Thái Bình: Đưa nghề dệt đũi vươn xa
Nghề dệt đũi vốn là nghề truyền thống của làng Cao Bạt – một trong hai làng của Nam Cao. Theo các cụ cao niên trong xã, nghề dệt đũi Nam Cao (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) được hình thành từ gần 400 năm trước đây.
Trước kia, đũi Nam Cao nổi tiếng khắp cả nước nhờ sự độc đáo. Đó là những sản phẩm được làm thủ công với rất nhiều công đoạn. Từ khâu chọn nguyên liệu tới khi thành thành phẩm đòi hỏi sự công phu, cần mẫn, tỉ mỉ, trau chuốt từng chút một của người nghệ nhân.
![]() |
Lúc đầu vải đũi được dùng để may thành quần áo tiêu thụ trong nước cho các nhu cầu của nhân dân và dùng trong các lễ hội. Sau này vải đũi đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, những năm thập kỷ 90 đến khoảng năm 2010, làng nghề Nam Cao hoạt động cầm chừng do thị trường bị thu hẹp, sản phẩm không cạnh tranh được với vải vóc, quần áo may công nghiệp. Nhiều thợ dệt Nam Cao chuyển sang làm những việc khác.
Sau khi Hợp tác xã Dệt đũi Nam Cao được thành lập năm 2016, làng nghề lụa đũi Nam Cao đã từng bước khôi phục, đưa làng nghề từng bước trở lại thời hoàng kim. Hợp tác xã đạt doanh số trung bình 40 tỷ đồng mỗi năm, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương với mức thu nhập từ 5-10 triệu đồng/người/tháng.
Gìn giữ, phát triển làng nghề dệt đũi
Giống như những làng nghề thủ công khác, Nam Cao cũng trải qua giai đoạn đi xuống do sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng, sự xuất hiện của trào lưu thời trang mới, sự cạnh tranh của nhiều loại vải. Tuy nhiên, với kinh nghiệm và lòng yêu nghề, nhiều nghệ nhân vẫn quyết tâm bám trụ để nghề làm đũi lụa không mai một.
Nhờ những người thợ, nghệ nhân yêu nghề mà đã đưa làng nghề đũi Nam Cao ngày càng phát triển và ngày nay nó vẫn còn giữ nguyên giá trị của làng nghề truyền thống. Sức sống của làng nghề Nam Cao sẽ luôn chảy mãi theo thời gian. Những tiếng lách cách thoi đưa của làng nghề còn vang mãi…
![]() |
Nằm trong số ít hộ vẫn chọn nghề dệt là nghề chính mang lại nguồn thu nhập cho cả gia đình, với hơn 10 khung dệt vẫn được hoạt động hàng ngày, ông Nguyễn Duy Tư (xã Nam Cao, huyện Kiến Xương) - cho biết: “Cũng may nhờ nguồn xuất khẩu của gia đình duy trì suốt nhiều năm, nhà tôi chỉ việc nhận nguyên liệu, thực hiện công việc dệt thành phẩm là có đơn vị đến lấy hàng. Thêm vào đó, cũng hỗ trợ, tạo việc làm cho mọi người trong xóm, có thêm thu nhập ổn định nên vẫn yên tâm gắn bó với nghề.”
“Với những người làm dệt lâu năm như chúng tôi chỉ mong nguồn nguyên liệu dồi dào hơn, đầu ra thuận lợi để bà con có thêm kinh tế và lại tiếp tục trở lại sáng tạo, phát triển làng nghề” - ông Tư nói.
Bà Văn Thị Chuối, 95 tuổi, thôn Cao Bạt Đoài là một người rất tâm huyết bó với nghề. Bà cho biết: “từ ngày còn nhỏ ở nhà với bố mẹ, tôi đã biết kéo đũi. Lớn lên đi lấy chồng, tôi vừa kéo đũi vừa phát triển lên dệt đũi thủ công, sau đó vào làm cho HTX tiểu thủ công nghiệp tới khi HTX giải thể, tôi lại trở về dệt đũi ở nhà. Cả cuộc đời gắn với nghề này và phát triển nghề đúng theo kiểu cha truyền con nối. Ngày xưa cả làng làm nghề, không ai bảo ai nhưng các công đoạn trong làng nghề đều diễn ra nhịp nhàng, nhà dệt, nhà kéo đũi, đánh ống, quay tơ, vì thế nhà nào cũng khá giả, có thu nhập từ nghề và xây dựng nhà cửa, có tiền, vàng tiết kiệm, làm của hồi môn. Đến giờ già rồi nhưng vẫn nhớ mãi ngày còn làm cho HTX, tôi được phát tem phiếu đổi lấy gạo nhà nước cấp, mỗi tháng được khoảng 9kg gạo, thỉnh thoảng được phân phối nước mắm, bột mỳ, mỳ chính, đường. Vì thế, nghề dệt đũi ngày đó có giá trị và nổi tiếng. Nếu như HTX không giải thể thì người cả xã Nam Cao ngày trước đều có lương hưu. Đến giờ tôi rất mừng vì làng nghề phát triển trở lại, cũng có HTX, người già đều tham gia vào công đoạn kéo đũi, giữ gìn nghề truyền thống của địa phương.
Là cơ sở dệt đũi Nam Cao vẫn còn lưu giữ từ đời cha ông để lại, ông Nguyễn Đình Đại (70 tuổi, xã Nam Cao) kể, khoảng những năm 1946, bố ông là nghệ nhân Nguyễn Đình Bân, người có công mang nghề và cải biên nghề từ khung cửi thủ công sang máy bán cơ khí.
Điều này đã giúp làng nghề có sự chuyển biến mạnh mẽ và đem lại năng suất cao, đây cũng là thời điểm đánh dấu mốc làng Nam Cao trở thành làng nghề dệt đũi chính thức.
Để giữ gìn nghề dệt đũi của cha ông, ông Đại quyết định không chạy theo số lượng mà chú trọng vào chất lượng. Ông phục dựng lại những khung cửi cổ, làm nên những tấm đũi bằng cách làm truyền thống và thô sơ nhất. Bởi đối tượng khách hàng ông hướng tới là những người thực sự đam mê, yêu thích lụa đũi, sẵn sàng chi trả số tiền cao để được sử dụng các sản phẩm hoàn toàn tự nhiên.
Ông Đại cho biết, hiện nay ngoài xưởng dệt nhà ông, trong làng vẫn còn 3 - 4 cơ sở sản xuất với khoảng hơn 100 người làm nghề rút sợi đũi, hơn 50 người làm nghề dệt. Bên cạnh đó, cơ sở của ông còn đào tạo nghề cho thế hệ trẻ để lớp con cháu tiếp nối và gìn giữ nghề truyền thống.
Để tiếp tục phát triển nghề dệt đũi, xã Nam Cao đang duy trì hợp tác xã (HTX) lụa đũi với gần 200 hộ dân tham gia. Bà Nguyễn Thị Hà, Phó chủ nhiệm HTX cho hay, trong các thôn vẫn còn từ 50-60 người cao tuổi biết nghề, cụ cao niên nhất là Phạm Thị Hồng (95 tuổi) vẫn khá tinh tường và kéo được đũi.
Theo bà Hà, nghề kéo đũi hay rút đũi hiện nay ở Nam Cao vẫn làm hoàn toàn thủ công. Những năm gần đây, HTX Dệt đũi Nam Cao đón tiếp nhiều đoàn khách quốc tế đến tham quan, trực tiếp trải nghiệm và tìm hiểu về nghề dệt đũi. Sản phẩm đũi Nam Cao của HTX đã được xuất khẩu sang hơn 20 nước trên thế giới.
Đặc biệt, với thế mạnh là sản phẩm được làm hoàn toàn thủ công, thân thiện thiên nhiên, làng nghề dệt đũi Nam Cao được đánh giá có tiềm năng lớn để phát triển du lịch cộng đồng.
Từ đầu năm đến nay, làng nghề dệt đũi Nam Cao (Kiến Xương) đã đón khoảng 10.000 du khách trong nước, quốc tế. Theo nhận định của người dân nơi đây, con số này có thể tăng gấp đôi khi khu sản xuất tập trung và tham quan trải nghiệm của Hợp tác xã dệt đũi Nam Cao được hoàn thành.
Tin liên quan

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:19 | 07/07/2025 Tin tức

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 | 01/07/2025 Tin tức
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng
11:41 Tin tức

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân