Sơn La “thủ phủ” của những nguồn lực phát triển kinh tế trọng điểm miền núi phía Bắc
Từ năm 2011 tại hồ thủy điện Sơn La bắt đầu thử nghiệm việc nuôi mô hình cá Sông Đà, đến năm 2014 mô hình Cá Sông Đà chính thức được áp dụng và nhân rộng hơn tại hồ thủy điện Sơn La. Trao đổi với phóng viên chú Nguyễn Ngọc Lan – Quản đốc phụ trách tại công ty TNHH MTV Cá Tầm Việt Nam – Sơn La cho biết: Hiện tại công ty đang nuôi 183 lồng trên diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện hơn 3 hect ta. Dự kiến từ nay đến hết sang năm sẽ áp dụng trên diện tích là 1000 lòng. Tại đây, có 22 nhân công chuyên trách với đội ngủ chuyên gia gồm 5 người tại Nha Trang thường xuyên hỗ trợ kỷ thuật và cố vấn công nghệ từ Nga và Na Uy nuôi theo mô hình VietGrap.
Mô hình nuôi cá Sông Đà.
Một năm tại đây xuất ra thị trường khoảng 150 – 200 tấn, thị trường tiêu thụ chủ yếu là : Khu vực Phía Bắc, tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, tỉnh Ninh Bình và cơ sở lớn tại Hà Nội VinCom và Vinmart. Hiện nay giá cá được ra thị trường là 200.000 nghìn/cân. Chia sẻ thêm về mô hình nuôi cá Sông Đà chú Lan cho biết thêm: Cá Sông Đà được nuôi trong môi trường nước sạch, tự nhiên, hàm lượng Oxy cao, không bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp. Thức ăn chủ yếu dành cho cá ở đây hoàn toàn tự nhiên: cá mương, cá tép dầu, cỏ, cá cây… tuân thủ chặt chẻ về tiêu chuẩn VietGrap, không sử dụng thuốc kháng sinh.
Chia sẻ với phóng viên Ông Lèo Văn Cương – Chủ tịch UBND xã Mường Trai, cho biết: “hiện nay, xã đang có 189 lồng dân nuôi trong đó có một tổ hợp tác nuôi cá lồng là 21 thành viên, còn lại là người dân bỏ kinh phí đầu tư”.
Về chủ trương, chính sách: Từ năm 2013 Huyện đã cho 7 lồng để bà con biết làm nuôi mô hình, sau khi thành công mới nhân rộng ra, mỗi năm huyện cũng ưu tiên hỗ trợ cán bộ từ lồng, cá, giống và thức ăn. Bên cạnh đó về kỹ thuật nuôi cá, huyện cũng rất quan tâm được biệt là khuyến nông, mỗi năm mở lớp tại xã và mời người dân tới học theo lớp ngắn ngày và dài ngày trong đó nhà nước hỗ trợ chi phí tập huấn. Ngoài việc mở tại xã huyện thường xuyên hàng năm mở rộng cho các hộ có nhu cầu nuôi cá lồng. Cho sản phẩm dân nuôi đại trà nhất là: Cá trăm, cá rô phi đơn tính, cá chép, cá lăng, cá diêu hồng. Đánh giá về hiệu quả mô hình nuôi cá sông Đà ông còn cho biết thêm. Riêng năm 2018 tổng kết có 90 tấn cá bán ra thị trường mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân tại khu vực trên địa bàn xã.
Đột phá từ Mô hình Na – HTX Mé Lếch mang lại giá trị kinh tế cao
Với diện tích vườn 1.300 hec ta chủ yếu trồng Na thì vụ thu hoạch của gia đình anh Nguyễn Bá Tuyết tại xã Mé Lếch, huyện Cò Nòi thu được lợi nhuận hơn 500 triệu/năm. Anh chia sẻ: Từ tháng 5 năm 2018, khi tham gia vào hợp tác xã thương hiệu Na Mé Lếch được nhiều người biết đến và ngày càng đẩy mạnh về chất lượng. Trước đây những năm gia đình tự làm và thụ hưởng thì thương hiệu Na Mé Léch ít được nhiều người biết đến, giá cả bấp bênh. Anh Tuyết chia sẻ: “ Từ khi tham gia hợp tác xã điều rõ nhất là thu nhập thì tôi thấy cao hơn và khẳng định được thương hiệu của mình. Để được hiệu quả đó thì sự quan tâm của chính quyền luôn sát sao và nhận được sự hướng dẫn của huyện đặc biệt là kỹ thuật VietGRap, huyện thường xuyên hỗ trợ đoàn kỹ thuật. Chia sẻ về chất lượng sản phẩm. Đặc biệt xã luôn thống nhất về chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu, tất cả các sản phẩm về phân bón phải nằm trong danh mục sản phẩm cho phép, thời gian cách ly đảm bảo an toàn, đặt 100% các sản phẩm chủ yếu phân bón hữu cơ, về chất lượng và độ an toàn đạt yêu cầu đề ra”.
Mô hình Na tại huyện Mai Sơn mang lại giá trị kinh tế hiệu quả cho bà con nông dân.
Ông Cầm Văn Thắng – Trưởng phòng nông nghiệp huyện Mai Sơn cho biết: Từ năm 2017 – 2019 huyện đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang cây ăn quả. Năm 2015 trên địa bàn huyện Mai Châu có khoảng tầm 15.000 hec ta cây ăn quả. Nhưng từ 2016 đến nay nhãn hơn 2000 hec ta, trong đó phát triển một số cây ăn quả như nhãn, thanh long ruột đỏ. Trong quá trình triển khai chuyển đổi một số cây trồng trên đất dóc, chuyển đổi một số cây trồng kém hiệu quả, từ năm 2015 các hộ đã chuyển đổi từ trồng cây mía sang trồng cây na và một số hộ trồng cây nhãn. Huyện Mai Sơn đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân các ban ngành đoàn thể để thực hiện. Qua đó, Huyện cũng có Nghị quyết chuyên đề củavề phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Mai Sơn, bà con chuyển đổi cây ngô, cây sắn kém hiệu quả.
Trước đây Mai Sơn có trên 20.000 hec ta cây ngô nhưng hiện nay giảm còn 16.000 hec ta cây ngô. Chủ yếu tập trung ở các xã Hec Lot… trên cơ sở đó huyện tập trung giao cho phòng NNPTNT xây dựng các kế hoạch phát triển các loại cây ăn quả. Hiện nay Mai Sơn có các vùng như: Quốc lộ 6, quốc lộ 4G, vùng cao biên giới, lòng hồ Sông Đà… Các vùng này chúng tôi căn cứ về thổ nhưỡng đất đai để chúng tôi xây dựng khu quy hoạch.
Hiện nay trên địa bàn huyện có các loại cây như cây mía thì chúng tôi tuyên truyền chuyển đổi đến nay có 5.500.000 hec ta cây mía, 3.800.000 hec ta diện tích sắn, trên địa bàn huyện cũng có 4.500.000 hec ta cây cafe. Một số xã vùng 3 chúng tôi đưa một số cây trồng như chanh leo và một số cây nhãn, xoài phù hợp. Cây sơn tra vừa phủ xanh đất trống đồi trọc, còn vùng lồng hồ Sông Đà nóng chúng tôi bố trí cây xoài ở vùng này. Hiện nay có 2 xã dọc Sông Đà có đánh bắt hải sản, vùng quốc lộ 4G phục vụ cho tinh bột sắn. Ông Cầm Văn Thắng cho biết thêm.
Phát triển song song với mô hình Na, tại xã Cò Nòi cũng phát triển thêm các mô hình cây ăn quả khác như: Bưởi, nhãn tại tiểu khu Thống Nhất, xã Cò Nòi. Tính đến nay, sau khi tham gia các mô hình HTX thu nhập của bà con nông dân được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện hơn.
Giải quyết đầu ra cho bà con
Chia sẻ về vấn đề giải quyết đầu ra cho bà con trưởng phòng nông nghiệp huyện Mai Sơn ông Cầm Văn Thắng cho biết: Đối với việc giải quyết đầu ra cho bà con huyện đã thực hiện nhiều chương trình và mục tiêu như: Huyện kiến nghị lên tỉnh sẽ có liên kết với công ty về nhà máy chế biến nông sản để xuất khẩu. Vào năm 2017 chúng tôi đã có liên kết mời các công ty về xuất nhập khẩu ở dưới xuôi, có một số công ty sang chúng tôi có hội nghị, hội thảo cho bà con nông dân, khi xuất nhập khẩu quả thì phải an toàn và đảm bảo chất lượng. Năm 2017 chúng tôi đã xây dựng được hai mã vùng nhãn và xoài trước. Năm 2019 có thêm 3 mã vùng xoài và 5 mã vùng nhãn, trên cơ sở ấy chúng tôi cho các HTX đi học tập sơ chế, chế biến các xưởng xuất khẩu ra nước ngoài. Qua đó huyện có liên kết một số công ty xuất 6 tấn xoài sang Úc, và nhãn một số nước như Australia…Đặc biệt hàng đi chính ngạch sang Trung Quốc là chính. Bên cạnh đó, huyện cũng liên kết với Lạng Sơn , chuyển một số nông sản của huyện Mai Sơn, Sơn La sang Lạng Sơn gắn với các công ty đi chính ngạch.
Mô hình Na kết hợp trồng nhãn tại huyện Mai Sơn.
Đặc biệt năm 2018 bà con nông dân đã có sản phẩm hoa quả thì đến thời điểm này không có hàng tồn, cơ bản chúng tôi xuất khẩu tốt, bà con nông dân cũng phấn khởi vui mừng. Ông Cần Văn Thắng cho biết thêm.
Huyện cũng đề ra một số giải pháp triển khai chuỗi liên kết chuỗi nhãn, na, thanh long, chanh leo… Từ khâu xác định đất đến cung ứng giống, một số khoa học kỷ thuật để chăm sóc, cho giống hướng dẫn bà con làm đất đến thu hoạch và tiêu thụ. Việc gắn kết các HTX như HTX Me Léch có gần 5000 hec ta cây na, vai trò HTX đứng ra về cung ứng phân bón, bao tiêu kỷ thuật và tư vấn nông sản cho các thành viên HTX… Gắn với vấn đề đó huyện đang tiến dần đến sản xuất hữu cơ, ký kết với một số công ty như Quế Lâm ( Tây Bắc) hướng dẫn cho bà con trong vấn đề sản xuất nông sản.
Hiện nay chúng tôi có 5 HTX đang làm như: na, nhãn, xoài, chanh leo, bưởi, sản xuất hữu cơ để đảm bảo an toàn. Vấn đề truy xuất nguồn gốc được quan tâm và bao bì đóng gói đều hỗ trợ cho bà con nông dân. Cụ thể hổ trợ: về cây ăn quả/ 10 triệu/ 1 hecta. Hỗ trợ tem, nhãn, mác và hỗ trợ một số xây dựng nhà sơ chế. Tiếp tục hỗ trợ bà con xúc tiến thương mại, bao bì…ông Cầm Văn Thắng cho biết thêm.
Đối với vấn đề cơ chế chính sách trong việc tuyên truyền người dân trông cây ăn quả phát triển chuỗi sản phẩm huyện Mai Sơn đã tập trung chỉ đạo tích cực chuyển đổi các cây trồng có giá trị như xoài, nhãn, bơ, thanh long, chanh leo.. Từ đó khích lệ đến các hộ gia đình khác để kinh doanh sản xuất giỏi. Qua đó Tỉnh đã hỗ trợ cho các địa phương các chương trình như: phân hữu cơ, vườn ươm, huyện đã có cơ sở động lực trợ giúp cho người dân vươn lên làm ăn kinh tế.
Bài học kinh nghiệm trong việc tìm đầu ra sản phẩm
Ông Hà Văn Bình – Phó chủ tịch huyện Mai Sơn chia sẻ: Trong thời gian tới huyện Mai Sơn tiếp tục tập huấn các giám đốc hợp tác xã để kịp thời thông tin thị trường, các yêu cầu của nhà lưu thông, phân phối để biết được các tiêu chuẩn yêu cầu của thị trường của các nước về vấn đề xuất khẩu hàng hóa, và chất lượng sản phẩm, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ tốt nhất. Các hộ dân phải cam kết thực hiện yêu cầu của nhà sản xuất và chất lượng sản phẩm, tránh trường hợp “trồng rau hai luống”. Làm được việc đó ngườ tiêu dùng sẽ tin tưởng hơn. Để có những bước đi vững chắc trong phát triển du lịch huyện Mai Sơn đã có những kế hoạch để phát triển các sản phẩm du lịch như huyện đã đưa vào Nghị quyết các du lịch vườn, du lịch lịch sử, huyện sẽ thực hiện các khu di tích như ngã ba Cò Nòi, xây dựng di tích Hang Nòi Tre ở Trưởng Ban gắn với việc xây dựng NTM tăng thu nhập cho bà con và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Huyện đã có xây dựng kế hoạch bài bản và gắn với ý thức của từng người, từng địa phương sống có trách nhiệm, vệ sinh môi trường sạch đẹp các khuôn viên đường trồng hoa, cải tạo tạo nên một miền quê đáng sống.
Bước đi triển khai các sản phẩm OCOP xây dựng theo các bước đòi hỏi các sản phẩm mang tinh đặc trưng như na, thanh long, nhãn, mật ong, nấm linh chi hướng đến các sản phẩm hữu cơ… mong muốn đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng. Để nâng cao đời sống người dân huyện sẽ tập trung công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân tạo sự đồng thuận và kêu gọi đầu tư của các HTX vào lĩnh vực nông nghiệp và nhân rộng ra các địa phương khác bố trí nguồn lực từ các chương trình tín dụng hỗ trợ HTX xây dựng các mô hình điểm như: đường giao thồng nông thôn, vườn tạp… và các mô hình chăn nuôi gia súc, cây ăn có múi hướng đến thu nhập bền vững … Chương trình xây dựng NTM thì kết quả sẽ đạt được hiệu quả cao.
Trong vấn đề xây dựng NTM thôn/bản trong thời gian huyện đã có bước triển khai như: Chỉ đạo huyện tổ chúc ngày thứ 7 về cơ sở để hỗ trợ cho người dân như vệ sinh môi trường, cải tạo vườn tạp, di dời gia súc, gia cầm xa khu dân cư… tham gia làm đường giao thôn cùng ra quân với người dân. Ông Hà Văn Bình – Phó chủ tịch huyện Mai Sơn cho biết thêm.
Thực hiện: Thanh Hậu
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ
09:35 | 05/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Phú Xuyên từng bước khai thác tiềm năng du lịch làng nghề
15:37 | 04/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả
08:29 | 26/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Tài hoa của nghệ nhân
09:19 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bến Tre: Ý tưởng điêu khắc độc đáo từ cây, trái quê hương
09:18 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết
10:03 | 21/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
15:00 | 20/01/2025 OCOP
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới
15:00 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết
14:59 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc
09:44 Tin tức
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025
09:42 Tin tức
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên
09:40 Văn hóa - Xã hội
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao
09:36 Nông thôn mới
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ
09:35 Làng nghề, nghệ nhân