Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch trong xây dựng nông thôn mới ở Nam Định
Nam Định nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng, có diện tích đất tự nhiên là 1652,14 km2, bao gồm 09 huyện và 01 thành phố. Thành phố Nam Định là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 90 km về phía Nam theo quốc lộ 1 và 21. Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của Tam giác tăng trưởng Hà Nội- Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến hành lang kinh tế Côn Minh- Lào cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và Vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ (QL1, QL10, QL 21), đường biển và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho giao lưu kinh tế, phát triển du lịch.
Khung cảnh khang trang “sáng, xanh, sạch, đẹp” của huyện nông thôn mới Hải Hậu (Nam Ðịnh).
Nam Định không chỉ được biết đến là vùng đất địa linh nhân kiệt - nơi phát tích của vương triều Trần, một trong những triều đại hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam (từ năm 1225 đến 1400, 12 đời vua Trần), mà còn được biết đến bởi kho tàng quý giá gồm trên 1600 di tích lịch sử văn hóa, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, ẩm thực phong phú. Đặc biệt, những làng nghề nổi tiếng như làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Vị Khê (có từ thế kỷ thứ XIII, năm 1211), Lã Điền, Trừng Uyên (Điền Xá, Nam Trực); Làng nghề mộc Mỹ nghệ truyền thống La Xuyên (Yên Ninh, Ý Yên); Làng nghề đồ gỗ khảm trai Bình Minh (Hải Minh, Hải Hậu); Làng nghề đúc đồng truyền thống Tống Xá (có trên 900 năm)... với những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước.
Nghề và làng nghề đã tồn tại và phát triển như một phần không thể tách rời lịch sử mỗi làng quê, thôn xóm. Đức kiên trì, bền bỉ, sự sáng tạo, khéo léo, bàn tay tài hoa của cha ông đã ghi dấu trên tất cả các di tích lịch sử, văn hóa qua các triều đại. Mỗi làng nghề đều hàm chứa những giá trị văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc. Việc bảo tồn, khôi phục, tuyên truyền quảng bá khơi dậy tiềm năng thế mạnh của mỗi làng nghề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó không chỉ là giải quyết việc làm cho người lao động, xóa đói, giảm nghèo mà còn góp phần bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giới thiệu rộng rãi tinh hoa văn hóa Việt đến bè bạn trên thế giới.
Nam Định được mệnh danh là “đất trăm nghề”. Nơi đây đã và đang tồn tại phát triển hàng trăm làng nghề từ xa xưa từng nổi tiếng khắp vùng Sơn Nam Hạ. Đến bất cứ địa phương nào trong tỉnh, chúng ra đều bắt gặp những di tích thờ các ông tổ nghề và các lễ hội tôn vinh nghề truyền thống với tục “hiến xảo” (dâng các sản phẩm tinh, khéo lên các vị tổ nghề bày tỏ sự tri ân).
Nam Định hiện đang sở hữu nhiều làng nghề có lịch sử hàng trăm năm, được giữ gìn qua nhiều thế hệ. Nếu như huyện Nam Trực nức tiếng gần xa với làng rèn Vân Chàng, làng hoa cây cảnh Vị Khê (Điền Xá); Đan tre ở Thạch Cầu, Trung Lao; Làm hoa giấy, hoa lụa ở Báo Đáp; Luyện đồng, chạm vàng bạc ở Đồng Quỹ… thì huyện Trực Ninh lại được biết đến với nghề ươm tơ, dệt lụa ở các làng Cự Trữ, Cổ Chất, Dịch Diệp. Tiếp đến, Nghĩa Hưng với khâu nón Nghĩa Châu, dệt chiếu Nghĩa Trung, Nghĩa Sơn; đan vó cá Hoàng Nam; Mỹ Lộc với nghề làm chăn bông, quần áo ở Mỹ Thắng. Huyện Vụ Bản - vùng đất “địa linh nhân kiệt” cũng khá giàu có về làng nghề: Rèn Quang Trung; Sơn mài, sơn then làng Hổ Sơn; Gối mây Tiên Hào. Huyện Ý Yên từ lâu đã được xem là đất nghề: Nào là chạm khắc gỗ La Xuyên; Đúc đồng Tống Xá, Vạn Điểm; Nào là sơn mài Cát Đằng, mây tre đan Yên Tiến… Làng sơn mài Cát Đằng vẫn còn truyền tụng câu ca: “Sơn Định Bảng khéo cầm, khéo chế/Thợ tỉnh Nam chạm vẽ khéo tay” nhằm ca ngợi sự tài hoa, thông minh, sáng tạo của những nghệ nhân nơi đây. Với tính kế thừa tay nghề điêu luyện của cả một vùng, sản phẩm của Cát Đằng không những có chất lượng, giá trị sử dụng lâu bền mà còn mang tính mỹ thuật và giá trị xuất khẩu cao. Những mặt hàng chủ yếu của sơn mài Cát Đằng như các loại đĩa, khay, hộp, rương, lọ hoa, tranh sơn thủy… tạo dáng đẹp, trang trí họa tiết hài hòa, kết hợp vỏ trai, vỏ trứng tạo nên chất liệu quý, màu sắc lộng lẫy nhưng vẫn trang nhã, có chiều sâu của sơn mài cổ truyền. Nghề đúc ở huyện Ý Yên với lịch sử lâu đời hơn 900 năm cũng khá nổi danh, hàng trăm xưởng đúc quy mô doanh nghiệp và hộ gia đình, trong đó nhiều doanh nghiệp đã tạo dựng được uy tín trên thương trường, đạt giá trị sản xuất mỗi năm hàng chục tỷ đồng. Đặc biệt, đúc đồng những năm gần đây được cả nước biết đến qua những công trình văn hóa - lịch sử tầm cỡ: Tượng vua Lê Thái Tổ đặt tại vườn hoa Chí Linh (Hải Dương), tượng đài chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tại thành phố Điện Biên, chùa Đồng ở Yên tử (Quảng Ninh), tượng 14 vị hoàng đế thời Trần (Nam Định), tượng Tam Thế Phật chùa Bãi Đính...
Hơn thế nữa, Chương trình Nông thôn mới: Nam Định trở thành một trong hai tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành xây dựng NTM (2019), về đích sớm hơn 1,5 năm so với mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XIX đề ra, 100% số xã, thị trấn và 10/10 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Tính đến 31/12/2021, toàn tỉnh có 106/204 (52%) xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh là 226 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên. Đây là lợi thế để phát triển du lịch, bởi đã có sự vào cuộc quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở nhận thức của người dân đã thoát khỏi tư duy đơn thuần là phát triển nông nghiệp, mà hướng tới các loại hình dịch vụ để nâng cao đời sống và thu nhập; mặt khác, cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện, nước sạch, môi trường, thông tin liên lạc, y tế...) được đầu tư xây dựng đồng bộ, hợp lý; Cảnh quan đẹp, môi trường trong lành... sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thu hút du khách và kéo dài thời gian lưu trú.
Một số giải pháp phát triển mô hình làng nghề truyền thống gắn với du lịch trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Nam Định
Sử dụng phân tích SWOT (S: Strengths (thế mạnh); W: Weaknesses (Điểm yếu); O: Opporunities (Cơ hội) và T: Threats (Thách thức) để đề xuất các giải pháp phát triển mô hình làng nghề truyền thống gắn với du lịch trong xây dựng nông thôn mới:
Trên cơ sở phân tích tiềm năng, sự kết hợp ma trận SWOT về phát triển mô hình làng nghề truyền thống gắn với du lịch trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Nam Định, tác giả xin đề xuất một số giải pháp cơ bản như sau:
Thứ nhất, rà soát xây dựng đề án, tích hợp quy hoạch các khu đủ điều kiện phát triển mô hình du lịch làng nghề truyền thống gắn với du lịch trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Nam Định để thu hút đầu tư; đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang kết hợp kinh doanh du lịch theo nhu cầu của từng địa phương và thị trường, trong đó cần gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Sản phẩm du lịch phải được khai thác dựa trên giá trị cốt lõi/thế mạnh của từng vùng, đảm bảo sự hoàn chỉnh của dịch vụ du lịch, hình thành chuỗi giá trị du lịch - nông nghiệp, tránh sự phát triển ồ ạt, phong trào, quy mô manh mún, nhỏ lẻ. Đặc biệt, chú trọng bảo tồn cảnh quan sinh thái, giá trị văn hóa, không gian văn hóa, di tích lịch sử; Phát triển du lịch phải đảm bảo tính ổn định nhất quán, tránh việc chạy theo thị hiếu nhất thời của khách hàng.
Thứ hai, nâng cao nhận thức về phát triển mô hình làng nghề truyền thống gắn với du lịch trong xây dựng nông thôn mới: tuyên truyền, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm về phát triển du lịch gắn với nông thôn mới; tăng cường phối hợp giữa các cấp chính quyền với các doanh nghiệp du lịch để đào tạo kỹ năng hướng dẫn du lịch cho người dân làng nghề, tạo môi trường du lịch thân thiện, cởi mở, gần gũi giữa người dân với du khách. Trong đó, cần chú trọng phát triển du lịch phải gắn với thị trường (nhu cầu bền vững, khách hàng tiềm năng), gắn với năng lực cung ứng dịch vụ của điểm đến, tránh việc phát triển theo phong trào, nhu cầu nhất thời không bền vững. Đặc biệt cần có sự đồng thuận, quyết tâm, quyết liệt của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở.
Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch nông thôn: Lựa chọn, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho các nghệ nhân, thợ giỏi, thợ lành nghề trong làng nghề, bà con nông dân. Những người thật sự tâm huyết, có tâm với nghề về các kỹ năng thực hành, thuyết minh, văn hóa, giao tiếp công chúng, thái độ phục vụ du khách...
Thứ tư, đổi mới công tác truyền thông quảng bá sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới, khai thác hiệu quả việc quảng bá trên mạng internet (công nghệ 4.0); Xây dựng bản đồ du lịch bằng các tour du lịch khép kín, kết hợp du lịch làng nghề trong xây dựng nông thôn mới với du lịch tâm linh, thưởng thức ẩm thực, đặc sản, đồ lưu niệm mang văn hóa đặc trưng của các địa phương, của tỉnh; Mở rộng khai thác các thị trường nội địa và quốc tế.
Thứ năm, đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch: cần có sự liên kết chặt chẽ của các ngành (nông nghiệp, công thương, công nghiệp chế biến và du lịch) với các công ty lữ hành trong và ngoài nước; Hình thành các dịch vụ ăn uống, lưu trú, tăng cường các hoạt động vui chơi, giải trí phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, giúp du khách có cơ hội giao lưu, trải nghiệm thực tế; thiết kế, chọn lựa các sản phẩm phù hợp làm quà lưu niệm để phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách.
Thứ sáu, ngày 11/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 để đưa cả nước sang trạng thái bình thường mới, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, trước những diễn biến hết sức phức tạp của đại dịch Covid - 19 phát triển du lịch cần phải linh hoạt trên cơ sở đảm bảo phòng chống dịch bệnh, ứng dụng công nghệ số để đa dạng trong phát triển mô hình du lịch làng nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới như công nghệ thực tế ảo và các tour thực tế với hạn chế số lượng khách...
Thứ bảy, đào tạo, tập huấn phát triển kỹ năng, tiếp cận tài chính, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển đổi kỹ thuật số, đa dạng hóa kinh tế, quản trị mới và đánh giá tác động... trong phát triển mô hình làng nghề truyền thống gắn với du lịch trong xây dựng nông thôn mới; Năng lực của đội ngũ quản lý Nhà nước về phát triển du lịch nông nghiêp, nông thôn.
Thứ tám, tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường bằng các quy định, chế tài, quy định trách nhiệm đảm bảo môi trường cho các khu, điểm du lịch và chính quyền cơ sở; Trang bị công cụ, dụng cụ đảm bảo thu gom và xử lý rác thải; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành.
Thứ chín, quản lý chặt chẽ điểm đến, kiểm soát chất lượng dịch vụ; An ninh trật tự, an toàn xã hội: Chú trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy giá trị văn hóa làng nghề truyền thống; Nâng cao nhận thức, ý thức, đạo đức, trách nhiệm đối với nghề cho người dân. Đảm bảo hài hòa lợi ích các bên tham gia, trong đó chú trọng lợi ích của người dân, đặc biệt là những người trực tiếp đóng lịch trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Nam Định; Tham mưu Chính phủ ban hành vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch tại nông thôn; Quản lý chặt chẽ chất lượng dịch vụ, lồng ghép những yếu tố về bảo tồn văn hóa truyền thống, văn hóa làng nghề thông qua quy chế và ký kết cam kết giữa các nhà cung ứng dịch vụ với các doanh nghiệp lữ hành; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về cấp giấy phép các dự án du lịch nông nghiệp, nông thôn; Rà soát, thực hiện việc công nhận khu, điểm du lịch làng nghề truyền thống theo quy định của pháp luật; trước mắt thực hiện mô hình thí điểm, trên cơ sở kết quả để nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh.
Đề xuất và kiến nghị:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Điều tra, khảo sát thực trạng phát triển du lịch nông thôn; Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống mạng lưới điểm đến du lịch nông thôn, đề xuất hỗ trợ đầu tư phát triển đồng bộ một số điểm đến, sản phẩm du lịch tiêu biểu tại khu vực nông thôn; Hỗ trợ đầu tư và xây dựng mô hình điểm về làng nghề truyền thống gắn với du du lịch trong xây dựng nông thôn mới; Xây dựng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn cho quy hoạch và thực hiện quy hoạch du lịch nông thôn, đặc biệt là du lịch làng nghề truyền thống gắn với xây dựng NTM; Tăng cường quảng bá du lịch nông thôn thông qua ứng dụng chuyển đổi số; Bổ sung kinh phí cho các địa phương để phát triển mô hình du lịch nông nghiệp.
Ủy ban nhân dân tỉnh có cơ chế chính sách bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; khôi phục các làng nghề truyền thống bị mai một, thất truyền có giá trị văn hóa, bản sắc của tỉnh; tạo điều kiện phát triển mô hình điểm về làng nghề truyền thống gắn với du lịch trong xây dựng nông thôn mới.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng thí điểm mô hình làng nghề truyền thống gắn với du lịch trong xây dựng nông thôn mới; Lồng ghép nguồn vốn từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới để phát triển mô hình.
Với những tiềm năng và giá trị to lớn của các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Nam Định, việc phát triển các sản phẩm du lịch kết nối giữa làng nghề với lễ hội và di tích, danh thắng ở tỉnh ta cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt, chung tay sát cánh giữa các cơ quan chính quyền các cấp, các ngành và sự tham gia tích cực của người dân địa phương, các công ty du lịch, lữ hành trong và ngoài tỉnh để đưa ra các chính sách, định hướng phát triển du lịch nông nghiệp một cách bền vững và hiệu quả góp phần thực hiện thành công Nghị quyết đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025.
Lê Hồng Đức
Chi cục Phát triển nông thôn Nam Định
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 | 09/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại
09:08 | 15/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Những yếu tố sống còn của làng nghề
14:31 | 10/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 | 04/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng
10:03 | 21/03/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống
09:45 | 13/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam
15:44 | 06/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị
11:40 | 01/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề
21:08 | 20/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề
19:28 | 13/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân