Phát triển Làng nghề gắn với xây dựng Nông thôn mới, Đô thị văn minh (Kỳ II)
Phát triển làng nghề gắn với xây dựng đô thị văn minh
Mối quan hệ giữa làng nghề, làng nghề truyền thống với đô thị đã có từ lâu đời (Thăng Long xưa-Hà Nội ngày nay với 36 phố phường mang tên gọi của rất nhiều nghề truyền thống là một minh chứng tiêu biểu). Hiện nay, với tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng và trên diện rộng, đương nhiên mô hình làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với nông thôn sẽ ngày càng bị thu hẹp lại. Nghiên cứu về tình hình phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống tại một số đô thị lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Bắc Ninh, thành phố Hố Chí Minh.v.v có thể thấy, trong môi trường đô thị, làng nghề, làng nghề truyền thống có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển như: hưởng lợi từ kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội do đô thị hóa mang lại (điện, đường, trường, trạm), khả năng tiếp cận các nguồn vốn thuận lợi hơn, tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao dễ ràng hơn (gần các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu.v.v), việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm có thể thông qua nhiều hình thức phong phú. Làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội là một điển hình về tận dụng những lợi thể so sánh của đô thị để phát triển. Nói về sự đổi thay của làng nghề, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng cho biết: "Hiện nay, Bát Tràng có hơn 200 doanh nghiệp và hơn 1.000 hộ sản xuất - kinh doanh gốm sứ, tạo việc làm ổn định cho khoảng 5.000 lao động địa phương và hơn 4.000 lao động đến từ các địa phương lân cận.
Hằng năm, giá trị sản xuất - thương mại từ gốm sứ đạt hơn 2.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân hiện đạt 60 triệu đồng/người/năm... Đặc biệt, những năm gần đây, Bát Tràng đã trở thành một trong những điểm du lịch làng nghề được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế tìm đến. Gắn phát triển nghề gốm với du lịch thăm quan, du lịch trải nghiệm (lưu trú tại làng nghề, tham gia một số công đoạn của nghề gốm, thưởng thức ẩm thực làng nghề.v.v) ở Bát Tràng cũng là một điểm sáng. Mỗi năm, Bát Tràng đón gần 2.000 đoàn với hơn 20.000 khách tham quan, du lịch, ký kết hợp đồng kinh tế, trong đó có 10.000 khách quốc tế".
Một số kiến nghị
Hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, về phát triển kinh tế-xã hội, đất nước ta đã thu được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử. Làng nghề, làng nghề truyền thống có bước phát triển mới, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho nguồn thu của đất nước. Tuy nhiên, theo đánh giá của cấp ủy, chính quyền nhiều địa phương, tình trạng mai một hoặc có nguy cơ thất truyền của khá nhiều nghề truyền thống đang ở cấp độ báo động đỏ (như nghề làm giấy sắc ở Nghĩa Đô - Hà Nội còn duy nhất 01 hộ làm, tranh Đông Hồ ở Bắc Ninh chỉ còn 3 hộ còn giữ nghề, các hộ khác chuyển sang làm hàng mã.v.v). Bảo tồn và phát triển những nghề truyền thống, đặc biệt là khôi phục, tiếp sức cho những nghề truyền thống quý hiếm trên bờ vực mai một hoặc thất truyền đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp về cơ sở vật chất, kỹ thuật, về vốn, nhân lực, về chất lượng mẫu mã sản phẩm, về thị trường đầu ra, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.v.v.
Chương trình xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí và định hướng xây dựng đô thị văn minh toàn diện của Đảng và Nhà nước chính là cơ hội để các địa phương giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho các ngành nghề nông thôn, trong đó có làng nghề, làng nghề truyền thống vượt qua những khó khăn, vướng mắc để phát triển. Để làng nghề, làng nghề truyền thống trong cả nước không bị bỏ lại phía sau strong quá trình tiếp tục xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, xin có một số kiến nghị:
1.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh
Thay cũ- đổi mới bao giờ cũng là một quá trình khó khăn, nhất là đối với khu vực nông thôn nơi mà chủ nghĩa kinh nghiệm luôn được đề cao, tâm lí ngại thay đổi, sợ thất bại của người tiểu nông còn phổ biến. Thực tế quá trình đổi mới ở nước ta cho thấy có lúc, có nơi còn tồn tại tư tưởng ngại thay đổi, sợ đụng chạm, ảnh hưởng đến quyền lợi. Vì vậy, để bảo đảm mục tiêu gắn phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống với Chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trong giai đoạn 2021-2025 cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, biến khát vọng của Đại hội đảng toàn quốc nhiệm kỳ 13 trở thành khát vọng và sự nêu gương của mỗi cấp ủy viên, đảng viên ở từng chi bộ, đảng bộ và của toàn dân. Đối với những địa phương không hoàn thành mục tiêu của Chương trình cần thông qua công tác thanh tra, kiểm tra làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan để xem xét trách nhiệm trước hết là đối với cấp ủy và đảng viên giữ vai trò lãnh đạo chủ chốt.
2. Hoàn thiện hành lang pháp lý về bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh
Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật và luôn đề cao nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Làng nghề, làng nghề truyền thống nước ta với những đặc trưng riêng đã được ghi nhận tại Nghị định số 52 của Chính phủ. Tuy nhiên, để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do kinh doanh của công dân (Điều 33 HP 2013) trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm rất cần một văn bản quy phạm pháp luật tầm một đạo luật để điều chỉnh về làng nghề, làng nghề truyền thống.
Kinh nghiệm xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội trong nhiều nhiệm kỳ qua cho thấy, một ngành, một lĩnh vực đã được nghị định hoặc pháp lệnh điều chỉnh là điều kiện rất thuận lợi để nâng lên thành luật bởi lẽ ngành đó, lĩnh vực đó đã được xác định là nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật với hình thức là Nghị định hoặc Pháp lệnh. Do đó, việc xây dựng Luật về làng nghề, làng nghề truyền thống trên cơ sở kế thừa, phát triển những quy định có liên quan của Nghị định 52/2018/NĐ-CP hoàn toàn khả thi, bảo đảm không chồng chéo về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng với các văn bản quy phạm pháp luật khác đã có trong hệ thống pháp luật hiện hành của Nhà nước. Đánh giá tác động về kinh tế-xã hội nếu Luật làng nghề, làng nghề truyền thống được ban hành chắc chắn sẽ mang lại nhiều yếu tố tích cực. Có thể sơ bộ dự báo những tác động chủ yếu như sau:
- Bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống, hạn chế thấp nhất tình trạng thất truyền hoặc mai một của những nghề truyền thống có giá trị cao về văn hóa và kinh tế.
- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước; kéo giảm xu hướng li nông, li hương để đến với các đô thị vì mưu sinh vô hình chung tạo áp lực đối với các đô thị.
- Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, khai thác lợi thế so sánh và những tiềm năng sẵn có của mỗi địa phương, góp phần thúc đẩy tiến trình đô thị hóa cũng như thực hiện chủ trương tăng cường liên kết vùng.
- Bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa đặc sắc của mỗi làng, mỗi nghề góp phần bảo tồn, phát triển văn hóa làng nghề nhằm thực hiện mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong tình hình mới.
- Góp phần củng cố niềm tin, thu hút sự tham gia tích cực chủ động của Nhân dân vào công tác xây dựng Đảng, Chính quyền và công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
3. Đổi mới mạnh mẽ tư duy về phát triển làng nghề trong điều kiện mới, tận dụng cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Chương trình chuyển đổi số quốc gia, nền kinh tế số, sự hình thành và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh
Phát huy vai trò của tổ chức khuyến công, Hiệp hội làng nghề, các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc tuyền truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển đất nước trong tư thế chủ động tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Chương trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, mô hình kinh tế tuần hoàn.v.v; ý nghĩa và những lợi ích mà nó mang lại đối với Chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh nói chung, cho làng nghề, làng nghề truyền thống nói riêng. Thông qua các hoạt động tuyền truyền, phổ biến làm thay đổi tư duy phát triển của làng nghề, làng nghề truyền thống để có thể tranh thủ tốt nhất những cơ hội mới, đồng thời hạn chế thấp nhất tác động từ những mặt trái, những thách thức của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quá trình chuyển đổi số và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn.
4. Giải quyết những điểm nghẽn để làng nghề phát triển nhanh và bền vững
Trước mắt, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết số 25 của Quốc hội và Kế hoạch triển khai cụ thể của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021-2025, bên cạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo và phân bổ nguồn lực từ trung ương, Chính quyền các địa phương cần chủ động triển khai công tác điều tra, đánh giá thực trạng làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn làm căn cứ để xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội theo Chương trình xây dựng nông thôn mới. Trước mắt cần ban hành những cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ đối với làng nghề, làng nghề truyền thống như:
- Cải thiện chất lượng kết cấu hạn tầng kinh tế-xã hội, giải quyết nhu cầu mặt bằng sản xuất;
- Hỗ trợ việc tiếp thị, phát triển thị trường đầu ra cho sản phẩm;
- Tạo điều kiện thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếp cận các nguồn vốn và khả năng ứng dụng công nghệ để đổi mới mẫu mã sản phẩm;
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí cơ hội để làng nghề, làng nghề truyền thống có điều kiện giảm giá thành tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Luật sư Lê Việt Trường
Nguyên ĐBQH khóa XII, XIII
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô
09:28 | 13/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử
10:45 | 07/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng
10:07 | 30/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề và Làng nghề truyền thống
09:22 | 16/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam
10:08 | 10/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống
15:49 | 19/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ
10:17 | 12/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế
15:25 | 04/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0
09:35 | 02/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:09 | 22/03/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025
15:20 Nông thôn mới
Khoác áo mới có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Định
14:55 Khuyến công
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 Khuyến nông
Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ
09:57 Kinh tế
Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế
09:56 Sức khỏe - Đời sống