Phát huy, bảo tồn giá trị truyền thống làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
![]() |
Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp (phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một) có lịch sử hình thành hàng trăm năm tuổi. Theo sách Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, nghề sơn mài xuất hiện ở Bình Dương hơn 300 năm trước. Cuốn "Bình Dương - Thế và lực mới trong thế kỷ XXI" do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương xuất bản năm 2003, làm rõ: Trong cuộc di cư đầu thế kỷ 18, những người miền bắc, trong đó có những người thợ sơn mài đã đi dọc sông Sài Gòn đến lập nghiệp ở vùng đất Thủ Dầu Một, đưa nghề sơn mài du nhập và lưu truyền cho đến ngày nay.
Để làm thành một tác phẩm sơn mài là cả một quá trình đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của người thợ. Tùy vào loại sản phẩm mà cốt sẽ được tạo bằng những chất liệu khác nhau, như gỗ dùng làm bàn ghế, tủ, bình; ván ép dùng làm tranh, hộp; gốm dùng làm bình, tượng; vải hay giấy dùng làm cốt cho những sản phẩm có kiểu dáng nhẹ, mỏng như bát đĩa, độc bình. Vì là một chủng loại khá đặc biệt, sơn mài có thể phân thành nhiều thể loại khác nhau như: sơn lộng, sơn mài vẽ lặn, vẽ phẳng, vẽ nổi, thếp vàng bạc, sơn mài cẩn ốc, cẩn trứng, sơn khắc…
Sau công đoạn phất vải, thông thường người thợ phải qua 5 công đoạn sơn là sơn bóng, sơn nam, sơn lót, sơn quang thọ, sơn quang… Sơn có thể từ 16 đến 30 lớp tùy vào sản phẩm là tranh khổ lớn, khổ nhỏ, cẩn ốc, cẩn trứng, dát vàng, dát bạc hay là một loại đồ mỹ nghệ cụ thể. Nếu trước đây người thợ phải mài sau mỗi lớp thì ngày nay họ đã có cải tiến, chỉ mài sau khi hoàn tất xong từng công đoạn, tiết kiệm được nhiều công sức và thời gian mà vẫn đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật tạo tác.
Để tạo nên một tác phẩm sơn mài sản xuất theo kiểu cổ truyền thường phải trải qua 25 công đoạn khắt khe, đòi hỏi mất nhiều công sức và thời gian. Có công đoạn phải làm đi làm lại tới 6 lần mới đạt yêu cầu như công đoạn hom, sơn lót. Riêng công đoạn sơn mỗi sản phẩm phải mất từ 3 - 6 tháng mới đảm bảo yêu cầu chất lượng.
![]() |
Theo Hội Khoa học lịch sử Bình Dương, nét đẹp truyền thống của Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp là đề tài về thiên nhiên, dân gian hay lịch sử, tất thảy đều mang đậm bản sắc chung văn hóa dân tộc, với các chủ đề tứ thời, ngư tiều canh mục, long lân quy phụng, các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam… Nét văn hóa mỹ thuật này hòa quyện vào dòng chảy văn hóa chung của cả nước, vì vậy vừa có giá trị về văn hóa, vừa mang dấu ấn lịch sử, góp phần vào văn hóa truyền thống Việt Nam. Đặc biệt, những nghệ nhân sơn mài vừa kế thừa nét văn hóa mỹ thuật truyền thống, vừa phát huy những giá trị văn hóa của địa phương để tạo nên nét đặc sắc riêng cho làng nghề.
Giàu bản sắc là vậy, nhưng sản phẩm sơn mài truyền thống cũng đối mặt nhiều thách thức, do điều kiện kinh tế thị trường, thị hiếu tiêu dùng ngày càng có nhiều chủng loại sản phẩm cạnh tranh. Bên cạnh đó, thế hệ trẻ hiện nay cũng có phần xa lạ với giá trị truyền thống của sản phẩm sơn mài..
Nhằm phát huy và bảo tồn giá trị truyền thống của làng sơn mài, tỉnh Bình Dương đã hỗ trợ thông qua việc xây dựng nhãn hiệu tập thể, hỗ trợ vốn để các cơ sở sản xuất sơn mài bảo đảm môi trường, kết hợp du lịch tham quan làng nghề. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã giao Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một xây dựng Đề án "Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận".
![]() |
Đến nay đề án đã cơ bản hoàn thiện bước đầu. Theo đó, đề án thực hiện trên diện tích khoảng 5,4 ha tại phường Tương Bình Hiệp gồm xây dựng khu làng nghề sơn mài tập trung đầy đủ cơ sở hạ tầng với hệ thống xử lý nước thải, khu sản xuất tập trung, khu trưng bày sản phẩm, nhà thờ tổ, cổng chào làng nghề, đào tạo nghề, dịch vụ du lịch… Mục tiêu đề án là xây dựng tổng thể làng nghề, quy hoạch và xây dựng khu sản xuất tập trung cho các cơ sở sơn mài để bảo đảm về vấn đề môi trường, xây dựng nơi trưng bày sản phẩm chung cho làng nghề; đồng thời kết hợp xây dựng các tour du lịch tham quan, giới thiệu sản phẩm của làng nghề đến du khách trong và ngoài nước; tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ giỏi truyền nghề, dạy nghề cho thế hệ trẻ.
Tin liên quan

Điện Biên: Giữ lửa nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại
09:49 | 17/06/2025 Tin tức

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
10:27 Tin tức

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 Tin tức

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 Văn hóa - Xã hội

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới
19:21 Tin tức

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng
15:42 Tin tức