Phụ nữ xã miền núi Hà Tĩnh làm tóc giả, thu nhập thật!
Tổ hợp tác làm tóc giả xã Kim Hoa giải quyết việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định cho nhiều lao động
Tổ hợp tác làm tóc giả xã Kim Hoa (thôn Trung Hoa, xã Kim Hoa) lúc nào cũng đông vui. Các chị em phụ nữ đang chăm chú dùng những chiếc móc sắt nhỏ khéo léo móc những sợi tóc giả vào khuôn đầu nhựa.
Chị Nguyễn Thị Mai (thôn Trung Hoa) – thành viên lâu năm ở tổ hợp tác, vui vẻ cho biết: “Từ khi tham gia làm tóc giả, tôi có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống gia đình. Cứ 4 - 5 ngày, tôi hoàn thành một sản phẩm, được trả tiền công 500 nghìn đồng. Tháng nào chịu khó, ít việc nhà cũng cho thu nhập từ 3-4 triệu đồng. “Với người dân nông thôn chủ yếu làm ruộng như chúng tôi có được mức thu nhập trên là niềm mơ ước” – chị Mai bày tỏ.
Mỗi thành viên của tổ hợp tác cho thu nhập bình quân từ 3 - 6 triệu đồng/tháng
Làm tóc giả không khó nhưng đòi hỏi người làm phải tỉ mẩn cùng với tính kiên trì, chịu khó. Người khéo tay chỉ cần học vài tuần là thạo việc. Tùy theo từng sản phẩm, kích thước nhưng hoàn tất mỗi đầu tóc giả mất từ 4-5 ngày.
“Nghề làm tóc giả này thật sự phù hợp với chị em phụ nữ, bởi nhẹ nhàng. Làm tóc giả linh động được thời gian, buổi ngày lo công việc gia đình, đồng áng, buổi tối có thể đưa vật liệu về nhà tranh thủ làm kiếm thêm thu nhập” - chị Trần Thị Hồng Ngọc ở thôn Trường Thủy chia sẻ.
Làm tóc giả không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mẩn, chịu khó và kiên trì
Chị Đoàn Thị Hằng - Tổ trưởng Tổ hợp tác làm tóc giả xã Kim Hoa tâm sự: Xuất thân từ một gia đình thuần nông, ăn bữa trước lo bữa sau buộc chị phải vào Nam học nghề làm tóc giả.
Hơn một năm vừa học vừa làm cho Công ty Phúc Thiên ở huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, chị nhận thấy nghề làm tóc giả phù hợp với chị em nông thôn tranh thủ thời gian nông nhàn. Sau khi kết nối với Công ty Phúc Thiên, chị trở về quê hướng dẫn cho chị em phụ nữ địa phương làm gia công tóc giả để có thêm thu nhập.
Chị Đoàn Thị Hằng - Tổ trưởng tổ hợp tác làm tóc giả Kim Hoa hướng dẫn gia công tóc giả cho thành viên mới
Tổ hợp tác làm tóc giả ở xã Kim Hoa (Hương Sơn) được thành lập từ năm 2012. Nghề này đang ngày càng thu hút chị em phụ nữ tham gia, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống gia đình.
Từ một vài người tham gia, đến nay, Tổ hợp tác đã thu hút được 42 thành viên. Tạo việc làm ổn định, mang lại thu nhập cho chị em từ 3-6 triệu đồng/tháng.
Sản phẩm làm ra đúng mẫu mã, đảm bảo chất lượng, giao hàng đúng hẹn cho đối tác. Nhờ vậy, tổ hợp tác nhận được đơn đặt hàng ngày càng nhiều và tiền lương của chị em cũng tăng dần.
Sản phẩm của Tổ hợp tác luôn đáp ứng yêu cầu của công ty nên có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định
Theo bà Đoàn Thị Hồng Thuần – Chủ tịch Hội LHPN xã Kim Hoa cho rằng: Nhờ sự hỗ trợ, động viện khích lệ của Hội LHPN xã Kim Hoa, Tổ hợp tác làm tóc giả xã Kim Hoa được thành lập đến nay thực sự mang lại hiệu quả kinh tế. Nhiều phụ nữ địa phương có việc làm thường xuyên và ổn định. Đây là một mô hình tiêu biểu, cần được tuyên truyền nhân rộng trên địa bàn.
Với nhiều đóng góp trong việc đưa nghề làm tóc giả về với địa phương, giải quyết việc làm thường xuyên cho chị em phụ nữ xã Kim Hoa, chị Đoàn Thị Hằng vừa vinh dự được Hội LHPN huyện Hương Sơn trao chứng nhận “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 – 2020”.
Theo Báo Hà Tĩnh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Tuyên Quang: Nỗ lực bảo tồn và phát triển làng nghề
10:30 | 28/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Liên kết phát triển bền vững nghề nuôi biển
10:28 | 28/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhộn nhịp làng nghề khô cá lóc
09:47 | 27/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề Vĩnh Phúc: Bứt phá nhờ chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo
14:02 | 26/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Độc đáo bộ "Tượng gốm dân gian" độc bản - Nhà sưu tầm Phan Quốc Dũng
20:13 | 24/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Độc đáo nghề đắp tượng thú
14:25 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng cói Kim Sơn
14:25 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề Mỹ Nghiệp dệt hồn văn hóa Chăm
09:46 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Hoàng Xá phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh
09:45 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi
15:33 | 22/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò
14:06 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh
14:05 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi
08:55 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa
08:54 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện đũa tre của người Tày
10:30 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ
10:20 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Tuyên Quang: Nỗ lực bảo tồn và phát triển làng nghề
10:30 Làng nghề, nghệ nhân

Liên kết phát triển bền vững nghề nuôi biển
10:28 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững
10:24 Môi trường

Tín hiệu vui từ xuất khẩu
10:21 Kinh tế

Quảng Nam hướng đến điểm đến du lịch xanh đẳng cấp quốc tế
10:18 Du lịch làng nghề