Hà Nội: 16°C Hà Nội
Đà Nẵng: 20°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 17°C Thừa Thiên Huế

Phát triển làng nghề truyền thống thời hội nhập

LNV - Bảo tồn làng nghề truyền thống, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hàng triệu lao động nông thôn là công việc vô cùng cần thiết trong thời hội nhập. Tuy nhiên, các làng nghề đang gặp không ít khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, trong đào tạo để giữ nghề và tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng... Vậy giải pháp nào để giúp làng nghề truyền thống phát triển thời hội nhập?.
Bảo đảm thị trường tiêu thụ sản phẩm

Khó khăn nhất của các làng nghề hiện nay là tìm thị trường tiêu thụ. Bởi lẽ, sản phẩm của làng nghề truyền thống có giá thành cao, mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, chưa theo kịp thị hiếu người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Đây là một thực tế khiến cho hàng Việt truyền thống chưa thể đến nhiều với những thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng như: Anh, Mỹ, Pháp và Đức. Hầu hết các làng nghề hiện nay vẫn phát triển manh mún, nhỏ lẻ, khó cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại được sản xuất bằng công nghệ hiện đại từ các nước trong khu vực. Nhất là với những đơn hàng yêu cầu lớn về số lượng, chủng loại và đòi hỏi nghiêm ngặt về thời gian giao hàng. Bên cạnh đó, do thiếu thông tin nên việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ còn chậm. Đa số sản phẩm thủ công mỹ nghệ vẫn sản xuất theo mẫu cũ, ít được cải tiến, sáng tạo mới. Một số làng nghề chuyên sản xuất theo mẫu đặt hàng của khách. Việc đăng ký thương hiệu hàng hóa và kiểu dáng sản phẩm chưa được quan tâm đầu tư, hỗ trợ.


Ông Vũ Hữu Nhung ở làng nghề gốm Phù Lãng, huyện Quế Võ (Bắc Ninh) cho biết, nhiều đơn hàng xuất khẩu gốm của Phù Lãng phải thông qua sự quảng bá của gốm Bát Tràng, gây thiệt hại về kinh tế cho người sản xuất cũng như cơ hội quảng bá sản phẩm gốm Phù Lãng trên thị trường. Hiện nay, nhiều người trẻ ở Phù Lãng đã quyết tâm theo học ở các trường mỹ thuật và trở về địa phương để tạo ra những sản phẩm mới, đa dạng về mẫu mã, hình thức. Nhờ đó, nhiều mặt hàng gốm ở Phù Lãng đã xuất khẩu sang những thị trường khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, do không có sự định hướng, can thiệp cũng như dự báo thị trường từ các ngành chức năng nên chỉ một thời gian ngắn, các sản phẩm gốm mỹ nghệ mới ra đời cũng đang rơi vào bế tắc. Đến nay, người làm gốm ở Phù Lãng phải lăn lộn tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm và chật vật giữ nghề khi thế hệ trẻ đã không còn mặn mà với nghề truyền thống của cha ông.

Vì vậy, chủ trương hiện đại hóa công nghệ trong các làng nghề sao cho vừa bảo đảm tính nguyên tắc, nhưng sản phẩm làm ra không mất đi tính truyền thống, tính độc đáo, độ tinh xảo, vừa đẩy mạnh được việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề đã trở thành đòi hỏi cấp bách đối với hầu hết các làng nghề truyền thống.

Làng nghề trúc Xuân Lai, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình (Bắc Ninh), là một trong những làng nghề đi đầu trong đầu tư, cải tiến mẫu mã sản phẩm hợp với thị hiếu khách hàng. Nhờ đó, các sản phẩm như tranh tre, bàn, ghế, xích đu, giường, tủ, kệ sách, khung nhà tre… được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến. Hiện nay, thôn có 840 hộ thì khoảng 30% số gia đình tham gia làm nghề, trong đó có 45 xưởng sản xuất với thu nhập khoảng 150 đến 200 nghìn đồng/người/ngày. Công ty cổ phần Giải Pháp Xuân Lai còn chủ động quảng bá thương hiệu sản phẩm qua các kênh khác nhau. Ngoài việc tìm hiểu thị trường, công ty cũng luôn thay đổi mẫu mã, chất lượng sản phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Làng nghề dệt lụa Mã Châu, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) sau hàng chục năm thăng trầm, giờ đây đang bắt đầu hồi sinh. Hiện Mã Châu đã xây dựng được chiến lược phát triển lâu dài, đó là trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, hoàn thành sản phẩm, xây dựng hệ thống bán lẻ và kết nối du lịch. Năm 2014, HTX Tơ lụa Mã Châu sản xuất hơn 14 nghìn sản phẩm lụa các loại, với doanh thu gần bốn tỷ đồng. Nhờ duy trì được sản xuất, HTX đã tạo việc làm thường xuyên cho gần 40 lao động, với thu nhập bình quân bốn triệu đồng/người/tháng. Gần đây, để gắn sản xuất với phát triển du lịch làng nghề, ngoài việc nâng cấp lại điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại thị trấn Nam Phước, HTX đã đầu tư xây dựng cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại khu phố cổ Hội An vào hoạt động phục vụ du khách trong và ngoài nước. Hiện nay, làng dệt Mã Châu có khoảng 400 hộ dân gắn bó với nghề dệt nhưng chỉ có HTX Tơ lụa Mã Châu còn giữ được dệt lụa tơ tằm nguyên thủy.

Chú trọng công tác đào tạo nghề

Theo ông Trịnh Quốc Đạt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, công tác dạy nghề truyền thống chưa phát huy hiệu quả tại các làng nghề; Các mô hình đào tạo nghề vẫn chưa thu hút được đông đảo lao động nông thôn tham gia, chất lượng đào tạo còn hạn chế và thiếu tính bền vững. Chính điều này đã làm hạn chế sự phát triển của làng nghề Việt Nam. Nguyên nhân chính do đặc thù của nghề truyền thống là nghề thủ công mỹ nghệ đòi hỏi kỹ thuật tinh xảo, người thợ phải được học làm sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp với thời gian từ vài năm trở lên mới có thể độc lập gia công sản phẩm có giá trị hàng hóa. Trong khi đó, các lớp dạy nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống với thời gian 3 - 4 tháng mới chỉ dạy cho học viên làm được những sản phẩm đơn giản hoặc chỉ gia công một công đoạn nào đó của sản phẩm. Học viên mới tốt nghiệp các lớp thủ công mỹ nghệ ngắn ngày nếu không được các doanh nghiệp làng nghề hoặc các thợ lành nghề hướng dẫn sản xuất thì không thể tự mình hành nghề được. Thêm vào đó, dạy nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống chủ yếu áp dụng phương pháp truyền nghề, chính vì vậy, rất cần những nghệ nhân, thợ giỏi nghề thủ công, mỹ nghệ tham gia dạy nghề. Ngoài ra, hiện nay, nhiều địa phương mới chú trọng dạy nghề nông nghiệp, công nghiệp mà chưa chú trọng đúng mức việc dạy nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống hoặc lúng túng trong công tác chỉ đạo, định hướng sản xuất… Thực tế, sản phẩm ngành nghề truyền thống muốn hấp dẫn khách hàng thì phải có giá trị văn hóa nghệ thuật. Điều đó không thể thiếu vai trò của nghệ nhân, nghệ sĩ. Vì thế, muốn có bước đột phá về mẫu mã hàng truyền thống hiện đại phải có một chính sách đặc biệt với các nghệ nhân, nghệ sĩ thực thụ.

Quảng bá qua Internet

Có rất nhiều kênh quảng bá sản phẩm khác nhau, đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hoá, nhiều địa phương đã đặc biệt quan tâm phương thức quảng bá qua Iternet và mang lại hiệu quả rất khả quan. Từ đầu năm 2015, tỉnh Bình Định đã xây dựng website làng nghề để hỗ trợ quảng bá và kinh doanh trực tuyến cho các làng nghề trong tỉnh. Trên website, 2 nhóm sản phẩm làng nghề được quảng bá đầu tiên là ẩm thực và thủ công mỹ nghệ. Với nhóm ẩm thực có các sản phẩm: Bánh ít lá gai, bún, nem chả, rượu, các loại mắm, thủy hải sản khô. Nhóm thủ công mỹ nghệ có: Nón lá, đồ gốm, dệt thổ cẩm, mây - tre - cói - xơ dừa, nhang, rèn - tiện. Ở mỗi nhóm sản phẩm đều có lời giới thiệu về địa chỉ, những nét đặc trưng từ tên gọi, nguyên liệu sử dụng cho đến các công đoạn làm ra sản phẩm. Những người quan tâm làng nghề có thể tìm kiếm thông tin về các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm làng nghề, tìm kiếm nghệ nhân và sản phẩm “hot”. Đặc biệt, website làng nghề Bình Định sẽ liên kết với các website riêng của từng hộ gia đình trong làng nghề để tiến hành giao dịch và bán sản phẩm trực tiếp. Tại đây cũng có trang tiếng Anh để quảng bá làng nghề Bình Định ra toàn cầu. Đây được coi là giải pháp hỗ trợ đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị đối với các sản phẩm và phát triển hoạt động du lịch văn hóa làng nghề.

Không riêng tỉnh Bình Định, trên cổng thông tin của huyện Gia Lâm (Hà Nội) có hẳn một chuyên mục giới thiệu về làng gốm Bát Tràng, rồi các trang web chuyên giới thiệu sản phẩm của làng Gốm như Website: http://gomsubattrang.org/, http://www.battrangceramic.net... Hay với làng lụa Vạn Phúc cũng có website riêng để quảng bá cho sản phẩm lụa. Có thể nói, nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet để quảng bá các sản phẩm làng nghề hiện giờ khá phổ biến. Chỉ cần nhờ Google, gõ một số từ khóa về làng nghề như “Gốm Bát Tràng”, “Lụa Vạn Phúc”… là chúng ta đã có thể tiếp cận với rất nhiều website giới thiệu các thông tin về làng nghề. Công ty Cổ phần gốm Nhung (Phù Lãng- Quế Võ – Bắc Ninh) khẳng định, hơn một phần ba doanh thu của họ có được là nhờ web. Nhiều khách hàng nước ngoài đã ghé thăm trang web của công ty, xem mẫu gốm rồi đặt hàng. Rõ ràng, vượt qua không gian địa lý, các website quảng bá, giới thiệu sản phẩm đang thực sự là một “cánh tay nối dài” giúp các làng nghề có thêm nhiều kênh tiếp cận với khách hàng trong nước và quốc tế. Điều này cũng góp phần cho các làng nghề xây dựng và giữ vững thương hiệu, vị thế của mình.

Giải quyết ô nhiễm môi trường

Tính riêng lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm thì cả nước có gần 200 làng nghề, chủ yếu sản xuất trên quy mô nhỏ, khép kín, tự phát nên đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ hạn chế. Hậu quả là năng suất thấp, tiêu tốn nhiều nhiên liệu, đồng thời thải ra môi trường lượng lớn chất thải đặc biệt là chất thải hữu cơ. Ví dụ, tại “làng xương” ở xã Hoà Bình, Thường Tín, Hà Nội: Mỗi ngày làng nhập về khoảng 30 tấn xương các loại, sau đó thải trực tiếp hàng tấn mẩu phế thải không qua bất kỳ khâu xử lý nào.

Chất lượng nước ngầm tại đây đều có hàm lượng COD, TS, NH4 khá cao. Làng Dương Liễu, Hoài Đức (Hà Nội) chuyên chế biến các sản phẩm nông sản như miền dong, đỗ xanh bóc tách, bún khô, phở khô… Trong làng có khoảng 2.000 hộ sản xuất, trung bình mỗi ngày thải ra gần 500 tấn chất thải các loại, nước thải và rác thải chảy xuống cống, ao hồ, mương máng với những mùi đặc trưng. Không khí, đất đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đây chính là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh cho người dân tại làng nghề, ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ và dẫn đến những xung đột môi trường trong cộng đồng.

Nếu các cơ quan chức năng cùng các làng nghề trên cả nước giải được bài toán khó khăn của các làng nghề hiện nay bằng các giải pháp như: Tìm được đầu ra cho sản phẩm; Tăng cườngquảng bá sản phẩm qua các kênh online, website bán hàng trên Internet để bán hàng và tập trung đào tạo để giữ nghề truyền thống, đặc biệt là truyền nghề cho lực lượng lao động trẻ, đồng thời giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường hay chú trọng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm…, chắc chắn làng nghề truyền thống của Việt Nam sẽ luôn đứng vững và cạnh tranh được với sản phẩm các nước trên thị trường trong thời kỳ hội nhập.

Bài, ảnh: Ngọc Loan

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.
Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.

Tin khác

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

LNV - Dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ngành thủ công, mỹ nghệ Việt Nam vẫn có thể vươn lên khi thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt mục tiêu xuất khẩu 4 tỉ đô la vào năm 2025 và 6 tỉ đô la vào năm 2030 theo Quyết định đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình

LNV - Nghề thủ công truyền thống của các tộc người là một trong những vấn đề rất quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa các dân tộc, qua việc nghiên cứu cũng chính là sự bảo lưu và phát triển bản sắc văn hóa của họ trong cuộc sống hiện đại, đồng thời cũng là sự thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất những giá trị nhân văn cùng những tinh hoa của văn hóa tộc người, đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Trong đó có các nghề thủ công truyền thống của người Mường Tân Lạc - Hòa Bình.
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu

LNV - Ngay từ năm 1958, sản phẩm thủ công của các làng nghề đã được chọn làm mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Trong suốt thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, thị trường xuất khẩu của sản phẩm thủ công chỉ bó hẹp trong các nước Xã hội chủ nghĩa. Đến thời kỳ đổi mới và gỡ bỏ cấm vận, các sản phẩm thủ công mới có cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận với các nước Âu, Mỹ, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công tăng lên nhanh chóng, và nhiều chủng loại mặt hàng mới cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

LNV - Thị trường thủ công mỹ nghệ toàn cầu được định giá 1,007 tỷ USD vào năm 2023, và hướng đến con số 1,107 tỷ USD vào năm 2024 và 2,394 tỷ USD vào năm 2032. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhờ sự đa dạng ngành nghề và giàu tài nguyên.
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có hơn 5.000 làng nghề và làng có nghề, thu hút gần 10 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Những con số trên cho thấy sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề đã mang lại nhiều lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đất nước, an sinh xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

LNV - Dù chính sách về bảo vệ môi trường làng nghề cơ bản đầy đủ song tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực này vẫn chưa được giải quyết, gây ra nhiều hệ lụy.
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

LNV - Ngày 21/10, Hội đồng giám khảo quốc tế của Hội đồng Thủ công Thế giới đã có dịp gặp gỡ nhiều nghệ nhân nổi tiếng và thăm quan các di chỉ gốm tại làng Bát Tràng. Qua những trải nghiệm ấy, Hội đồng giám khảo quốc tế, Hội đồng Thủ công Thế giới đã xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu.
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

LNV - Thị trường thủ công mỹ nghệ toàn cầu được định giá 1,007 tỷ USD vào năm 2023, và hướng đến con số 1,107 tỷ USD vào năm 2024 và 2,394 tỷ USD vào năm 2032. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN), nhờ sự đa dạng ngành nghề và giàu tài nguyên.
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề

Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề

LNV - Sáng 9/10, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Cục Công thương Địa phương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội thảo: "Tư vấn nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam". Đây là đề án thuộc Chương trình Khuyến công quốc gia năm 2024 của Bộ Công Thương.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai

LNV - Thăng Long - Hà Nội đã trải qua và chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, đã tạo nên nền văn hiến rực rỡ mang đậm dấu ấn Thủ đô, trong đó nổi trội, dễ nhận biết là về diện mạo đô thị. Từ quy mô, cấu trúc đô thị, kết cấu hạ tầng, kiến trúc công trình, cảnh quan nhân tạo, cảnh quan tự nhiên, tổng hòa là kiến trúc cảnh quan, luôn được ghi nhận là ngày càng văn minh, hiện đại hơn, xứng tầm là "Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế".
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu

Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu

LNV - Các Hiệp định thương mại tự do (FTA), FTA thế hệ mới mà Việt Nam ký kết với các nước đang và sẽ mở ra “cơ hội vàng” cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Hà Nội nói riêng, trong đó có những doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Hà Nội thành lập 3 cụm công nghiệp làng nghề  tại huyện Thạch Thất và Thường Tín

Hà Nội thành lập 3 cụm công nghiệp làng nghề tại huyện Thạch Thất và Thường Tín

LNV - Ngày 11/3, UBND TP. Hà Nội đã ban hành 3 quyết định về việc thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Hiền Giang - Giai đoạn 1 (huyện Thường Tín); Cụm công nghiệp làng nghề Hương Ngải - Giai đoạn 1 (huyện Thạch Thất); Cụm công nghiệp làng nghề Hòa Bình - Giai đoạn 1 (huyện Thường Tín).
Quảng trị: Hải Lăng nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới

Quảng trị: Hải Lăng nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới

LNV - Tối 15/3/2025, huyện Hải Lăng long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng huyện Hải Lăng 19/3 (1975 - 2025) và đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm trước, vùng đất Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đã hình thành nhiều làng nghề đan đát nổi tiếng. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch.
Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà

LNV - Làng gốm Thanh Hà là làng gốm Hội An có quy mô lớn, được hình thành từ cuối thế kỷ XV. Người dân sinh sống ở làng gốm Thanh Hà chủ yếu có nguồn gốc từ Thanh Hóa, Hải Dương và Nam Định di cư vào Hội An, tiếp tục duy trì, phát triển nghề làm gốm của cha ông.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động