Người nông dân với kinh nghiệm trồng quất theo tiêu chuẩn quốc tế
Vùng trồng quất dược liệu của chủ vườn Đoàn Văn Hoa nằm ở Vụ Bản, Nam Định - hộ nông dân có nhiều năm kinh nghiệm trồng quất theo tiêu chuẩn quốc tế. Họ là những người hiểu và biết cách chăm sóc tốt nhất để có thể cung cấp nguyên liệu sản xuất ra những chai Siro ho cảm Ích Nhi chất lượng.
Hiện vùng trồng quất có diện tích hơn 5ha, nằm biệt lập ở Bãi Quỹ, xung quanh được bao bọc bởi con sông Đào gió thổi lên mát lành quanh năm. Những cây quất được chăm bón, tưới tắm dưới bàn tay khéo léo của những người nông dân, cứ thế mà trĩu quả, xanh tươi bạt ngàn hút tầm mắt.
Khoảng hơn chục năm về trước, ông Hoa khai mở đất ở khu này để trồng quất cảnh, song công việc và thu nhập bấp bênh. Từ khi ký kết với Công ty Nam Dược, vùng quất được đầu tư bài bản theo tiêu chuẩn GACP-WHO (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới), để cung cấp nguyên liệu sản xuất Siro ho cảm Ích Nhi. Gia đình ông cũng là hộ đầu tiên trong vùng tham gia dự án triển khai vùng trồng dược liệu sạch chuẩn quốc tế này.
Chuyển đổi từ trồng quất cảnh sang quất dược liệu đã mang lại nguồn thu nhập, công việc ổn định cho gia đình ông và tạo công ăn việc làm cho gần chục lao động trong vùng. Công việc làm vườn của những người nông dân bắt đầu từ gà gáy tinh mơ đến khi mặt trời lên cao. Công việc túc tắc qua ngày, nhưng để trồng và thu hái được 5-7 tấn quất/tháng và gần trăm tấn quất mỗi năm cung cấp cho Nam Dược, không chỉ đòi hỏi ở người nông dân sự tần tảo, mà còn là kinh nghiệm trồng trọt, đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế.
Ông Hoa khẳng định: Cây quất con mới trồng sử dụng phân bón lót NPK đầu trâu 2-3 tháng để bén rễ. Toàn bộ quá trình chăm sóc cây về sau được bón gốc phân hữu cơ từ đỗ tương nhà trồng và tưới nước sông. Để đảm bảo an toàn và cho thu hoạch liên tục thì quất dược liệu tuyệt đối không phun thuốc trừ sâu bệnh. Giống quất được tuyển chọn kỹ lưỡng từ Hưng Yên là những cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, được dùng để chiết cành, nhân giống. Quất trồng liền chân từ lúc còn là cây con cho đến khi hái quả có bộ rễ to, chắc. Một cây quất trồng 2 năm thì được thu hoạch quả, khoảng 5-6 năm sẽ cho thu hái quả đạt năng suất cao nhất. Cây không có sâu bệnh và càng lâu năm thì càng khỏe, rễ càng dày.
Không chỉ khắt khe ngay từ khâu chọn con giống, trồng ở vùng sinh thái phù hợp, nguồn đất, nước cũng được chú trọng. Đất trồng quất phải là đất mùn giun rất thích hợp cho cây phát triển tốt, còn loại đất cát ẩm khiến rễ cây nhanh bị thối, hỏng. Vì thế mà cây quất của ông Hoa càng lâu năm càng khỏe, không phun thuốc trừ sâu, cho quả đạt năng suất cao và đạt hàm lượng hoạt chất ổn định.
"Quả quất đến thời kỳ thu hoạch cần được trải qua vòng "tuyển chọn" trước khi về nhà máy Nam Dược, phải đảm bảo đã già quả, vỏ xanh bóng, mọng, nhiều dịch. Cắt quất sát cuống, chứ không bứt quả để không bị sứt tránh vi khuẩn xâm nhập. Quất được trẩy vào buổi sáng, khoảng 1-2 giờ được đóng sọt nhanh chóng chuyển về nhà máy, đảm bảo luôn tươi, sạch, tự nhiên", ông Hoa cho biết.
Quất về nhà máy được rửa sạch, diệt khuẩn trong nước muối trong vòng 30 phút. Sau đó vớt ra phơi khô và đưa vào máy chưng với đường phèn. Dịch quất sau khi được chiết xuất sẽ tiếp tục được pha trộn với dịch chiết của các dược liệu khác để tạo thành sản phẩm siro ho, cảm cho trẻ em.
Vùng trồng quất đạt tiêu chuẩn quốc tế cung cấp nguyên liệu sản xuất Siro ho cảm Ích Nhi.
14 năm có mặt trên thị trường, siro ho cảm Ích Nhi đã nhận được sự tin tưởng của hàng triệu bà mẹ.
Để có được thành quả trên, bên cạnh quá trình nghiên cứu, sản xuất kỹ lưỡng, chỉn chu thì đằng sau đó luôn có sự tận tâm chăm bón, nâng niu cho ra những trái quất sạch của những người nông dân như ông Hoa. Và không chỉ có vùng trồng quất, để sản xuất Siro ho cảm Ích Nhi, Công ty còn phát triển vùng trồng cát cánh trên núi cao (Bắc Hà, Lào Cai); vùng trồng húng chanh (tại Đồng Tháp)... đều dưới bàn tay chăm sóc của những người nông dân cung cấp dược liệu sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Những năm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều người lao động không có công ăn việc làm, nhưng gia đình ông Hoa vẫn có công việc và thu nhập ổn định nhờ gắn bó với công việc trồng quất dược liệu sạch. Đó là minh chứng cho thấy hướng đi đúng của Công ty CP Nam Dược nói chung và nhãn hàng Ích Nhi nói riêng trong việc chuẩn hóa vùng dược liệu tạo ra những sản phẩm hiệu quả, an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế, vừa góp phần bảo tồn, phát triển được nguồn dược liệu sạch, vừa tạo được sinh kế cho người nông dân trên chính mảnh đất nông nghiệp.
PV
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế