện nay. Điều đáng mừng là nhiều chủ cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề đang trong độ tuổi thanh niên, một số nghệ nhân học tập bài bản, tốt nghiệp các trường mỹ thuật công nghiệp nay chí thú về quê hương lập nghiệp. Họ đang có hoài bão làm ăn lớn, thay đổi bộ mặt làng nghề. Theo tinh thần ấy, mỗi cơ sở làng nghề cần xây dựng Chương trình, Kế hoạch, đặt mục tiêu phấn đấu cao trong những năm tới về năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như về tăng trưởng doanh thu hằng năm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động.

CẦN NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO

Nếu như ý chí, khát vọng phát triển là đột phá trong tư duy về mục tiêu phấn đấu của làng nghề, thì trong thực hiện, rất cần có đổi mới, sáng tạo mạnh mẽ trong biện pháp. Đại hội XIII quyết định “Xây dựng khung khổ pháp luật, môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số; Hỗ trợ, khuyến khích sự ra đời, hoạt động của những lĩnh vực mới, mô hình kinh doanh mới” (trích Báo cáo Chính trị tại Đại hội).

Như mọi người đã biết, chất lượng và sức cạnh tranh đang là yếu tố sống còn của sản phẩm làng nghề trong điều kiện hiện nay. Những biện pháp cần thực hiện đã rõ, đó là: (i) xác định sản phẩm chủ lực đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường; (ii) quy hoạch vùng nguyên liệu (một số nghề đang thiếu nguyên liệu, phải mua từ xa, tốn chi phí vận chuyển); (iii) đấy mạnh thiết kế, đổi mới mẫu mã; (iv) cải tiến quy trình sản xuất, tiến tới sản xuất xanh, bảo vệ môi trường; (v) áp dụng kinh tế số, xây dựng thương hiệu, nhãn mã vạch xuất xứ; (vi) tăng cường tiếp thị, mở rộng thị trường, phát triển du lịch, v.v… Những biện pháp này, lâu nay vẫn thực hiện, song lần này phải được thực hiện mạnh mẽ hơn, sáng tạo hơn và đạt kết quả cao hơn, trên cơ sở ứng dụng công nghệ 4.0.


Một số biện pháp cần được chú trọng trong điều kiện hiện nay, nhất là khi đại dịch Covid-19 vẫn còn hoành hành trên khắp thế giới:

Một là, cải tiến mẫu mã. Lâu nay, mẫu mã hàng thủ công vẫn bị coi là cũ kỹ, chậm đổi mới, nay cần được quan tâm trước tiên. Có thể phân ra ba loại: (i) loại sản phẩm làm đúng theo hình dáng, màu sắc, kích cỡ cổ truyền để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thích chơi đồ cổ; (ii) loại sản phẩm theo mẫu mã cũ nhưng có cải tiến, hiện đại hơn về hình dáng, màu sắc, v.v…; (iii) loại sản phẩm có mẫu mã hoàn toàn mới, thực hiện theo sáng tạo của nghệ nhân; đáng mừng là ngày càng có thêm nhiều sản phẩm thuộc loại này, thể hiện tư duy sáng tạo phong phú của nghệ nhân, được khách hàng ưa chuộng. Các cơ sở làng nghề cần tìm hiểu nhu cầu của khách hàng đối với mặt hàng của cơ sở mình mà cải tiến mẫu mã phù hợp.

Hai là, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề. Cơ sở sản xuất làng nghề cần quan tâm thực hiện những biện pháp liên quan, như: chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, mã vạch xuất xứ (QR Code), v.v…Đó là những thông tin rất cần thiết để khách hàng nắm được xuất xứ của hàng hóa, như sản xuất tại cơ sở nào, bằng nguyên liệu gì, mẫu mã ra sao, giá cả thế nào, v.v… qua đó tăng độ tin cậy của khách hàng với sản phẩm, mở rộng thị trường, nhất là bán hàng qua internet đang trở nên phổ biến ngày nay.

Ba là, thực hiện các quan hệ liên kết, kết nối. Đó là liên kết giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh trong cùng ngành nghề; Giữa các cơ sở trong một làng hoặc một vùng địa lý; Liên kết giữa các cơ sở với các cơ quan thuộc các bộ, ngành (thuế, quản lý thị trường, quản lý môi trường, vận tải …) hoặc các tổ chức dịch vụ, tư vấn (các viện, trường), v.v… qua đó, tạo thêm nguồn lực cho các cơ sở làng nghề. Cần quan tâm liên kết theo chuỗi giá trị, tức là liên kết toàn diện, hoàn chỉnh, từ khâu cung ứng nguyên vật liệu đến thiết kế mãu mã, tổ chức sản xuất, đến tiếp thị, đưa hàng hóa ra thị trường…nhằm mục tiêu sản xuất hàng hóa có chất lượng và đem lại hiệu quả cao, đồng thời phân chia lợi ích hợp lý giữa các bên tham gia quá trình sản xuất kinh doanh.

HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN

Để bảo đảm cho làng nghề đổi mới sáng tạo, thực hiện khát vọng phát triển, Nhà nước cần tiếp tục chuyển đổi chức năng, tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho làng nghề trong thực hiện nhiệm vụ kép chống dịch Covid-19 và phát triển sản xuất kinh doanh.

Những năm qua, cùng với sự chuyển đổi sang kinh tế thị trường, Nhà nước ta đã chuyển dần sang Nhà nước kiến tạo phát triển. Theo các nhà nghiên cứu, “Nhà nước kiến tạo phát triển” là một mô hình quản lý nhà nước được Giáo sư Mỹ Chalmers Ashby Jonhson (1931-2010) nêu lên đầu tiên, trong đó Nhà nước đề ra các chính sách mang tính định hướng và thúc đẩy sự phát triển với tốc độ cao; Tạo môi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế; Tăng cường giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô... tạo được sự phát triển nhanh của đất nước. Nhiều nước đã vận dụng thành công mô hình này, tùy theo đặc điểm của từng nước, song vẫn có một số đặc trưng chung. Đó là: (i) Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; (ii) Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước được tổ chức tinh gọn với đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, mẫn cán và trong sạch; (iii) Xử lý hợp lý quan hệ nhà nước – thị trường – doanh nghiệp; (iv) Thiết lập và phát triển nền hành chính công phục vụ quá trình phát triển.

Đại hội XIII đã quyết định “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước” (trích Báo cáo Chính trị tại Đại hội). Từ thực tiễn, xin kiến nghị một số điểm sau đây:

Trước hết, là tiếp tục hoàn chỉnh thể chế. Đó là hệ thống thể chế phát huy cao nhất quyền làm chủ của nhân dân, ý chí, khát vọng, sức sáng tạo; Giải phóng mọi lực lượng sản xuất; Tạo sự đồng thuận của toàn dân tộc. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cùng cạnh tranh bình đẳng. Nhà nước đảm bảo thực thi nguyên tắc thượng tôn pháp luật, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; Toàn án xét xử theo luật, không chịu tác động của bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào. Thực hiện đầy đủ các quyền của công dân đã được quy định tại Điều 25 Hiếp pháp 2013 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”.

Hai là, tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu quả. Nhà nước phục vụ nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân; Công chức tinh thông nghiệp vụ, trong sạch, liêm chính, phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng tham nhũng và các biểu hiện tha hóa quyền lực. Đẩy mạnh cải cách hành chính: Tiếp tục xóa bỏ những đối xử bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là trong tiếp cận đất đai và tín dụng; Xóa bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết đang là rào cản ảnh hưởng đến sức vươn lên của các làng nghề.

Ba là, giải quyết đúng đắn quan hệ giữa ba trụ cột của nền kinh tế: Nhà nước, thị trường, xã hội. Nhà nước thực hiện đúng chức năng kiến tạo phát triển; Thị trường vận hành theo đúng các quy luật của thị trường hiện đại; Các tổ chức xã hội thực hiện những dịch vụ mà Nhà nước không cần tham gia, đồng thời khỏa lấp những khiếm khuyết của thị trường. Cần tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của các tổ chức xã hội, như Đại hội XIII đã quyết định “Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp tham gia hình thành và điều tiết các quan hệ kinh tế thị trường” (trích Báo cáo Chính trị tại Đại hội).

Bốn là, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện đồng bộ các chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư (như giãn, hoãn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, tiền thuê đất, các chính sách nới lỏng về tín dụng, cho vay với lãi suất thấp để trả lương cho người lao động, v.v…), giúp các cơ sở làng nghề tiếp cận các chính sách ấy cùng các chính sách hiện hành và khai thác các thuận lợi trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà nước ta đã ký kết với các đối tác, để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.

Hy vọng rằng các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề nước ta quán triệt sâu sắc và thực hiện sáng tạo Nghị quyết Đại hội XIII, với khát vọng phát triển mạnh mẽ hơn, bền vững hơn, sẽ đạt nhiều thành tựu mới, đóng góp xứng đáng vào công cuộc phát triển đất nước.


CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

LNV - Người Khơ Mú ở Việt Nam thường được các dân tộc khác gọi là: Xá Cẩu, Tày Hạy. Với tổng số dân vào khoảng trên dưới 56.542 người, họ cư trú ở các vùng rẻo cao, vùng giữa thuộc các vùng Tây Bắc và Thanh Nghệ của Việt Nam.
Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

LNV - Dưới tác động của toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, việc khai thác tiềm năng của các làng nghề trong lĩnh vực du lịch không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống mà còn tạo động lực phát triển cho công nghiệp văn hóa - một ngành kinh tế mũi nhọn theo chiến lược phát triển của Thủ đô.
Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

LNV - Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đang mở ra kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các làng nghề thủ công, tạo đà bứt phá nhờ khoa học công nghệ. Nghị quyết này không chỉ là định hướng chiến lược về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, mà còn là “cầu nối vàng” giữa các viện nghiên cứu, nhà khoa học với cộng đồng doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

LNV - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong phát triển sản xuất, kinh doanh, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động ứng dụng, chuyển đổi dữ liệu và quy trình sản xuất từ thủ công sang số hóa, tự động hóa. Đồng thời, tích cực sử dụng mạng xã hội, xây dựng website, tham gia các sàn thương mại điện tử để đưa các sản phẩm làng nghề vươn dài ra thị trường thế giới.
Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

LNV - Xây dựng mô hình “chuyển đổi xanh”, khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm phát thải chất độc hại đang được coi là hướng mở có tín hiệu khả quan, để giải “bài toán khó” ô nhiễm môi trường làng nghề vốn vẫn là mối lo chung của không ít địa phương từ nhiều năm nay. Dẫu vậy, việc triển khai các giải pháp này vẫn là điều không dễ...
Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

LNV - Du lịch làng nghề (DLLN) là một loại hình du lịch khá mới mẻ tại Việt Nam, nó mang lại một số lợi ích thiết thực như: giúp đa dạng hóa các loại hình du lịch; khôi phục, phát triển một số làng nghề có nguy cơ bị mai một, thất truyền; góp phần phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong làng nghề và gia đình xung quanh làng nghề; quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa mỗi vùng miền. Tuy nhiên, khi phát triển DLLN cũng gặp không ít khó khăn, thách thức cần phải có giải pháp tháo gỡ. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp DLLN tiếp tục phát triển để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.

Tin khác

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

LNV - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.
Những yếu tố sống còn của làng nghề

Những yếu tố sống còn của làng nghề

LNV - Hệ thống sản xuất trong các làng nghề mang hình thái đặc trưng và bản sắc riêng biệt của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Làng nghề không chỉ là một khu vực sản xuất có những đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.
Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

LNV - Sáng 30 tháng 6/2025 tại thành phố Hải Phòng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về dự lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện thành
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa hai nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Giao diện di động