Quảng Ninh: Hội Nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 2010 – 2020
Về phía Đại biểu Trung ương có ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Ngô Tất Thắng Phó Cục trưởng – Phó Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới TW.
Toàn cảnh hội nghị.
Về phía tỉnh Quảng Ninh có đồng chí Nguyễn Xuân Ký – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Thắng - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Ninh; ông Đăng Huy Hậu – Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng đại diện các Sở/Ban/Ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh.
Những kết quả và tồn tại
Ông Nguyễn Xuân Ký, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, ông Đặng Huy Hậu – UV Ban TV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó trưởng ban – Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Quảng Ninh báo cáo tóm tắt kết quả của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 1: Trong những năm qua phong trào “ Quảng Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới” đã đạt được những kết quả tích cực cụ thể: Các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn đã góp trên 17.716.584 triệu đồng, cụ thể: Người dân đóng góp bình quân 118 triệu đồng/xã/năm); góp 235.915,5 ngày công lao động, hiến đất, vật tư, tường rào, rau xanh theo quy đổi là 152.387 triệu đồng; các doanh nghiệp tổ chức ước đóng góp 2.078.616 triệu đồng. Kết quả nhiều km đường giao thông, kênh mương, nội đồng được xây dựng, tu bổ… Điển hình các lực lượng vũ trang đã tham gia 145.754 ngày công… Sau 10 năm toàn tỉnh đã huy động được hơn 121.000 tỷ đầu tư, trong đó vốn ngân sách chỉ chiếm 11%, còn lại huy động đóng góp của người dân và các nguồn lực khác. Về chương trình OCOP, hiện xã đã có 196 gắn sao (trên tổng số hơn 400 sản phẩm tham gia), nhiều sản phẩm được đơn vị đầu tư dây chuyền hiện đại đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và hội nhập, có những sản phẩm đạt doanh thu hàng chục tỷ đồng, có liên kết chuỗi giá trị chặt chẽ.
Hội nghị có ý kiến đóng góp của các tham luận, cụ thể: Ông Nguyễn Hữu Giang, tỉnh Ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp PTNN nông thôn tham luận một số ý kiến về phát triển sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo quy hoạch tập trung, phát triển sản xuất sản phẩm OCOP giai đoạn 2015 – 2020, và đưa ra một số hạn chế sau: (i) Việc xây dựng phương án, dự án còn rời rạc (ii) Đối với các cơ sở chế biến quy mô sản xuất nhỏ, việc hiểu và áp dụng chương trình quản lý chất lượng còn hạn chế, việc ghi chép sổ sách chưa đầy đủ thông tin phục vụ quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm, việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn hạn chế; (iii) Nhiều vùng sản xuất tập trung hiện đang trùng vào các vùng nghiên cứu quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch, (iv) thiên tai dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.
Ông Vũ Văn Kinh – Chủ tịch UBND TP Móng Cái phát biểu tham luận với nội dung: “Kinh nghiệm trong xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới, TP hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới giải pháp nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 -2025” cụ thể (i) tập trung sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến cơ sở coi việc xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; (ii) xác định công tác tuyên truyền vận động định hướng quần chúng thực hiện nội dung của chương trình; (iii) quan tâm thành lập kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ thành phố đến xã; (iv) quan tâm bản thảo, tìm cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông qua lựa chọn nội dung phương pháp thực hiện; (v) xây dựng nông thôn mới cần phải có chương trình kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện đặc điểm của từng thôn, xã, không rập khuôn, máy móc; (vi) thực hiện có hiệu quả việc huy động các nguồn lực thực hiện các nội dung của chương trình để các xã đạt chỉ tiêu, tiêu chí, nhất là xây dựng hạ tầng…
Ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Còn ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu chỉ đạo hội nghị chia sẻ: Đây là hướng đi đúng đắn góp phần phát huy lợi thế của tỉnh Quảng Ninh. Qua hơn 9 năm triển khai chương trình, bộ mặt tỉnh Quảng Ninh có sự thay đổi, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, cụ thể năm 2018 41 triệu đồng/ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm, đời sống vật chất người dân cải thiện. Đến nay toàn tỉnh có 72/…xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng thời đây là địa phương đầu tiên của cả nước có xã công nhận nông thôn mới kiểu mẫu, 206 thôn công nhận đạt chuẩn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, hai TP Móng Cái, Uông Bí trình chính phủ xem xét TP đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy thế tỉnh còn một số hạn chế như sau: nhiều nơi sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ manh múm. Đặc biệt ứng dụng công nghệ cao còn thấp.
Tiếp tục triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm tạo cơ chế chính sách ưu đãi hơn để các doanh nghiệp vào đầu tư thủy sản, phải lấy sản xuất làm động lực phải có liên kết và chuỗi sản phẩm.
Từ thách thức biến thành hành động
Ông Nguyễn Văn Thắng – Phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo chỉ Chương trình các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Ninh.
Ông Nguyễn Văn Thắng – Phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo chỉ Chương trình các Chương trình mục tiêu quốc gia ghi nhận những kết quả đạt được tỉnh trong thời gian qua. Để tỉnh đạt được những kết quả đó phải nhờ sự hướng dẫn chỉ đạo tích cực của ban chỉ đạo TW, Sở nông nghiệp và sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, bộ máy các cấp trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra.
Thay mặt UBND tỉnh Phó bí thư bày tỏ sự cảm ơn đối với các Chính phủ, Bộ/ban/ ngành đã đồng hành chung tay để tỉnh đạt được những kết quả đó. Tuy nhiên trong bối cảnh mới tỉnh cũng gặp phải những thách thức: (i)Do sự phát triển kinh tế rất nhanh kéo theo chuyển đổi cơ cấu dịch vụ nhanh nên tác động tiêu cực đến đời sống người dân có nguy cơ chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. (ii) Thách thức về câu chuyện thiếu nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp, (iii) bên cạnh phát triển các sản phẩm OCOP nhưng chúng ta hết sức lưu ý từng ngành địa vấn đề chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm… Trong suốt chặng đường 10 năm là cơ sở để tỉnh thực hiện sự chuyển đổi ý thức của người dân trong cách nghỉ, cách làm. Điều đó việc này phải làm thường xuyên lâu dài vận động nhân dân chủ động thì mới có kết quả mong muốn.
Ông Đặng Huy Hậu – UV Ban TV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó trưởng ban – Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Quảng Ninh báo cáo tóm tắt kết quả.
Qua đó Phó bí thư nêu rõ: Để phấn đấu những mục tiêu đặt ra trong chương trình chúng ta cần phải có sự quyết tâm cao, phấn đấu tỉnh Quảng Ninh được chính phủ công nhận tỉnh nông thôn mới, phấn dấu nông thôn mới nâng cao, ít nhất 60% số xã đạt chuẩn nâng cao, 70% số thôn đạt chuẩn nông thôn mới, các công trình hạ tầng phải đảm bảo chất lượng, cuộc sống người dân nâng cao, thu nhập bình quân 2025 tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2020 … Qua đó bí thư đề nghị các cấp phải: (i) Bám sát sự chỉ đạo của tỉnh với quan điểm nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, người dân là yếu tố cốt lõi (ii) Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp bằng các dự án tập trung trên cơ sở khai thác tốt thế mạnh của các sản phẩm OCOP, (iii) những nơi chưa có sản phẩm có thương hiệu phải phấn đấu có ít nhất 1-2 thương hiệu sản phẩm 4 - 5 sao nhưng lưu ý không được chạy theo phong trào; (iv) ứng dụng KHCN cao trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; (v) phát triển hạ tầng nông thôn theo hướng đồng bộ, đối với các xã đạt chuẩn phải lựa chọn kế hoạch để phát triển xã kiểu mẫu. Đề nghị các ban chỉ đạo chủ động đề ra kế hoạch thực hiện gắn sát với thực tiễn, lấy người dân chủ động tự giác tham gia thực hiện đồng thời xác định nội dung và giải pháp thực hiện, rà soát các tiêu chí đối với các xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Qua đó tạo điều kiện để các xã thực hiện tốt mục tiêu của mình, tăng cường vai trò định hướng và tháo gỡ vướng mắc, giám sát, đôn đốc, hỗ trợ các địa phương trong việc thực hiện các tiêu chí. Đối với cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục quan tâm đầu tư vào ngành nông nghiệp thôn thôn đặc biệt chế biến nông lâm thủy sản tạo điều kiện việc làm cho người dân. Các tiêu chí về nhà ở, dân cư hộ nghèo, môi trường thực hiện tốt các tiêu chí đề ra.
Ông Nguyễn Hữu Giang, tỉnh Ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp PTNN nông thôn phát biểu tại tham luận.
Định hướng – giải pháp
Xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn mới đều tập trung sản xuất với yêu cầu cao hơn, nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh của nông nghiệp Quảng Ninh phát triển có định hướng hơn về các ngành chăn nuôi, thủy sản các sản phẩm OCOP.
Xây dựng xã hội nông thôn bền vững đậm đà bản sắc dân tộc qua đó tăng cường công tác tuyên truyền, xây dựng đội ngũ cán bộ với nguồn nhân lực chất lượng cao, đưa trí thức về nông thôn thiết mạnh hơn mới có nông nghiệp khoa học, nông nghiệp sinh thái. Riêng về giáo dục đào tạo, y tế, giao thông, chính sách an sinh xã hội phải căn cơ hơn, đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao KHNN nhất là mô hình nông hộ các vùng đô thị về nông thôn. Xây dựng chính quyền, giữ vững mô hình bí thư chi bộ, tập trung thực hiện quy chế dân chủ phát huy vai trò của người dân khi tham gia xây dựng chính quyền. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhất là người đứng đầu bám địa bàn, cơ sở.
Bài và ảnh: Thanh Hậu – Doãn Hưng
Ông Nguyễn Xuân Ký, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh: Chương trình OCOP đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Quảng Ninh, có nhiều sản phẩm đi vào được thị trường ở những nơi khó tính như siêu thi… Nhìn lại sau 10 năm, nhận thức cả hệ thống chính trị về nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vấn đề tăng nông trực tiếp là người đứng đầu tổ chức bài bản. Đội ngũ cán bộ chất lượng, đời sống người dân nâng lên rõ rệt. Đặc biệt an ninh nông thôn đảm bảo, bài học cán bộ có nhiều chuyển biến. Điển hình xa Việt Dân (huyện Đông Triều) là xã điển hình của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng về xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của cả nước. Bên cạnh đó còn những hạn chế: (i) nông nghiệp quảng ninh còn gặp nhiều thách thức (ii) Thị trường OCOP khắp các tỉnh nhưng nguồn hàng chưa áp ứng đủ…(iii) Tổ chức bộ máy đi sâu vào ngành nông nghiệp, nông thôn còn thiếu cán bộ kỹ thuật chuyên môn, một số hộ nông dân chưa thực sự muốn thoát nghèo đặc biệt các xã còn khó khăn, chất lượng một số công trình hạ tầng đầu tư bằng các nguồn vốn nhưng thực sự chưa phát huy hết hiệu quả, một số hồ đập bị hạ mực, thu nhập của khu vực nông thôn tăng nhanh nhưng so với địa bàn toàn tỉnh là một thách thức, rất dễ dẫn đến chênh lệch kinh tế giữa các vùng.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ
09:35 | 05/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Phú Xuyên từng bước khai thác tiềm năng du lịch làng nghề
15:37 | 04/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả
08:29 | 26/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Tài hoa của nghệ nhân
09:19 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bến Tre: Ý tưởng điêu khắc độc đáo từ cây, trái quê hương
09:18 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết
10:03 | 21/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
15:00 | 20/01/2025 OCOP
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới
15:00 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết
14:59 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc
09:44 Tin tức
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025
09:42 Tin tức
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên
09:40 Văn hóa - Xã hội
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao
09:36 Nông thôn mới
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ
09:35 Làng nghề, nghệ nhân