Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch làng nghề truyền thống
(Ảnh: ST)
Làng nghề tồn tại và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, gắn với quá trình đấu tranh giành độc lập, thống nhất của đất nước. Trong quá trình ấy, làng nghề nước ta tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, không những không bị “đồng hóa” mà còn không ngừng phát huy sáng tạo, tô điểm thêm nét văn hóa cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của làng nghề, giữ được những nét riêng của Việt Nam.
Ngày nay, giá trị to lớn và quý báu của làng nghề không chỉ ở chỗ giải quyết việc làm ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn, mà quan trọng hơn, cơ bản hơn, chính là các làng nghề đã lưu giữ và phát triển những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc góp phần làm rạng rỡ văn hóa Việt trong khu vực và trên thế giới..
Những người có công đầu trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa làng nghề chính là những nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề. Khi đến tham quan làng nghề, du khách thường muốn gặp gỡ nghệ nhân, tìm hiểu quá trình học tập, sáng tạo cùng những đóng góp của họ cho sự phát triển của làng nghề. Đây cũng là một thế mạnh của du lịch làng nghề cần được khai thác. Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch làng nghề truyền thống phụ thuộc nhiều yếu tố.
(Ảnh: ST)
Thứ nhất là thị trường khách du lịch: Thị trường là nhân tố quan trọng của sự phát triển, để đẩy nhanh tốc độ phát triển cần có những sản phẩm phù hợp với từng loại thị trường và không ngừng mở rộng, phát triển thị trường. Việc mở rộng thị trường khách du lịch trong nước, đặc biệt là khách quốc tế, việc nghiên cứu thị trường khách du lịch là một vấn đề đáng quan tâm đối với các LNTT trong việc phát triển du lịch.
Thứ hai là vốn cho phát triển sản xuất: Đây là nguồn lực vật chất quan trọng đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của nguồn vốn là đầu tư phát triển sản xuất, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, công nghệ…Do vậy sự phát triển thịnh vượng của làng nghề cũng phụ thuộc rất lớn vào các nguồn vốn được huy động. Trước đây trong nền kinh tế tự cấp tự túc, vốn phục vụ cho sản xuất thường nhỏ bé, vốn chủ yếu là tự có hoặc huy động từ người thân trong gia đình. Ngày nay để đáp ứng với nền sản xuất quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu cao của nền kinh tế thị trường thì lượng vốn cần lớn hơn để đầu tư đổi mới công nghệ, đưa thiết bị, máy móc vào sản xuất, góp phần tăng nâng suất, chất lượng sản phẩm.
(Ảnh: ST)
Thứ ba là cơ sở hạ tầng: Bao gồm hệ thống đường giao thông, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, các công trình dịch vụ thương mại, công cộng…Đây là yếu tố tạo điều kiện cho quá trình sản xuất, khai thác và phát huy tiềm năng sẵn có của mỗi làng nghề. Các yếu tố này đảm bảo cho quá trình cung cấp nguyên liệu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng như mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, đồng thời làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường của làng nghề. Do vậy ở những nơi có cơ sở hạ tầng đầy đủ và đồng bộ thì các LNTT có điều kiện phát triển mạnh. Tuy nhiên hiện nay phần lớn các LNTT còn đang gặp nhiều khó khăn vì điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chưa đồng bộ.
Thứ tư là nguồn nhân lực: Trong các LNTT có các nghệ nhân, thợ thủ công giỏi, trình độ rất tinh xảo. Họ là những người tâm huyết và gắn bó với nghề, đặc biệt quan trọng trong việc truyền nghề, dạy nghề, đồng thời là người sáng tạo những sản phẩm độc đáo. Hiện nay vẫn còn nhiều nghệ nhân tâm huyết với nghề, muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và truyền thống của ông cha. Vấn đề đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chất lượng nguồn lao động chưa cao, trình độ chuyên môn và văn hóa thấp, nhất là đối với các chủ doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.
Thứ năm là sức ép kinh tế: Nguồn sống chủ yếu của người dân ở nông thôn là thu nhập từ nông nghiệp. Nhiều nơi do đất chật, người đông hoặc do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng mà thu nhập từ nông nghiệp thấp, không đảm bảo nhu cầu cuộc sống, do đó bắt buộc người dân phải tìm kiếm các ngành nghề phi nông nghiệp để có thu nhập thêm. Trong quá trình đó họ đã lựa chọn được ngành nghề phù hợp và dần dần hình thành nên làng nghề. Nhiều LNTT tồn tại và phát triển mạnh mẽ đến ngày nay đều có mật độ dân số cao, diện tích canh tác nông nghiệp bình quân đầu người thấp, như làng Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội), làng Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh), làng tranh dân gian Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh)… Vùng đồng bằng sông Hồng trở thành nơi xuất hiện sớm nhất, tập trung nhất LNTT có lẽ là do sức ép kinh tế.
Thứ sáu là vị trí địa lý: Số liệu thống kê cho thấy hầu hết các LNTT phát triển đều nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông hoặc gần nguồn nguyên liệu. Những vị trí như vậy thuận tiện trong chuyên chở nguyên vật liệu, trao đổi và buôn bán sản phẩm… Đặc biệt là trước kia, do điều kiện về giao thông chưa phát triển thì yếu tố “bến sông bãi chợ” luôn đóng vai trò chính trong việc vận chuyển, buôn bán của làng nghề. Nhiều LNTT hình thành trên cơ sở nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như gốm Hương Canh (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang) …
Thứ bảy là truyền thống làng nghề: Mỗi LNTT đều có những kinh nghiệm, kỹ thuật, thói quen nghề nghiệp, bí quyết riêng trong sản xuất, kinh doanh. Những kinh nghiệm, kỹ thuật, thói quen nghề nghiệp, bí quyết này tạo nên nét độc đáo riêng của từng làng nghề và nằm trong tay các nghệ nhân, thợ giỏi, được truyền từ đời này sang đời khác để lưu trữ và phát triển nghề truyền thống tại địa phương. Những yếu tố truyền thống giúp cho làng nghề giữ được những bí mật nghề nghiệp, sản phẩm của làng nghề có tính độc đáo, mang đặc trưng riêng của từng làng nghề. Do đó nó là nhân tố có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển của riêng làng nghề.
Thứ tám là đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước: Đây là yếu tố quan trọng để làng nghề phát triển bền vững.
Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một mặt hỗ trợ, khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất, áp dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặt khác đảm bảo làng nghề phát triển theo đúng quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo môi trường. Nhà nước xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề, ban hành các chính sách khuyến khích phát triển như hỗ trợ vay vốn ưu đãi, đền bù đất đai, đào tạo lao động, thuế…Mặt khác, sự tổ chức, quản lý của Nhà nước tạo điều kiện cho làng nghề phát triển bền vững, hạn chế gây ô nhiễm, tàn phá môi trường. Không có sự quản lý của Nhà nước, làng nghề tự do cạnh tranh không lành mạnh, chẳng những không phát triển mà còn kìm hãm sự phát triển, không nâng cao được năng lực cạnh tranh của làng nghề với thị trường trong và ngoài nước…Tuy vậy, các chính sách của Nhà nước đối với làng nghề còn ít. Nhiều địa phương đã có những chính sách riêng khuyến khích phát triển làng nghề.
Việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển bền vững làng nghề theo chủ trương của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc phát triển đất nước. Du lịch làng nghề có bước phát triển, trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo không chỉ ở Đồng bằng Bắc bộ mà cả ở những làng nghề miền Trung và ĐBSCL, đóng góp một loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái vào các sản phẩm du lịch phong phú của nước ta.
Sự phát triển làng nghề và du lịch làng nghề đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước như: Tạo việc làm cho lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động, hạn chế di dân tự do, xây dựng nông thôn mới … Tuy nhiên sự phát triển làng nghề và du lịch làng nghề ở nước ta đang còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Nước ta đã gia nhập WTO, trong xu thế hội nhập, mở ra các hoạt động kinh tế, du lịch và giao lưu văn hóa trên toàn thế giới đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển làng nghề và du lịch làng nghề. Tuy nhiên, sự phát triển làng nghề và du lịch làng nghề cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Để phát triển làng nghề và du lịch làng nghề cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về kinh tế, xã hội. Đây là nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể và toàn thể nhân dân phải ra sức thực hiện vì mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.
Thanh Yến
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại
09:08 | 15/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Những yếu tố sống còn của làng nghề
14:31 | 10/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 | 04/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng
10:03 | 21/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống
09:45 | 13/03/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam
15:44 | 06/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị
11:40 | 01/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề
21:08 | 20/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề
19:28 | 13/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 Làng nghề, nghệ nhân