Thăng trầm nghề muối
Nhiều diêm dân Quảng Phú kể lại, nghề làm muối của địa phương đã có từ những năm 60 của thế kỷ trước, tập trung ở thôn Phú Lộc. Ban đầu, diện tích không đáng kể và chỉ có một số hộ gia đình trong thôn làm muối với quy mô nhỏ lẻ. Sản phẩm đưa ra buôn bán không đáng là bao, chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu của người dân địa phương, chỉ một số ít được đưa đi bán ở các vùng miền khác.
Thế rồi, cùng với thời gian, bà con thôn Phú Lộc đã mạnh dạn mở rộng diện tích để không chỉ phục vụ cho nhu cầu của huyện Quảng Trạch mà dần mở rộng thị trường ra cả tỉnh và còn vinh dự cung ứng cho chiến trường đánh Mỹ.
Năm 1976, diện tích đất làm muối ở đây lên tới 62ha. Sản phẩm làm ra được Chi cục muối Bình Trị Thiên bao tiêu một thời gian khá dài, bà con diêm dân đã từng bước ổn định được cuộc sống, nhiều hộ đã xóa được đói, giảm được nghèo và vươn lên khá.
Đồng muối xã Quảng Phú
Tuy nhiên, sau khi chia tách tỉnh, sản phẩm không được bao tiêu như trước, nghề muối ở xã Quảng Phú lại trầm lắng dần, rộng muối bỏ hoang, một số diêm dân chuyển đổi diện tích sang nuôi trồng thủy sản nhưng hiệu quả mang lại không cao, thậm chí nhiều người còn lâm vào nợ nần.
Từ những năm 2000 cho đến nay, thị trường muối lại dần khôi phục, nhiều hộ gia đình ở thôn Phú Lộc trở lại với nghề, diện tích ruộng muối đã bỏ hoang dần được thu hẹp, sản phẩm muối của Quảng Phú phần được cung ứng cho thị trường nội địa, phần được thương lái ghé mua chuyển đi tiêu thụ nơi khác.
Thấy được hiệu quả từ nghề làm muối và để khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, chính quyền xã Quảng Phú chủ trương chuyển đổi thêm diện tích đất nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả sang làm muối, tập trung ở thôn Phú Lộc (nay là các thôn Phú Lộc 1, Phú Lộc 2, Phú Lộc 3 và Phú Lộc 4) và thôn Nam Lãnh.
Nỗ lực giữ nghề truyền thống
Nghề làm muối của xã Quảng Phú vinh dự được UBND tỉnh Quảng Bình công nhận là làng nghề truyền thống vào tháng 8-2011. Thời kỳ “hoàng kim”, diện tích đồng muối ở đây lên đến hơn 90ha với khoảng 400 hộ sản xuất, cho sản lượng khoảng 7.000-8.000 tấn/năm, tạo việc làm cho gần 1.000 lao động.
Hiện nay, qua quá trình chuyển đổi, thu hồi diện tích để xây dựng các công trình khác, nhất là công trình âu thuyền tránh trú bão cho tàu, thuyền của ngư dân trong khu vực, diện tích đồng muối của xã Quảng Phú còn lại chừng 72ha, với khoảng 170 hộ làm.
“Do đặc thù của nghề làm muối, sản xuất theo quy trình, diện tích nhỏ quá thì bố trí lao động sẽ kém hiệu quả, lỗ ngày công nên người dân dồn diện tích lại cho nhau làm. Vì thế, trên giấy tờ thì hiện có gần 250 hộ làm muối nhưng trên thực tế sau khi người dân đã dồn diện tích cho nhau thuê thì chỉ còn khoảng 170 hộ thôi”, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú Nguyễn Ngọc Minh cho biết.
Một ngày nắng rát diêm dân có mặt trên đồng muối xã Quảng Phú. Dưới cái nắng bỏng rát của ngày hè, cả đồng muối ánh lên màu trắng lấp loáng của muối đã kết tinh. Giá muối và sản lượng không bằng mọi năm, nhưng không vì thế mà không khí sản xuất trên những đồng muối kém tấp nập. Lưng áo đẫm mồ hôi, ông Phạm Tiến Hải, thôn Phú Lộc 3 cùng vợ đang nhanh tay vun muối thành đống để chở đến nơi tập kết.
“Tôi làm muối 20 năm nay rồi, hiện tại, cả nhà có 4 lao động, mỗi ngày cho thu nhập khoảng 200 nghìn đồng/người. Nói chung chưa thấy ai bảo làm muối là sướng cả, nhưng đây là cái nghề truyền thống, chăm chút thì cũng có đồng ra đồng vào để vun vén cho cuộc sống gia đình”, ông Hải cho biết.
Chủ tịch UBND xã Quảng Phú Nguyễn Ngọc Minh tâm sự: “Làm muối ở địa phương tuy là nghề phụ nhưng lại cho nguồn thu nhập chính đối với bà con 5 thôn thuần nông của xã. Vì thế, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn trăn trở để tìm hướng đi cho làng muối, làm sao để hiệu quả sản xuất cao hơn, sản phẩm vươn xa hơn, phong phú hơn…”.
Năm 2019, làng muối của xã Quảng Phú được Tổng công ty muối đầu tư trực tiếp xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, trị giá trên 60 tỷ đồng. Cùng với sự đầu tư của diêm dân xây dựng hệ thống ô kết tinh theo mô hình ruộng bậc thang, hạ tầng nghề muối của địa phương hiện tại đã có sự khởi sắc lớn. Tuy vậy, hiệu quả sản xuất vẫn chưa cao nếu so với các vùng làm muối khác trong nước.
Theo ông Chủ tịch UBND xã Quảng Phú cho biết, phải mất hơn 10 năm, xã Quảng Phú mới vận động thành lập được HTX nghề muối với kỳ vọng, khi chính thức đi vào hoạt động, sẽ xây dựng mô hình sản xuất mới, hiệu quả hơn, thu hút nhiều thành viên tham gia.
Để “chắp cánh” có hạt muối Quảng Phú, năm 2020, huyện Quảng Trạch đã tổ chức hẳn 1 đoàn công tác, với nhiều cán bộ xã đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm, quy trình làm muối tiên tiến ở Công ty CP muối Vĩnh Ngọc (Nghệ An).
Các cán bộ đi tham quan về đều có nhận xét, điều kiện sản xuất của bạn không thuận lợi bằng làng muối Quảng Phú, nhưng do phương pháp quản lý, mô hình sản xuất tiên tiến nên mang lại hiệu quả cao hơn.
“Những bất cập, hạn chế sẽ được giải quyết khi HTX muối chính thức đi vào hoạt động và được sự tham gia của đông đảo diêm dân. Hiện tại, HTX muối đang tiến hành các bước để xây dựng nhà xưởng, nhà kho, thu mua muối cho bà con; Đồng thời, nắm bắt thị trường để cho ra các sản phẩm phù hợp”, ông Lê Phú Đức nói.
Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, bên cạnh trồng lúa, rau màu và khai thác thủy sản thì nghề làm muối vẫn là một “mũi nhọn” thực sự của Quảng Phú. Kỳ vọng, với “cú huých” trong quy trình sản xuất, chế biến, cung cách quản lý của HTX muối Quảng Phú, làng muối bên bờ sông Loan sẽ sôi động hơn trong những vụ mùa tới.
Bài, ảnh: A.Tuấn
Tin liên quan
Tin mới hơn

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế

Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
09:24 Khuyến nông