Tháo gỡ những rào cản pháp lý về năng lực tài chính để ngành thủ công mỹ nghệ phát triển và hội nhập quốc tế
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta tiếp tục mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng, trở thành thành viên của nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới, theo đó đi đôi với cơ hội mở ra cũng đã và đang xuất hiện nhiều thách thức không nhỏ đối với tương lai phát triển của ngành TCMN trên con đường hội nhập. Điểm hạn chế chung của ngành TCMN nước ta là quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, chủ yếu dựa trên nền tảng hộ gia đình là chủ yếu. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ phía Nhà nước, các tổ chức tín dụng, thị trường vốn, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước rất hạn chế. Do quá trình hình thành và phát triển gắn bó với khu vực nông thôn, ngành TCMN chịu nhiều ảnh hưởng của tư duy sản xuất tiểu nông nhỏ lẻ, dựa trên kinh nghiệm của những cá nhân (nghệ nhân, thợ cả) nên việc tiếp thu những vấn đề mới, vấn đề có tính đột phá về đầu tư, về thay đổi quy trình sản xuất, mẫu mã sản phẩm.v.v thường gặp nhiều khó khăn hơn so với các lĩnh vực khác.
Luật sư Lê Việt Trường.
Năng lực tài chính của ngành TCMN
Năng lực tài chính của ngành TCMN gồm năng lực huy động các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, năng lực sử dụng hiệu quả các nguồn vốn huy động được, năng lực chống đỡ rủi ro, năng lực quản lý tài chính nội bộ. Do quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ trong phạm vi hộ gia đình, vì vậy năng lực tài chính của ngành TCMN chủ yếu bao gồm vốn của chủ cơ sở sản xuất, một phần vay của các tổ chức tín dụng và vốn vay thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước. Theo nhiều báo cáo chính thức của cơ quan quản lý chuyên ngành về TCMN và phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng, hầu hết các cơ sở sản xuất TCMN trong cả nước đều gặp khó khăn về vốn. Đây là rào cản lớn nhất đối với ngành TCMN trên con đường tiếp tục đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế.
Cần tháo gỡ những rào cản pháp lý
Với mục đích hỗ trợ, nâng cao năng lực tài chính cho ngành TCMN phát triển và hội nhập, Nghị định 52/2018/NĐ-CP đã quy định về đầu tư, tín dụng (Điều 8) đối với ngành nghề nông thôn, trong đó có ngành TCMN: “(1) Hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật đầu tư công. (2) Được áp dụng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. (3) Được ưu tiên vay vốn từ các tổ chức tín dụng, Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia theo quy định của pháp luật”.
Về lý thuyết, ngành TCMN được hưởng khá nhiều chính sách về huy động vốn cho sản xuất kinh doanh như quy định trên của pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế, các cơ sở sản xuất TCMN luôn gặp khó khăn về vốn, vì để thụ hưởng các nguồn vốn quy định tại Điều 8 Nghị định 52 về đầu tư, tín dụng đòi hỏi đối tượng thụ hưởng phải bảo đảm những tiêu chí và quy trình thủ tục cụ thể khá phức tạp, nhiều trường hợp đã trở thành rào cản đối với hộ gia đình khi tiếp cận các nguồn đầu tư, tín dụng mà pháp luật quy định. Tình hình đó do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một là, chưa có sự thống nhất về định danh ngành thủ công mỹ nghệ trong hệ thống pháp luật. Thực tế, ngành TCMN vẫn được hiểu nằm trong khái niệm ngành nghề nông thôn và đã được thể chế hóa về mặt nhà nước tại Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Hơn nữa, về pháp lý Hộ gia đình làm nghề TCMN là chủ thể chỉ có tư cách pháp nhân hạn chế trong một số quan hệ dân sự nhất định (quan hệ về đất đai, bảo vệ môi trường và phòng cháy chữa cháy). Mặt khác, quy định của BLDS về trách nhiệm của người đại diện hộ gia đình trong giao dịch dân sự (khoản 2 Điều 138) lại chưa có quy định cụ thể việc xác lập chủ hộ mang tính pháp lý nên việc thỏa thuận cử người đại diện hộ gia đình tham gia giao dịch dân sự theo ủy quyền rất linh hoạt. Vấn đề sổ đỏ của hộ gia đình cũng rất phức tạp khi một số thành viên trong hộ trưởng thành đã tách hộ nhưng vẫn để chung sổ đỏ. Tới đây, nếu dự thảo Luật cư trú sửa đổi được Quốc hội thông qua (cuối năm 2020) khả năng lớn sẽ bỏ sổ hộ khẩu giấy, việc xác định chủ hộ sẽ linh hoạt hơn, tùy mỗi hộ lựa chọn một trong số thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự, khi đó vấn đề đại diện hộ gia đình trong các giao dịch dân sự còn phức tạp hơn, nhất là khi giao dịch phát sinh quyền và nghĩa vụ tài sản.
Thứ hai, quy định của pháp luật có nhưng thiếu cụ thể, thiếu khả thi, một số quy định thiếu thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật nên ngành thủ công mỹ nghệ chỉ có thể thụ hưởng các chính sách trên giấy. Quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 52 về đầu tư, tín dụng ngành nghề nông thôn được “Hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật đầu tư công” hoàn toàn thiếu tính khả thi, vì với quy mô sản xuất hộ gia đình là chủ yếu, ngành TCMN không thể có được các dự án nhóm A, nhóm B hoặc nhóm C như Luật đầu tư quy định. Tương tự như vậy, khoản 3 Điều 8 của Nghị định về tiếp cận nguồn vốn từ các Quỹ quốc gia tính khả thi cũng thấp, vì hộ gia đình sản xuất thủ công mỹ nghệ khó có thể bảo đảm đủ các tiêu chí và năng lực thực hiện theo quy trình thủ tục để được vay vốn từ các quỹ Quốc gia mà Nghị định đã viện dẫn.
Thứ ba, một số quy định của pháp luật rất đúng nhưng chưa phù hợp với thực tế vô hình chung trở thành rào cản đối với ngành TCMN. Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề gắn với việc công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống là một ví dụ. Sản xuất phải bảo vệ môi trường, muốn bảo vệ môi trường phải xử lý chất thải đúng quy định.v.v. Quy định này rất đúng và cần thiết cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, vốn liếng của hộ gia đình làm TCMN có hạn, xử lý chất thải thì tốn kém; Di chuyển đến khu sản xuất tập trung nơi thì thiếu quỹ đất, nơi có đất nhưng giá thuê cao hoặc quá xa bất tiện cho người dân.v.v. dẫn đến các hộ sản xuất TCMN tiến thoái lưỡng nan, làm đúng pháp luật thì họ chỉ có thể đóng cửa hoặc phá sản.
Tháo gỡ rào cản
Nhà nước cần hoàn thiện thể chế đảm bảo thống nhất định danh và địa vị pháp lý cho ngành TCMN. Đây là loại ngành nghề có sự phát triển lâu đời. Trong tương lai ngành TCMN dù phát triển đến đâu thì vẫn phải mang đầy đủ tính đặc thù vốn có của nó là sản phẩm được tạo tác chủ yếu bởi bàn tay và óc thẩm mỹ của người thợ, các nghệ nhân có sự hỗ trợ của công cụ, máy móc một số công đoạn. Nếu ứng dụng khoa học, công nghệ để sản xuất hàng loạt, không còn yếu tố bàn tay, óc thẩm mỹ sáng tạo của người thợ, nghệ nhân thì không còn là sản phẩm TCMN.
Xác định địa vị pháp lý và tư cách pháp nhân của hộ gia đình sản xuất TCMN tạo thuận lợi để hộ gia đình tham gia các quan hệ dân sự được thuận lợi, có điều kiện nâng cao năng lực tài chính của mình. Tại kỳ họp thứ IX vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật doanh nghiệp sửa đổi và đã tiếp thu ý kiến của đông đảo người dân không đưa hộ gia đình kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh của Luật. Hộ gia đình kinh doanh nói chung, hộ gia đình sản xuất kinh doanh TCMN nói riêng cần có một văn bản quy phạm pháp luật riêng, điều chỉnh là rất thỏa đáng, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, không thể nóng vội, áp dụng dập khuôn máy móc kinh nghiệm của các nước khác. Bảo đảm địa vị pháp lý và tư cách pháp nhân cho hàng triệu hộ sản xuất kinh doanh sẽ đem lại lợi ích to lớn cho đất nước về thu ngân sách, việc làm và sự ổn định xã hội.
Cải cách đơn giản hóa quy trình, thủ tục tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, các quỹ hỗ trợ quốc gia, các chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước để hộ gia đình sản xuất kinh doanh TCMN có thể trở thành bạn hàng thân thiết của các tổ chức tín dụng, gắn kết giúp nhau cùng phát triển. Ở chiều ngược lại, các tổ chức tín dụng, ngân hàng cần chủ động hỗ trợ hộ gia đình trong việc xây dựng hồ sơ vay vốn.
Cụ thể hóa vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị-xã hội trong việc bảo lãnh cho hộ gia đình sản xuất kinh doanh TCMN vay tín chấp. Với quy mô sản xuất kinh doanh hộ gia đình, việc vay vốn bằng đảm bảo tài sản rất khó khăn, do đó cứu cánh đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh TCMN là phương thức vay tín chấp. Điều này đòi hỏi sự chủ động từ 2 phía: hộ gia đình và đại diện các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội nghề nghiệp. Tuy nhiên đề bảo đảm sự gắn kết giữa các chủ thể này rất cần vai trò của chính quyền địa phương các cấp trong việc bảo đảm và thúc đẩy bằng những chủ trương, cơ chế, chính sách cụ thể trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Luật sư Lê Việt Trường- Nguyên Phó chủ nhiệm
Ủy ban Quốc phòng - An ninh Quốc Hội
Tin liên quan
Tin mới hơn
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô
09:28 | 13/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử
10:45 | 07/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 OCOP
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
10:43 Du lịch làng nghề
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga
10:43 Tin tức
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
10:40 Du lịch làng nghề