Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Những phụ nữ "giữ lửa" nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Tây Nguyên

LNV - Trước tình trạng nghề dệt thổ cẩm có phần mai một khi thế hệ trẻ không mặn mà với nghề. Thời gian qua, một số địa phương ở Tây Nguyên đã có nhiều chính sách khuyến khích, đồng thời thành lập các tổ hợp tác dệt thổ cẩm phát triển kinh tế. Cùng với sự nỗ lực của nhiều nghệ nhân, nhiều chị em tay nghề lâu năm, nghề dệt thổ cẩm đang dần có thương hiệu riêng.

Bà Mlôp giới thiệu các sản phẩm dệt từ thổ cẩm

Nghề dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống có từ lâu đời trở thành nét đẹp văn hóa đặc sắc của người dân tộc như Jarai, Bana ở Gia lai nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung. Nghề thường gắn liền với người phụ nữ và được lưu giữ, truyền từ đời này sang đời khác. Mỗi sản phẩm là một quá trình dày công đan dệt, với nhiều công sức tỉ mỉ, óc sáng tạo và chứa đựng những nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của người phụ nữ cao nguyên.

Các tấm thổ cẩm dệt của người Tây Nguyên có thể làm thành nhiều sản phẩm như: Làm áo, khố, váy... Sau này làm thành túi xách, ví, bao điện thoại phục vụ cho khách du lịch. Khi xã hội hiện đại, những giá trị văn hóa của làng có phần giao thoa với người Kinh, các loại vải trên thị trường được bán vừa đa dạng vừa rẻ, đồng thời thế hệ trẻ trong làng không còn mặn mà với nghề truyền thống nên nghề dệt thổ cẩm có nguy cơ mai một.

Dệt thổ cẩm vừa là nghề truyền thống vừa là nét văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên.

Từng là nghề lưu truyền nội bộ

Về làng Dôr 2, xã Glar (Đak Đoa, Gia Lai) là nơi còn lưu giữ nhiều văn hóa truyền thống trong đó có dệt thổ cẩm. Gia đình bà Mlôp duy trì nghề dệt được xem là "ăn nên làm ra". Hơn nửa căn nhà bà dành cho thổ cẩm, là khung cửi, chỉ dệt, và các sản phẩm từ thổ cẩm như váy áo, túi xách,… với những gam màu tươi tắn và những đường nét hoa văn cầu kỳ, đa dạng và rất bắt mắt.
Bà Mlôp được mệnh danh là người "giữ lửa" cho nghề dệt thổ cẩm của địa phương. Bà cũng là người sáng lập, phát triển hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dệt thổ cẩm Glar, giúp nhiều chị em có thu nhập ổn định từ nghề dệt truyền thống.

Bà Mlôp cho biết: Xưa kia, nếu vào bất cứ buôn làng nào của người Bana ở Gia Lai chúng ta cũng đều bắt gặp hình ảnh những nếp nhà sàn với khung cửi ngày đêm lách cách thoi đưa. Người phụ nữ Bana học nghề dệt thổ cẩm từ những người phụ nữ thế hệ trước và truyền lại cho con cháu đời sau. Để dệt được những tấm vải thổ cẩm hoàn mỹ đòi hỏi người dệt phải trải qua rất nhiều công đoạn. Sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống được làm thủ công với những công cụ thô sơ nên chỉ những người phụ nữ mới có thể kiên trì làm được. Do đó, đã hình thành trong dân gian quan niệm người đàn ông Tây Nguyên phải biết đan lát, săn bắt, đánh cồng chiêng, phụ nữ phải biết dệt vải, múa xoang, nội trợ.

Bản thân bà Mlôp đã quen với khung dệt, hình ảnh trái bông, màu nhuộm, sợi chỉ từ thời tấm bé. Lên 10 tuổi bà đã được mẹ dạy dệt thổ cẩm, cách biến hóa từ quả bông thành sợi chỉ cho đến cách ra chỉ, phối màu và dệt.

Bà Mlôp kể thêm, ở làng bà trước đây nghề dệt không phải ai cũng biết làm. Nghề này chỉ có gia đình nào có truyền thống dệt thổ cẩm thì mới biết dệt và chỉ gìn giữ trong gia đình. Nghề dệt này thường là do mẹ hoặc chị em gái trong nhà truyền lại cho nhau. Người làng họ giữ bí quyết, không truyền ra cho người ngoài gia đình. Trong những dịp lễ hội của làng, bà con sẽ mặc bộ trang phục truyền thống. Thước đo của vẻ đẹp lúc này là sự khác biệt trên hoa văn, màu sắc trang phục. Mỗi gia đình sẽ có một bí quyết dệt riêng, những công thức khác nhau để cho ra những hoa văn đẹp, mang giá trị cao. Còn nhà nào không có truyền thống dệt thì phải nuôi heo để đổi lấy trang phục. Ngày trước, một tấm vải thổ cẩm có giá trị bằng 1 con heo. Người làng không bán, chỉ dùng để đổi heo.

Cùng nhau giữ gìn, phát huy nghề truyền thống


Thế nhưng, càng về sau, nhiều gia đình đã không duy trì được nghề, thế hệ trẻ trong làng cũng không còn mặn đan dệt. Lo sợ nghề truyền thống dân tộc bị mai một, lo sợ nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình không còn người tiếp nối, bà Mlôp đã truyền dạy lại cho những người phụ nữ trong làng, ai có nhu cầu học bà chỉ dạy tận tình và không lấy tiền học của bất kì ai. Bà Mlôp mở xưởng, vừa dạy vừa giúp chị em trong làng có thêm thu nhập. Bất cứ ai nhàn rỗi tìm đến đều có việc để làm. Đơn giản nhất là gỡ chỉ trong các cuộn thành từng sợi, với nhiều màu sắc theo thứ tự, xong thì đến dệt. Mùa khô ít người làm, bởi bà con bận đi rẫy. Mùa mưa phụ nữ trong làng đến nhiều. Mùa hè thì các cháu học sinh. Với sự nỗ lực truyền dạy của bà Mlôp và ý chí không bỏ cuộc của những người phụ nữ trong làng cùng nhau cố gắng giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống, họ đã có thêm thu nhập phục vụ chi tiêu sinh hoạt, vừa bớt nhàn rỗi, vừa góp phần gìn giữ vẻ đẹp bản sắc của dân tộc mình.

Những khung cửi của các hộ gia đình đồng bào Bana tưởng chừng trôi vào quên lãng nay đã hoạt động trở lại bởi bàn tay khéo léo của bà Mlôp và những người phụ nữ trong làng Dôr 2. Năm 2006, được sự quan tâm của các cấp, chính quyền địa phương HTX Nông nghiệp và dệt thổ cẩm xã Glar được thành lập với 30 thành viên. Đến nay, HTX đã thu hút hơn 300 chị em tham gia dệt thổ cẩm. Nhiều năm qua, nhờ sự chăm chỉ, rèn luyện để nâng cao tay nghề, HTX đã được rất nhiều cơ quan đặt sản phẩm để phục vụ cho các lễ hội, và được rất nhiều người dân từ các xã, huyện của tỉnh Gia Lai và Kon Tum đến đặt hàng.

Chị Bleng (thành viên của HTX) cho biết: Dệt thổ cẩm rất khó, mất nhiều thời gian và công sức mới cho ra một tác phẩm đẹp. Tấm vải một mét thì mất 3 đến 4 ngày làm liên tục, còn nếu chỉ tranh thủ làm thì thời gian lâu hơn. Dệt vải yêu cầu người phụ nữ phải tỉ mỉ, khéo léo. Sản phẩm từ thổ cẩm rất phong phú, phụ nữ thì thường là váy, áo, đàn ông thì áo, khố, ngoài ra còn có khăn, tấm choàng để địu con… Họa tiết trên thổ cẩm chủ yếu là do khách hàng đặt. Mỗi họa tiết sẽ có công thức riêng, đó là đếm số lượng sợi chỉ cho phù hợp, sau đó phối màu và dệt cho ra sản phẩm. "Từ khi tham gia vào rất nhiều chị em được hưởng lợi từ HTX, nhờ có HTX mà đời sống chị em trong làng có thêm thu nhập và cải thiện hơn trước nhiều", chị Bleng
phấn khởi nói.

Với sự nỗ lực, chăm chỉ, cần mẫn của họ trong việc giữ gìn và phát huy nghề dệt mà các sản phẩm thổ cẩm ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến. Hàng năm, HTX đều đưa các mặt hàng của mình giới thiệu tại các hội chợ lớn trên cả nước. Năm 2020, HTX Nông nghiệp và Dệt thổ cẩm Glar đã chọn sản phẩm túi xách để xây dựng thành sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Cuối năm 2020, sản phẩm đã được công nhận là OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Các tấm thổ cẩm dệt có thể làm thành nhiều sản phẩm hữu ích trong đời sống.

Quảng bá sản phẩm của bà con


Ngoài HTX Nông nghiệp và Dệt thổ cẩm Glar, hiện nay, tại Gia Lai còn có thêm các cơ sở dệt thổ cẩm khác như: Tổ liên kết "đan lát, dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng" do Hội LHPN xã Ia Mơ Nông (Chư Păh) thành lập vào tháng 6/2022; Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm làng Phung (CLB được thành lập tại các làng trên địa bàn TP Pleiku)… Hay tại tỉnh Đắk Nông có tổ hợp tác dệt thổ cẩm xã Đắk Nia (TP Gia Nghĩa), tại Kon Tum có Tổ liên kết nhà dệt thổ cẩm làng Plei Tơ Nghia… Nhìn chung, các HTX, mô hình đã tạo thu nhập bền vững cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giúp cho thế hệ trẻ yêu hơn và phát huy về văn hóa của vùng Tây Nguyên.

Để nghề dệt thổ cẩm sống mãi cùng đồng bào Tây Nguyên, ngoài việc đã chú trọng khuyến khích các nghệ nhân truyền nghề, dạy nghề cho chị em, mở lớp dạy nghề, thành lập các tổ hợp tác dệt thổ cẩm…thiết nghĩ, phía địa phương cần tăng cường quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc, sản phẩm thủ công truyền thống của bà con. Đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác và phát huy nghề truyền thống theo hướng du lịch. Ngược lại, các sản phẩm chị em làm ra, cũng cần sáng tạo hơn để có tính ứng dụng cao vào đời sống hàng ngày, tận dụng nền tảng công nghệ số để đưa sản phẩm được vươn xa.

Phạm Hoài - Mộc Trà

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

LNV - Những sợi miến thơm ngon nức tiếng của đồng bào vùng cao xã Côn Minh (Na Rì) đã theo chân du khách đi khắp muôn nơi. Đây cũng là địa phương duy nhất của tỉnh Bắc Kạn vừa được công nhận Làng nghề.
Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

LNV - Một làng ở An Giang trăm năm làm nghề vẽ tranh gì mà tới nay vẫn bán được hàng? Làng nghề tranh vẽ kiếng (tranh vẽ trên kính) ở huyện Chợ Mới là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất ở An Giang.
Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

LNV - Ngày 26/3, UBND huyện Đức Huệ tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Long An công nhận xã Bình Hòa Bắc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.
Công nhận nghề đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Công nhận nghề đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố Quyết định nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm và làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghề đan võng ngô đồng

Nghề đan võng ngô đồng

LNV - Nghề đan võng ngô đồng ở đảo Cù Lao Chàm xã Tân Hiệp, (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) được coi là một nghề thủ công đặc biệt, ​​tiêu biểu cho đời sống văn hóa đặc sắc của người dân Hội An.
Bảo tồn nghề in mộc bản hàng trăm năm tuổi

Bảo tồn nghề in mộc bản hàng trăm năm tuổi

LNV - Nghề in khắc gỗ (in mộc bản) thôn Thanh Liễu, phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương đã tồn tại trên 500 năm. Trải qua hàng trăm năm, nghề in ở đây đã dần bị mai một. Hiện nay, làng chỉ còn 4 hộ giữ được nghề truyền thống. Trước nguy cơ mai một nghề truyền thống, các nghệ nhân của làng đang nỗ lực gìn giữ, phát huy những nét đẹp của nghề truyền thống này.

Tin khác

Long An: Mai vàng Tân Tây - khởi sắc làng nghề

Long An: Mai vàng Tân Tây - khởi sắc làng nghề

LNV - Không chỉ thành lập mô hình dịch vụ du lịch mà hiện nay, Hợp tác xã (HTX) Mai vàng Tân Tây cũng được thành lập. Đây là tín hiệu vui, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của người dân trong khu vực Làng nghề trồng mai xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.
Chuyện giữ nghề nơi “xứ mây” Phú Vinh

Chuyện giữ nghề nơi “xứ mây” Phú Vinh

LNV - Cũng chẳng ngoa khi gọi làng nghề mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là “xứ mây”. Một phần bởi làng nghề đã có thâm niên hơn 400 năm lịch sử, phần khác vì nơi đây là xứ sở của mây tre, là nơi quy tụ những “bàn tay lụa” khéo léo bậc nhất Hà Nội.
Nghề dệt thổ cẩm của Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang

Nghề dệt thổ cẩm của Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang

LNV - Dân tộc Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh đẹp độc đáo. Du khách đến vùng đất này, bên cạnh việc thưởng lãm phong cảnh, văn hóa đồng bào dân tộc khách thăm còn có dịp tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Pà Thẻn. Đây là một nét văn hóa phản ánh đậm nét đời sống tinh thần và cũng là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Pà Thẻn nơi đây.
Làng làm heo đất ở Lái Thiêu

Làng làm heo đất ở Lái Thiêu

LNV - Làng làm heo đất ở Lái Thiêu (Bình Dương) ra đời cách đây gần nửa thế kỷ. Cho đến nay, dù số hộ theo nghề đã vơi đi nhưng nét đẹp truyền thống của làng nghề vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Những hộ bám theo nghề vẫn miệt mài vật lộn với con heo bỏ ống.
Bảo tồn và phát triển làng nghề - nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hải Phòng

Bảo tồn và phát triển làng nghề - nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hải Phòng

LNV - Đầu xuân Giáp Thìn 2024, Phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam tại Hải Phòng có buổi gặp mặt chúc mừng xuân mới và trao đổi với ông Nguyễn An Hưng- Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng.
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến ngày càng phát triển

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến ngày càng phát triển

LNV - Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, Việt Yên (Bắc Giang) là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành nghề đến nay đã hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển.
Nghêu Trà Vinh - Cơ hội để phát triển

Nghêu Trà Vinh - Cơ hội để phát triển

LNV - Tỉnh Trà Vinh, với vị trí nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, có hệ sinh thái nước mặn đa dạng, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản phát triển. Diện tích đất cồn và bãi bồi ven biển của tỉnh Trà Vinh rất lớn (khoảng 15.000ha), thích hợp cho nghề nuôi nghêu, sò. Sản phẩm nghêu tại Trà Vinh được nuôi thả tự nhiên, nghêu thành phẩm có kích thước lớn, sạch cát, thịt dày và vị ngọt đặc trưng.
Vễ Vĩnh Châu ghé thăm làng nghề bánh phồng tôm 70 năm tuổi

Vễ Vĩnh Châu ghé thăm làng nghề bánh phồng tôm 70 năm tuổi

LNV - Lạc Hòa, một xã ven biển thuộc thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh phồng tôm. Món quà quê hương giản dị này không chỉ mang đậm hương vị của biển cả mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân nơi đây.
Kỳ quan di sản “ Làng nghề - Một thoáng Việt Nam”

Kỳ quan di sản “ Làng nghề - Một thoáng Việt Nam”

LNV - Làng nghề “Một thoáng Việt Nam” tọa lạc tại ấp Phú Bình, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM. Nơi đây được ví như một “bảo tàng sống” về văn hóa Việt Nam, thu hút du khách bởi không gian đậm đà bản sắc dân tộc.
Làng nghề Bàu Đá: giữ lửa “ đệ nhất danh tửu”

Làng nghề Bàu Đá: giữ lửa “ đệ nhất danh tửu”

LNV - Rượu Bàu Đá là một trong những đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Định, có xuất xứ từ xóm Bàu Đá, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn (cách Quy Nhơn khoảng 30km). Rượu Bàu Đá được các gia đình trong vùng chưng cất từ gạo như một nghề gia truyền.
Nghề dệt đũi ở Nam Cao

Nghề dệt đũi ở Nam Cao

LNV - Nghề dệt đũi Nam Cao (xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) hình thành từ hơn 400 năm về trước, nổi tiếng khắp cả nước nhờ sự độc đáo. Những sản phẩm ở làng nghề dệt đũi Nam Cao được làm thủ công với rất nhiều công đoạn. Từ khâu chọn nguyên liệu tới khi thành thành phẩm đòi hỏi sự công phu, cần mẫn, tỉ mỉ, trau chuốt từng chút một của người nghệ nhân.
Tinh hoa trong từng đường kim, mũi chỉ

Tinh hoa trong từng đường kim, mũi chỉ

LNV - Làng Văn Lâm xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình được cho là nơi phát tích, hội tụ đầy đủ nhất những tinh hoa của nghề thêu ren với những bàn tay vàng đã được Hiệp hội làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam công nhận. Trải qua hàng thế kỷ người dân nơi đây vẫn lưu giữ nghề truyền thống và phát triển bằng những sản phẩm thêu tay độc đáo có độ tinh xảo cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nhiều di sản văn hóa, nghề thủ công truyền thống được ghi danh

Nhiều di sản văn hóa, nghề thủ công truyền thống được ghi danh

LNV - Trong danh mục 26 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố, có thêm 5 nghề thủ công truyền thống – tri thức dân gian được ghi danh.
Bình Thuận: Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn

Bình Thuận: Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn

OVN - UBND tỉnh Bình thuận vừa ban hành kế hoạch “Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, Khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống trên địa bàn Bình Thuận gắn với việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn; Hỗ trợ phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là những mục tiêu hướng tới của kế hoạch.
Làng nghề áo dài Trạch Xá nghìn năm tuổi

Làng nghề áo dài Trạch Xá nghìn năm tuổi

LNV - Nghề may làng Trạch Xá (xã Hoà Lâm, huyện Ứng Hoà, TP. Hà Nội) trải qua hơn 1.000 năm vẫn giữ được truyền thống làm hoàn toàn thủ công. Dịp cuối tháng 2/2024 vừa qua, Làng nghề may Trạch Xá đã được công nhận là 1 trong 26 Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024

Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024

LNV - Sáng 29-3, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024.
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

OVN - Chiều 28/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện, để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

LNV - Những sợi miến thơm ngon nức tiếng của đồng bào vùng cao xã Côn Minh (Na Rì) đã theo chân du khách đi khắp muôn nơi. Đây cũng là địa phương duy nhất của tỉnh Bắc Kạn vừa được công nhận Làng nghề.
Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

LNV - Một làng ở An Giang trăm năm làm nghề vẽ tranh gì mà tới nay vẫn bán được hàng? Làng nghề tranh vẽ kiếng (tranh vẽ trên kính) ở huyện Chợ Mới là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất ở An Giang.
Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

LNV - Ngày 26/3, UBND huyện Đức Huệ tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Long An công nhận xã Bình Hòa Bắc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động