Rối nước Đào Thục lưu giữ tinh hoa, hoà nhập quốc tế
Rối nước hay phường múa rối nước Đào Thục nói riêng là đặc sản, là tinh hoa văn hoá Bắc Bộ đúc kết từ thời cha ông, góp phần không nhỏ làm nên đời sống văn hoá, giá trị bản sắc của đồng bằng Bắc Bộ. Mới đây, một thông tin rất vui mừng rằng rối nước Đào Thục đã được công nhận, vinh danh là Di sản Văn hoá phi vật thể Quốc gia. Điều này thêm một lần nữa khẳng định giá trị trường tồn, bản sắc vĩnh cửu của múa rối nước tại Đào Thục, Đông Anh.
Thuở còn bé tôi vẫn hằng nghe tiếng chèo, làn điệu dân ca đằm thắm ngọt ngào qua chiếc radio của bố tôi thường mở, được xem nghệ thuật múa rối nước qua màn ảnh nhỏ trên chiếc tivi đen trắng nên trong tôi luôn yêu quý và trân trọng những giá trị văn hoá, bản sắc của làng nghề, của vùng miền Bắc Bộ. Hôm nay được tận mắt thưởng thức màn trình diễn của những nghệ nhân phường múa rối Đào Thục bao nhiêu xúc cảm ngọt ngào đã ùa về trong tôi.
![]() |
Rối nước Đào Thục, nơi lưu giữ văn hoá cổ truyền dân tộc. |
Chiếc xe lăn bánh trên con đường làng chậm rãi nhưng từ phía xa xa cách hàng trăm mét tôi đã nghe thấy tiếng hát chèo vọng lại. Làn điệu dân ca cổ truyền đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi những ngày còn thơ bé mỗi khi nghe ở bất kỳ đâu thì cũng dạt dào cảm xúc. Thật may mắn cho tôi khi hôm tới Đào Thục thì đúng ngày có đoàn khách quốc tế đến thăm và theo dõi những nghệ nhân trình diễn múa rối nước. “Hôm nay thật vinh dự cho chúng tôi khi có đoàn khách nước ngoài đến từ Pháp tham gia xem biểu diễn rối nước. Đây cũng là cơ hội tốt để Đào Thục truyền bá và giới thiệu văn hoá múa rối nước đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ đến với du khách quốc tế” – nghệ nhân Nguyễn Thế Nghị, Nguyễn Văn Phi chia sẻ với tôi bên tách trà buổi sáng.
Những làn điệu dân ca như hát chèo, hát Quan họ mở đầu cho những tích diễn đã làm khuấy động cả một vùng Đào Thục, bà con dân chúng hò reo, rủ nhau tới xem múa rối nước. Nhiều tích diễn của rối nước Đào Thục dựa trên những sáng tác dân gian hay những thành ngữ, tục ngữ, ca dao xưa nhẹ nhàng, hóm hỉnh mang tính trào lộng. Những tích diễn trong rối nước đều mô tả hoạt động đời sống thường ngày của người dân Bắc Bộ như việc cấy cày, chăn nuôi, các lễ hội, phong tục tập quán của người dân khi xưa. Mỗi tích diễn chỉ kéo dài khoảng 5-7 phút hoặc ngắn hơn một chút và một “show” diễn tại Đào Thục có khoảng 7-9 tích phục vụ khách tham quan. Nhiều tích diễn đã để lại ấn tượng cho người xem như Phùng Hưng đánh hổ, Trâu chui qua ống, Diễn xướng chầu văn…
Khách nước ngoài tỏ ra vô cùng thích thú với những màn biểu diễn của múa rối nước Đào Thục. Chị Lisa, một khách du lịch quốc tịch Pháp, chia sẻ với tôi rằng đây là lần đầu tiên cô ấy xem rối nước tại Việt Nam. Cô ấy cũng đã biết đến nét văn hoá biểu diễn này trước đó qua internet nhưng việc xem biểu diễn trực tiếp đã cho cô rất nhiều trải nghiệm thú vị. “Rối nước của Việt Nam là một trong những loại hình biểu diễn độc đáo nhất mà tôi từng thấy khi đi tới các quốc gia. Ở đây có sự kết hợp giữa ca hát dân tộc và biểu diễn thủ công của những nghệ sĩ. Thực sự rất tuyệt!” – Lisa nói sau khi xem những tích diễn múa rối nước.
![]() |
Du khách theo dõi buổi biểu diễn |
Nhiều người băn khoăn tổ nghề múa rối nước làng Đào Thục là ai? Tôi đã được nghe nghệ nhân Nguyễn Thế Nghị, một trong những người kế nghiệp, có nhiều kinh nghiệm, vốn văn hoá về rối nước tại Đào Thục chia sẻ. “Tổ nghề múa rối làng Đào Thục là ông Đào Đăng Khiêm (tên thật là Nguyễn Đăng Vinh) sinh năm 1659, mất năm 1732 (thọ 74 tuổi), đỗ Thám hoa (Tiến sĩ) năm Tân Mùi, 1691. Ông từng làm quan Tổng nội giám (hàng quan Tam phẩm) trong triều Hậu Lê (thời vua Lê Hy Tông) có công quản lý việc đúc tiền đồng cho triều đình. Sau khi về quê ông xây dựng kiến thiết lại quê hương, dạy dân làng các nghề trồng dâu nuôi tầm dệt lụa, nghề dạy chữ, nghề võ, nghề thó (đóng cối), đặc biệt là nghề múa rối nước và được dân làng giữ gìn cho đến ngày nay”, nghệ nhân Nghị nói.
Sau đó, vì có công lao to lớn với đất nước và quê hương, sau khi ông mất dân làng (xã Đào Xá) cùng làm đơn dâng tới triều đình phong ông là Hậu Thần, được khắc bia đá (năm 1735 - thời Lê Ý Tông) và dựng bia từ năm 1738 đến 1740 mới xong. Từ đó đến nay trải qua mấy trăm năm nhưng dân làng Đào Thục vẫn truyền dạy nhau qua bao thế hệ, việc giữ gìn nghề truyền thống và tưởng nhớ công ơn to lớn của ông Đào Đăng Khiêm. Rối nước đã được biết đến tại Đào Thục và đây như một làng nghề (một phường) được nhiều người tiếp bước giữ gìn và phát huy nét văn hoá đặc sắc, giới thiệu đến với công chúng ở trong nước và quốc tế.
Kết thúc màn trình diễn các tích rối nước, tôi và đoàn khách quốc tế còn có cơ hội được vào xem chi tiết phía hậu trường, cánh gà, nơi các nghệ nhân rối nước biểu diễn, cận cảnh được xem những con rối được chế tác ra sao. Chính bàn tay tài hoa của những nghệ nhân đã thổi hồn vào những con rối biến chúng thành những nhân vật sinh động trong các tích trò, được yêu mến và nhớ mãi. Tôi cũng thực sự cảm phục sự hi sinh nghệ thuật của những người biểu diễn khi “trời mưa, lạnh và buốt lắm nhưng những người nghệ nhân bảo tồn nghệ thuật múa rối nước Đào Thục vẫn hăng say lắp dựng nhà thuỷ đình để chuẩn bị phục vụ Tuần lễ văn hoá truyền thống huyện nhà đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhất” như lời nghệ nhân Nghị chia sẻ.
Nói với tôi về sự phát triển, tiếp nối của phường múa rối nước Đào Thục, ông Nguyễn Văn Phi khẳng định: “Chúng tôi vẫn ý thức được những thách thức của làng nghề truyền thống Việt Nam nói chung cũng như nghề múa rối nước Đào Thục nói riêng. Nhưng được sự quan tâm của nhiều ban ngành đoàn thể, nhất là Uỷ ban nhân dân xã- huyện, cơ quan văn hoá của Sở… rối nước Đào Thục sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng, bảo tồn và có sức sống lâu bền trong nhân dân. Chính vì lẽ đó đến nay rất nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đến xem múa rối nước rất đông, đó là một tín hiệu khả quan cho làng nghề Đào Thục. Chúng tôi luôn tự tin và quyết tâm lưu giữ bản sắc của cha ông để lại”.
Trên gương mặt nhiều ưu tư song luôn rạng rỡ khi nói về rối nước Đào Thục, nghệ nhân Phi rất hồ hởi hỗ trợ đoàn khách tham quan và giúp đỡ tận tình để những khách xem rối nước có trải nghiệm đáng nhớ tại đây. Bản thân tôi luôn mong muốn các nghệ nhân có thật nhiều sức khoẻ, tâm huyết để hướng dẫn thế hệ sau nối tiếp làng nghề rối nước để bảo tồn văn hoá cổ truyền của Việt Nam, được bè bạn quốc tế biết đến nhiều hơn nữa…
Hành trình về với làng nghề múa rối nước Đào Thục, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội đã mang đến cho tôi nhiều trải nghiệm lý thú. Là một người yêu thích và luôn trân trọng những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của Việt Nam cũng như của đồng bằng Bắc Bộ, khi được đắm mình trong những làn điệu dân ca, màn trình diễn đầy tính nghệ thuật, nhân văn của đội ngũ nghệ nhân phường múa rối nước Đào Thục tôi càng thêm yêu quý mảnh đất này, càng cảm nhận sâu sắc hơn những di sản quý báu mà ông cha để lại cho các thế hệ hậu bối.
Trong thời đại mới ngày nay, khi nhiều loại hình văn hoá hiện đại xuất hiện, phát triển cũng như được du nhập mạnh mẽ từ bên ngoài vào việc có sự cạnh tranh giữa các văn hoá, di sản là lẽ thường. Nhưng như chúng ta vẫn tự tin khẳng định các giá trị văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam là trường tồn, vĩnh cửu, chúng ta “hoà nhập chứ không hoà tan”, “chiếc nôi văn hoá” vẫn là ngọn nguồn, là kim chỉ nam để dân tộc Việt Nam phát triển đi lên bằng chính giá trị cốt lõi của mình.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân