Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề - cần một tầm nhìn

LNV - Thời gian gần đây, trước những khó khăn của làng nghề do đại dịch Covid-19 gây ra, Nhà nước và các tổ chức xã hội đã thực hiện nhiều biện pháp để giúp làng nghề khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh; Tuy nhiên, nhìn chung, nhiều hộ kinh doanh và làng nghề vẫn đang lúng túng, thiếu định hướng rõ rệt.
Từ thực tế của làng nghề và theo nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia, để tháo gỡ khó khăn cho làng nghề trong tình hình hiện nay, vừa cầm cự để tồn tại, lại vừa phải chuẩn bị cho bước phát triển mới, khi đại dịch đã bị đẩy lùi, thì rất cần một tầm nhìn với những giải pháp căn cơ, xứng tầm, có ý nghĩa và tác dụng vừa trước mắt vừa lâu dài.

YÊU CẦU CỦA TÌNH HÌNH MỚI

Trước hết, xin ghi lại ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi bế mạc Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành trung ương Đảng Khóa XIII ngày 8/7/2021. Sau khi phân tích “Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, đất nước ta vẫn đang đứng trước không ít những khó khăn, thách thức mới và lớn, thậm chí gay gắt hơn. Tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, nguy hiểm hơn trước, có thể còn tiếp tục lan rộng, kéo dài, tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống xã hội”, Tổng Bí thư đã chỉ đạo: “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần tiếp tục nỗ lực phấn đấu cao hơn nữa, quán triệt đầy đủ, sâu sắc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để xây dựng và tổ chức thực hiện thật tốt các kế hoạch mới có thể hoàn thành thắng lợi được mục tiêu tổng quát đã đề ra cho cả nhiệm kỳ là: Bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016 - 2020, để đến năm 2025 Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện có hiệu quả các giải pháp khắc phục tác động của đại dịch COVID-19, nhanh chóng phục hồi tăng trưởng kinh tế” (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 9/7/2021). Cần coi đây là chỉ đạo mới nhất của Tổng Bí thư về những việc cần làm trong tình hình mới.


Đối với chúng ta, đại dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn cho các hộ kinh doanh, làng nghề nước ta, song cũng thúc đẩy chúng ta nhìn lại một cách toàn diện, cơ bản những chỗ mạnh, chỗ yếu của từng sản phẩm thủ công mỹ nghệ, của từng hộ kinh doanh và của mỗi làng nghề để có những giải pháp căn cơ, bảo đảm tồn tại và phát triển trong dài hạn. Thực hiện sự chỉ đạo trên đây của Tổng Bí thư, các hộ kinh doanh làng nghề đang đứng trước nhiệm vụ kép: Vừa phòng chống dịch, vừa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy, tùy từng địa phương, từng làng nghề có thể thực hiện linh hoạt, có lúc ưu tiên chống dịch, có lúc ưu tiên sản xuất kinh doanh, song nhìn chung, hai nhiệm vụ này có quan hệ chặt chẽ với nhau: Chống dịch kiên quyết để bảo vệ người lao động, bảo vệ sản xuất kinh doanh; Ngược lại, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh là để phát huy sáng tạo, tăng thêm tiềm lực để chống dịch hiệu quả.

Điều chắc chắn là, với những biện pháp quyết liệt của Nhà nước và sự đồng tình thực hiện của nhân dân, dịch bệnh rồi sẽ bị ngăn chặn và đẩy lùi, dất nước ta sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới, thực hiện các mục tiêu do Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra. Giai đoạn phát triển mới đòi hỏi tầm nhìn mới với những sáng kiến mới, cách làm mới. Đây là cơ hội để mỗi hộ kinh doanh nhìn lại bản thân, xác định hạn chế, yếu kém, thực hiện cải cách sâu rộng – cũng tức là cơ cấu lại sản xuất kinh doanh để bảo đảm năng lực cạnh tranh trong dài hạn. Các hộ kinh doanh làng nghề cần có những giải pháp thiết thực để thích nghi, cầm cự và khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh tùy theo điều kiện cụ thể mỗi địa phương. Thế nhưng, trong bất kỳ tình huống nào, không thể chỉ dừng lại ở những vụ, việc ở bề nổi, hình thức, có tính chất phong trào, mà vẫn phải vừa thực hiện các biện pháp trước mắt, vừa tính toán cho bước đi trong thời gian tới, khi dịch bệnh bị đẩy lùi, cả nước cũng như các làng nghề bước vào giai đoạn “bình thường mới”.

TẦM NHÌN MỚI, SỨC CẠNH TRANH CAO

Theo nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài, sau những tổn hại to lớn gây ra cho toàn cầu, Đại dịch Covid-19 đang thúc đẩy thế giới bước vào một giai đoạn phát triển mới, có tính đột biến, được gọi là “Kỷ nguyên hậu Covid”. Kỷ nguyên này có ba đặc trưng: (i) Khả năng chống chọi và phát triển bền vững trở nên đặc biệt quan trọng; (ii) Thế giới số hóa nhập vào thế giới thực và đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những bước biện pháp kịp thời để tranh thủ những cơ hội phát triển mới mà cuộc cách mạng số mang lại; (iii) Các rủi ro khắc nghiệt, có tính hệ thống và độ bất trắc chưa từng thấy như Đại dịch Covid-19 sẽ có thể lập lại bất kể lúc nào, thậm chí với quy mô lớn hơn, vì vậy, các quốc gia cũng như doanh nghiệp cần có những đổi mới mạnh mẽ về nhận thức và cơ chế để tồn tại và phát triển.
Để thích nghi với diễn biến của tình hình, chuẩn bị cho “Kỷ nguyên hậu Covid”, các hộ kinh doanh và làng nghề chúng ta cần trang bị cho mình một tầm nhìn mới. Tầm nhìn mới phải được xuyên suốt từ người quản trị, chủ trì các hộ kinh doanh, các tổ chức xã hội cho đến mỗi người lao động trong làng nghề; Tầm nhìn mới phải được thể hiện cụ thể trong việc làm hằng ngày. Từ thực tiễn có thể khái quát đó là: (i) Tầm nhìn quán triệt ý chí khát vọng phát triển đất nước cũng như phát triển làng nghề, phát huy những giá trị văn hóa, sức sáng tạo của nghề thủ công, hình thành văn hóa làng nghề và làng nghề văn hóa để vượt qua mọi khó khăn, vững bước tiến tới; (ii) Tầm nhìn mang bề dầy kiến thức, trí tuệ đã được tích lũy qua thời gian của những chủ hộ kinh doanh, những nghệ nhân cũng như những tổ chức xã hội – nghề nghiệp tâm huyết với làng nghề; (iii) Tầm nhìn hướng về cơ sở, các chủ hộ kinh doanh, về các nghệ nhân, thợ giỏi, các lao động làng nghề, coi họ là nhân vật trung tâm cũng là chủ thể cần bảo vệ và phát huy; (iv) Tầm nhìn của những người dám từ bỏ những suy nghĩ cũ kỹ, lỗi thời, thậm chí cá nhân, tư lợi, mà phải mạnh dạn vượt lên chính mình, suy nghĩ lớn, làm ăn lớn, vì sứ mệnh bảo tồn và phát triển làng nghề. Tóm lại, đó là tầm nhìn trí tuệ, bản lĩnh, chủ động, sáng tạo mà những người thực sự tâm huyết với làng nghề cần phấn đấu đạt tới. Ngày nay, chúng ta có thêm thuận lợi do cuộc Cách mạng 4.0 đem lại là ứng dụng kỹ thuật số vào các khâu sản xuất kinh doanh của làng nghề, có thể thực hiện tầm nhìn với hiệu quả cao hơn.


Nhìn một cách cơ bản, lâu dài, thì mục tiêu cuối cùng vẫn phải là đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mà yêu cầu cơ bản đặt ra là nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, sức cạnh tranh của mỗi hộ kinh doanh và của mỗi làng nghề, đồng thời mức tăng trưởng thời gian sau phải đạt cao hơn thời gian trước. Trong các làng nghề truyền thống, cần phải quán triệt phương châm “hiện đại hóa truyền thống” và “truyền thống hóa hiện đại”, cũng có nghĩa là truyền thống và hiện đại luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, phát huy đổi mới, sáng tạo nhưng không thể quên truyền thống, mà phải sáng tạo trên nền tảng truyền thống; Cũng có thể nói: Đó là phát huy sáng tạo trên nền tảng văn hóa đặc sắc của thủ công mỹ nghệ từng vùng, miền, của từng loại sản phẩm cho đến tài hoa, trí tuệ của mỗi nghệ nhân. Nói cách khác, đó chính là yêu cầu quan trọng nhất trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong tình hình mới. Làng nghề chúng ta hội nhập vào kinh tế thế giới cũng chính là bằng văn hóa làng nghề, bằng sức cạnh tranh của những sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Về những giải pháp cụ thể để các hộ kinh doanh cơ cấu lại sản xuất kinh doanh nhằm “thích nghi; Cầm cự; chuẩn bị cho bước phát triển mới”, xin xem bài “Làng nghề sản xuất kinh doanh trong Đại dịch Covid-19 của tác giả đã đăng trên Tạp chí Làng nghề Việt Nam số 27 (61) ra ngày 02/7/2021. Dưới đây, xin nhấn mạnh thêm về vấn đề thị trường, vì xét đến cùng, thị trường là nơi quyết định mọi kế hoạch, chủ trương sản xuất kinh doanh của làng nghề, song việc nghiên cứu sâu về thị trường cũng đang là một nhược điểm lớn cả các làng nghề chúng ta.

Thị trường của hàng thủ công nước ta có thể gồm các loại: Thị trường người tiêu dùng trong nước; thị trường người tiêu dùng nước ngoài (kể cả hàng xuất khẩu và khách du lịch nước ngoài). Cần nghiên cứu sâu về văn hóa tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng của từng thị trường đối với hàng thủ công trong thời đại ngày nay. Có người tiêu dùng thích sản phẩm thủ công truyền thống, lại có người tiêu dùng thích những mẫu mã, kiểu dáng mới. Văn hóa tiêu dùng rất đa dạng, phong phú, thị trường cũng rất đa dạng, có nhiều phân khúc, nhu cầu lại thường thay đổi, chúng ta vừa phải đáp ứng nhu cầu của thị trường, lại vừa cần có biện pháp giới thiệu sản phẩm mới của ta với thị trường. Xin nhấn mạnh rằng làng nghề chúng ta không chỉ sản xuất theo nhu cầu của thị trường, mà vẫn rất cần chủ động thực hiện các biện pháp để giới thiệu sản phẩm mới, tạo ra nhu cầu mới cho thị trường.

Đối với thị trường nước ngoài, rất cần sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức hướng dẫn làng nghề nắm bắt thị hiếu tiêu dùng của các thị trường, khai thác các thuận lợi trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà nước ta đã ký với các nước, giúp cho làng nghề có biện pháp tổ chức sản xuất kinh doanh theo tín hiệu của thị trường.

Xin nói thêm về hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu – một thị trường rất quan trọng đối với làng nghề nước ta. Theo Bộ Công thương, đến nay, hàng thủ công mỹ nghệ nước ta đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; kim ngạch xuất khẩu giai đoạn các năm 2015-2019 tăng trung bình 9,5%/năm, từ 1,62 tỷ USD (2015) lên đến 2,23 tỷ USD (2019); Những mặt hàng chủ lực là mây, tre cói, gỗ, gốm sứ, thảm. Thị trường Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất với doanh số chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu hằng năm, tiếp theo là các thị trường Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (đặc biệt là Đức, Anh, Pháp, Hà Lan…), Úc, Hàn Quốc… Ngoài ra, nhiều mặt hàng thời trang, quà tặng đã được xuất khẩu tại chỗ phục vụ nhu cầu mua sắm của khách nước ngoài (hiện chiếm khoảng 15% tổng chi tiêu -
khoảng 15 USD/khách).

Cần có tầm nhìn mới về xuất khẩu thủ công mỹ nghệ: có những phân tích sâu về nhu cầu của thị trường đối với từng mặt hàng truyền thống, những nhu cầu mới, phân khúc thị trường. Trên cơ sở ấy, thực hiện đổi mới sáng tạo trong thiết kế sản phẩm, tăng cường công tác tiếp thị, phát triển thương mại điện tử, v.v…Điều cần chú ý là trong tình hình mới, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn về các vấn đề liên quan đến nguồn gốc và tính hợp pháp của nguyên liệu sử dụng, đến các vấn đề về lao động, an toàn và sức khỏe của người lao động, các sản phẩm thủ công sử dụng nguyên liệu tận dụng và tái chế, các sản phẩm thân thiện với môi trường, trong đó có những mặt hàng làm từ nguyên liệu tự nhiên như mây, tre, cói, bèo… mà Việt Nam có lợi thế và điều kiện phát triển rộng rãi.

Tóm lại, Đại dịch Covid-19 đang còn diễn biến phức tạp, các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề đang được Nhà nước thực hiện các biện pháp trợ giúp. Về phía các hộ kinh doanh và làng nghề chúng ta, trong khi thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời cố gắng duy trì sản xuất kinh doanh với những mức độ khác nhau, rất cần trang bị cho mình một tầm nhìn mới để vừa thực hiện các nhiệm vụ trước mắt, vừa chuẩn bị thiết thực cho bước phát triển làng nghề mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới. Đó là tầm nhìn trí tuệ, bản lĩnh, chủ động, sáng tạo mà Hiệp hội Làng nghề Việt Nam chúng ta và những người thực sự tâm huyết với làng nghề cần phấn đấu đạt tới.

CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

#Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ#

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

LNV - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.
Những yếu tố sống còn của làng nghề

Những yếu tố sống còn của làng nghề

LNV - Hệ thống sản xuất trong các làng nghề mang hình thái đặc trưng và bản sắc riêng biệt của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Làng nghề không chỉ là một khu vực sản xuất có những đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.

Tin khác

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

LNV - Dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ngành thủ công, mỹ nghệ Việt Nam vẫn có thể vươn lên khi thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt mục tiêu xuất khẩu 4 tỉ đô la vào năm 2025 và 6 tỉ đô la vào năm 2030 theo Quyết định đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình

LNV - Nghề thủ công truyền thống của các tộc người là một trong những vấn đề rất quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa các dân tộc, qua việc nghiên cứu cũng chính là sự bảo lưu và phát triển bản sắc văn hóa của họ trong cuộc sống hiện đại, đồng thời cũng là sự thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất những giá trị nhân văn cùng những tinh hoa của văn hóa tộc người, đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Trong đó có các nghề thủ công truyền thống của người Mường Tân Lạc - Hòa Bình.
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu

LNV - Ngay từ năm 1958, sản phẩm thủ công của các làng nghề đã được chọn làm mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Trong suốt thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, thị trường xuất khẩu của sản phẩm thủ công chỉ bó hẹp trong các nước Xã hội chủ nghĩa. Đến thời kỳ đổi mới và gỡ bỏ cấm vận, các sản phẩm thủ công mới có cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận với các nước Âu, Mỹ, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công tăng lên nhanh chóng, và nhiều chủng loại mặt hàng mới cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

LNV - Thị trường thủ công mỹ nghệ toàn cầu được định giá 1,007 tỷ USD vào năm 2023, và hướng đến con số 1,107 tỷ USD vào năm 2024 và 2,394 tỷ USD vào năm 2032. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhờ sự đa dạng ngành nghề và giàu tài nguyên.
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có hơn 5.000 làng nghề và làng có nghề, thu hút gần 10 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Những con số trên cho thấy sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề đã mang lại nhiều lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đất nước, an sinh xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

LNV - Dù chính sách về bảo vệ môi trường làng nghề cơ bản đầy đủ song tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực này vẫn chưa được giải quyết, gây ra nhiều hệ lụy.
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

LNV - Ngày 21/10, Hội đồng giám khảo quốc tế của Hội đồng Thủ công Thế giới đã có dịp gặp gỡ nhiều nghệ nhân nổi tiếng và thăm quan các di chỉ gốm tại làng Bát Tràng. Qua những trải nghiệm ấy, Hội đồng giám khảo quốc tế, Hội đồng Thủ công Thế giới đã xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có xã thứ 2 về đích nông thôn mới

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có xã thứ 2 về đích nông thôn mới

LNV - Nối tiếp xã Vĩnh Quang, xã Vĩnh Hảo về đích nông thôn mới (NTM), là xã thứ 2 của huyện miền núi Vĩnh Thạnh được UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM năm 2024.
Ngày đất nước thống nhất qua lời kể người viết lại thời khắc lịch sử

Ngày đất nước thống nhất qua lời kể người viết lại thời khắc lịch sử

LNV - Ngày 30/4/1975, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư và gia đình may mắn tụ họp đông đủ trong ngày Sài Gòn hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà, non sông nối liền một dải. Khi đó ông vừa ngoài 50 tuổi, chỉ lặng lẽ quan sát và suy ngẫm. Mãi cho đ
Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

LNV - Hợp nhất 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai sẽ phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động cùng đoàn kết, thống nhất, tạo động lực mới, khí thế mới, sức mạnh mới đưa tỉnh Gia Lai mới phát triển nhanh, trở thành cực tăng trưởng mới của đất nước.
Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM

Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM

LNV - Sáng ngày 25/4, tại Nhà Văn hóa Thanh niên 1(số 04 Phạm Ngọc Thạch, Phường Bến Nghé, Quận 1), Sở Văn hóa - Thể thao TP. HCM đã tổ chức buổi họp báo công bố 50 tác phẩm văn học,...
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Giao diện di động