Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 25°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 24°C Thừa Thiên Huế

Quy hoạch Đồng Tháp thành trung tâm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Ngày 11/01/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thành một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11/1/2024 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Với mục tiêu từ đây đến năm 2030, Đồng Tháp trở thành tỉnh có trình độ phát triển khá, nằm trong nhóm đầu về chuyển đổi số, một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản của vùng ĐBSCL; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đô thị hiện đại, nông thôn giàu bản sắc, du lịch thân thiện và hấp dẫn; phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, con người; duy trì vị trí nhóm đầu cả nước về các chỉ số: cải cách hành chính, hiệu quả quản trị và hành chính công, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hợp tác, hội nhập quốc tế được tăng cường. Người dân có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc.

Diễn đàn Kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Diễn đàn Kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hướng tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Đồng Tháp sẽ là địa phương dẫn đầu cả nước trong một số lĩnh vực nông nghiệp, trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL; trung tâm giao lưu phát triển kinh tế giữa vùng ĐBSCL với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công. Người dân có cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc.

Ngoài ra, trong văn bản Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp còn có các chỉ tiêu cụ thể như: Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đạt 7 - 7,5%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt khoảng 160 triệu đồng; Tỷ trọng trong GRDP của ngành công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 27%; ngành dịch vụ chiếm khoảng 43%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 22%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm khoảng 8%; Tỷ lệ đóng góp của năng suất tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế (TFP/GRDP) đến năm 2030 là 50%. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thời kỳ 2021 - 2030 đạt 477.000 tỷ đồng.

Sản phẩm OCOP của các tỉnh/thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sản phẩm OCOP của các tỉnh/thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Về xã hội, tốc độ tăng trưởng dân số bình quân đạt khoảng 0,6 - 1,2%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 85%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 65%; Chỉ tiêu phát triển con người (HDI) đạt khoảng 0,75; Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%; Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 0,32%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều đạt mức dưới 1,2%; Tỷ lệ cơ sở giáo dục đạt chuẩn mầm non 75%, tiểu học 70%, trung học cơ sở 80%, trung học phổ thông 90%; Tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân là 32 giường, tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân là 12 người.

Về môi trường, 100% dân cư đô thị và 98% dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn; Trên 50% các đô thị loại II trở lên và trên 20% các đô thị còn lại được thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định; 90% chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại từ đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp được thu gom, xử lý theo quy định; Tỷ lệ đô thị hoá năm 2030 đạt trên 42%; 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 50% đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt khoảng 11 - 16%.

Về quốc phòng, an ninh cần đảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia; Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Hoa sen Đồng Tháp
Hoa sen Đồng Tháp

Để hoàn thành kế hoạch trên, các sở ban ngành tỉnh Đồng Tháp cần thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, thủy sản chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ theo chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu sản phẩm, trong đó tập trung nguồn lực xây dựng TP. Cao Lãnh trở thành trung tâm trao đổi hàng hóa nông sản cấp vùng. Phát triển các chuỗi đô thị gắn với các vùng, hành lang kinh tế động lực của tỉnh, phù hợp với đặc thù của từng địa phương, thúc đẩy dịch vụ và du lịch.

Đồng thời, tỉnh Đồng Tháp cũng phải xây dựng cơ chế, chính sách để huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường phát triển doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đồng thời, đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển với các địa phương trong vùng, kết nối với TP. HCM; tập trung phát triển Khu kinh tế cửa khẩu, hợp tác với Vương quốc Campuchia. Liên kết với các tỉnh: Long An, Tiền Giang xây dựng Dự án đột phá tiểu vùng Đồng Tháp Mười thành Trung tâm dự trữ phát triển quốc gia về dự trữ nguồn nước ngọt và nguồn phù sa, khai thác tài nguyên nông nghiệp và du lịch.

Hồ Phát – Vũ Sơn

Tin liên quan

Sản xuất xanh - xu thế trong nông nghiệp

Sản xuất xanh - xu thế trong nông nghiệp

LNV - Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những tiêu chí quan trọng, chi phối các tiêu chí khác, quyết định sự thành công trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Tuy nhiên, xu thế của thực tiễn đặt ra phải vừa cho hiệu quả kinh tế, vừa hướng đến áp dụng tiến bộ khoa học, sản xuất xanh, sản xuất hữu cơ, sản xuất tuần hoàn thân thiện với môi trường.
Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả cao

Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả cao

LNV - Tận dụng lợi thế đất đai màu mỡ và dòng sông Hồng chảy qua địa bàn, HTX Nông - Ngư nghiệp phát triển Kim Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã xây dựng mô hình trồng rau VietGAP và nuôi cá lồng bè, mang lại thu nhập ổn định cho các thành viên.
Ứng phó sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Các giải pháp “cứng” và “mềm”

Ứng phó sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Các giải pháp “cứng” và “mềm”

LNV - Trước tình trạng sạt lở đất bờ sông ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các địa phương đã triển khai nhiều công tác ứng phó, bao gồm cả những công trình “cứng” như kè sông, đê điều. Song song đó, chuyên gia cũng đề xuất một số giải pháp “mềm” giúp giảm thiểu tác động thiên tai.

Tin mới hơn

Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên

Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên

LNV - Nhận thấy tiềm năng từ cây dược liệu, Hợp tác xã Dược liệu Phú Xuyên (xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên) đã mạnh dạn đầu tư trồng và chiết xuất tinh dầu từ cây mùi già, húng quế.
Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu

Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu

LNV - Nhằm khai thác tiềm năng, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu, ngành Nông nghiệp Hà Nội luôn tích cực hướng dẫn, tập huấn chuyên môn, hỗ trợ người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng vùng sản xuất tập trung, cấp mã số vùng trồng...
Nông dân Hà Nội phòng, chống mưa rét cho cây trồng, vật nuôi

Nông dân Hà Nội phòng, chống mưa rét cho cây trồng, vật nuôi

LNV - Hiện thời tiết rét kèm theo mưa phùn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi. Để bảo vệ cây trồng, vật nuôi, người dân tập trung các biện pháp phòng, chống, hạn chế dịch bệnh phát sinh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng thời gian tới.
Hiệu quả mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Thiện Nghiệp

Hiệu quả mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Thiện Nghiệp

LNV - Những năm gần đây, Thiện Nghiệp đã có một số mô hình chăn nuôi được triển khai tại các hộ dân trong xã. Mục đích nhằm đa dạng hóa giống vật nuôi, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần tạo ra diện mạo mới cho sản xuất nông nghiệp của thành phố nói chung và xã nói riêng. Trong đó có mô hình nuôi dê sinh sản.
9 quận, huyện của Hà Nội lấy đủ nước gieo cấy vụ xuân

9 quận, huyện của Hà Nội lấy đủ nước gieo cấy vụ xuân

LNV - Ngày 17-2, các tổ chức thủy lợi thành phố Hà Nội đã lấy và cấp đủ nước cho hơn 94% diện tích gieo cấy vụ xuân 2025, trong đó 9 quận, huyện đã cơ bản hoàn thành.
Ở vùng rau VietGAP Phú Long

Ở vùng rau VietGAP Phú Long

LNV - Ông Trần Văn Cảnh – 1 trong số gần 50 hộ dân tại thị trấn Phú Long tham gia mô hình sản xuất rau hướng hữu cơ đạt chứng nhận VietGAP cho biết, gia đình có 4 sào, được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ cải tạo nền đất bằng phân bón hữu cơ vi sinh, nên hiệu quả sản xuất cao hơn so với thời gian trước. Đáng mừng nhất là chất lượng rau được đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, được thị trường ưa chuộng hơn.

Tin khác

Phát huy hơn nữa ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Phát huy hơn nữa ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

LNV - Với định hướng phát triển nông nghiệp trở thành 1 trong 3 trụ cột kinh tế của tỉnh, trọng tâm phát triển là nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao.
Bộ NN&PTNT đốc thúc 11 tỉnh thành tập trung lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2025

Bộ NN&PTNT đốc thúc 11 tỉnh thành tập trung lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2025

LNV - Trưa 4/2, Bộ NN&PTNT đã có công điện gửi 11 tỉnh thành khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội) về việc chuẩn bị lấy nước Đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa Xuân 2025.
Trải nghiệm vườn nho kẹo trĩu quả tại Cần Thơ

Trải nghiệm vườn nho kẹo trĩu quả tại Cần Thơ

LNV - Với hơn 600 gốc nho đang trĩu quả, vườn nho của anh Lê Thanh Bình (28 tuổi, ngụ xã Trường Long, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) đang thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, check-in.
Sơn La đột phá trong phát triển nông nghiệp

Sơn La đột phá trong phát triển nông nghiệp

LNV - “Ngô leo lên núi, núi ngả cúi đầu”, đó là câu nói truyền miệng về cây ngô ở Sơn La, là cây trồng chủ lực bao phủ khắp các đồi, núi của tỉnh miền núi phía bắc.
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá chim vây vàng

Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá chim vây vàng

LNV – Nhờ sự chuyển đổi từ phương thức nuôi cá chim vây vàng quảng canh sang thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP, các hộ dân ở xã Hộ Độ (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã thành công phát triển mô hình cho lợi ích kinh tế cao.
Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.

Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.

LNV - Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, trong những năm qua, huyện Mê Linh đã triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của Trung ương, thành phố cũng như của huyện. Hiện tại, huyện đang duy trì và phát triển các vùng trồng trọt chuyên canh ổn định có quy mô từ 20ha/vùng trở lên, như sản xuất lúa chất lượng cao tại các xã Liên Mạc, Tam Đồng, Tự Lập, Thanh Lâm; cây ăn quả ở các xã Hoàng Kim, Chu Phan...
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch

Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch

LNV - Ca Organic Farm của anh Võ Vinh Ca ở thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định xây dựng và thực hiện mô hình nông nghiệp tuần hoàn với quy trình khép kín. Đặc biệt mô hình du lịch canh nông này đã thu hút hàng chục ngàn lượt khách du lịch và học sinh, sinh viên đến tham quan, trải nghiệm.
Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm

Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm

LNV - Không chỉ giúp người dân chủ động chuyển dịch cơ cấu giống lúa phù hợp với từng vùng, việc hình thành các vùng sản xuất lúa tập trung gắn với liên kết tiêu thụ còn tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội

Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội

LNV - Đối với ngành NN&PTNT Hà Nội, toàn thành phố có hơn 195.000ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội mới đáp ứng được 20-70% nhu cầu tiêu dùng của khoảng 10 triệu người dân sinh sống, học tập, công tác trên địa bàn thành phố. Do đó, nông nghiệp Hà Nội thời gian tới sẽ tập trung vào quy hoạch sản xuất theo quy hoạch chung vùng huyện và quy hoạch vùng Thủ đô. Ông Nguyễn Đình Hoa - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội chia sẻ.
Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp

Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp

LNV - Sáng ngày 31/10/2024, tại hội trường Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mê Linh, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.Góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu, qua đó giúp người nông dân nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
Khuyến nông Hà Nội đồng hành cùng nông dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ

Khuyến nông Hà Nội đồng hành cùng nông dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ

LNV - Sau khi siêu bão Yagi đổ bổ vào miền Bắc,tình hình thiệt hại trên toàn địa bàn thành phố cập nhật 15h30 ngày 22/9/2024: Cây bị gẫy, đổ trên 100.000 cây (bao gồm cây đô thị và các loại cây khác); lúa bị gẫy, đổ, dập nát 22.848 ha; lúa bị ngập 13.832 ha; rau màu bị ngập, ảnh hưởng 10.830 ha; cây ăn quả bị ảnh hưởng 9.045 ha, thủy sản bị ảnh hưởng 4.212 ha; gia súc chết 3.299 con; gia cầm chết, thất lạc 453.104 con;…
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

LNV - Ngày 8/10, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hiệu quả từ những mô hình nông nghiệp tại Ba Vì

Hiệu quả từ những mô hình nông nghiệp tại Ba Vì

LNV – Hiện nay, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Ba Vì theo hướng tích cực, bền vững, nhiều mô hình cây trồng, vật nuôi cho giá trị kinh tế cao, 250-350 triệu đồng/ha.
Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ

Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ

LNV - Nhằm giúp bà con nông dân nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão số 3 (Yagi), Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã nhanh chóng thực hiện nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống.
Chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

LNV - Sau 3 tháng triển khai, Dự án “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” được triển khai ở xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có hiệu quả, mô hình có nhiều tiềm năng mở rộng để phát triển kinh tế.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Phú Yên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc trao tặng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Yên Huân chương Lao động hạng Nhất vì những đóng góp x
Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

LNV - Mỗi năm, doanh thu đến từ các làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội đạt hơn 1 tỷ USD, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức cạnh tranh thị trường ngày càng tăng cao với sự góp mặt của hàng hóa ngoại nhập thì việc tìm hướng đi mới phù hợp xu thế hiện đại là hành động cấp thiết để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của Thành phố, trong đó có nghề rèn tại làng Đa Sỹ.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng, tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Làng nghề nuôi cá triệu đô

Làng nghề nuôi cá triệu đô

LNV - Huyện Bình Chánh đang triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề cá kiểng tại xã Bình Lợi, nơi có tổng diện tích nuôi cá cảnh trên địa bàn khoảng 60ha. Riêng xã Bình Lợi, diện tích nuôi cá koi, chép Nam Dương và chép Nhật đã đạt khoảng 20ha. Đây được xem là mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị hiệu quả, thu hút nhiều hộ dân tham gia sản xuất. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước dồi dào và kinh nghiệm nuôi cá kiểng lâu năm của người dân, Bình Lợi đang từng bước trở thành trung tâm sản xuất cá cảnh quy mô lớn của TP. Hồ Chí Minh.
Giao diện di động