Người giữ nghề nấu rượu cần Phú Túc
Ông Lê Văn Nghĩa chuẩn bị những vò rượu cần phục vụ tết Nguyên Đán 2023
Ông Lê Văn Nghĩa đã mày mò tìm hiểu, tự thân tìm đến người có kinh nghiệm để học nghề. Qua thời gian kiên trì học hỏi và thử nghiệm, đến nay ông Lê Văn Nghĩa đã hoàn thiện quy trình nấu rượu, cho ra những sản phẩm chất lượng, thơm ngon, đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Sản phẩm rượu cần Phú Túc của ông Nghĩa đã được cấp Giấy chứng nhận hợp quy, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và được tặng danh hiệu “Cúp Vàng thương hiệu chất lượng cao năm 2016”, đặc biệt hơn khi năm 2021, sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố Đà Nẵng. Không chỉ phục vụ cho người bản địa, rượu cần Phú Túc còn khẳng định vị thế, trở thành thương hiệu đặc trưng của Đà Nẵng, được đông đảo người dân, du khách biết đến và ưa chuộng.
Ông Nghĩa cho biết, nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, cơ sở sản xuất của ông dự kiến sẽ sản xuất 2.000 ché rượu cần Phú Túc để đưa ra thị trường phục vụ người dân và du khách. Để đưa rượu cần Phú Túc đến quảng bá với du khách trong và ngoài nước, ông Nghĩa mong muốn được các đơn vị chức năng, Sở Công Thương thành phố sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm tại các hội chợ triển lãm, tạo điều kiện cho sản phẩm đi quảng bá tại các hội chợ ở các tỉnh thành cũng như tại các sự kiện du lịch.
Trước nguy cơ nghề truyền thống bị lãng quên, thất truyền, cuối năm 2022 UBND TP Đà Nẵng đã ban hành Đề án “Xây dựng chính sách bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Cơ Tu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022 - 2030” nhằm hỗ trợ đồng bào Cơ Tu từng bước giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. Đề án đánh giá: Cộng đồng Cơ Tu ở Đà Nẵng có các nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, đan lát, điêu khắc gỗ và nấu rượu cần. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn nghề nấu rượu cần được người dân tại Phú Túc duy trì.
Thành phố Đà Nẵng đang nỗ lực giữ gìn và bảo tồn các nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu
Trước yêu cầu về hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy các giá trị nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hòa Vang, ông Đỗ Thanh Tân - Trưởng phòng VHTT huyện Hòa Vang chia sẻ: “Nhiều nghề truyền thống tại đây đã hình thành và tồn tại đến nay đã hàng trăm năm. Tuy quy mô không lớn nhưng các nghề hiện vẫn đang được gìn giữ, tạo nên giá trị, thương hiệu của sản phẩm và được đón nhận rộng rãi. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nghề truyền thống là hết sức cần thiết, thể hiện sự trân trọng những gì ông cha để lại, đồng thời lưu giữ vốn tri thức, kỹ năng, bí quyết nghề cho các thế hệ mai sau. Như những nghề nấu rượu cần, làm bánh tráng, bánh khô mè… đã tồn tại trong đời sống người dân, tạo nên chiều sâu văn hóa, tín ngưỡng của một làng và rộng hơn là một vùng, phản ánh đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội, sản vật địa phương”. Quyết tâm giúp người dân phục dựng lại nghề truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc của đồng bào, lãnh đạo huyện Hòa Vang và xã Hòa Phú cũng đã cùng phối hợp xây dựng Đề án khôi phục văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu, trong đó nhấn mạnh phải ưu tiên khôi phục nghề nấu rượu cần.
Rượu cần được ủ trong những vò sành hay ché. Vò và ché là những tài sản rất quý giá của người Cơ Tu. Rượu ủ càng lâu thì hương vị sẽ càng ngon. Khi uống rượu, họ chỉ việc múc nước suối đổ vào đầy vò, cắm vào những chiếc cần bằng trúc đã thông mắc rồi hút. Rượu cần là thứ thức uống cao cấp, thường chỉ được dùng khi tiếp đãi khách quí, sui gia hoặc các lễ tiệc quan trọng. Rượu cần có vị chua chua ngọt ngọt nhưng uống nhiều sẽ say. Khách đến nhà bao giờ cũng được chủ nhân mời uống rượu cần. Thường bao giờ họ cũng uống trước hay ăn trước món đem ra mời khách để chứng tỏ rằng món ăn hay thức uống đó không có độc rồi mới trao qua cho khách. Sau khi dùng hết, xác rượu cần có thể ủ tiếp và chưng cất cho ra thứ rượu như rượu gạo của người miền xuôi, gọi là rượu xiêu. "Ngoài rượu cần, người Cơ Tu còn có các loại rượu tự nhiên lấy từ cây tà vạc, tà đin và mây voi. Việc lấy rượu từ những loại cây này rất kỳ công và phải có nhiều kinh nghiệm mới làm được. Khó nhất là lấy rượu từ cây mây voi bởi việc đó đòi hỏi phải làm giàn giáo công phu để tránh bị gai mây đâm phải. Các loại rượu này nếu là nam dùng thì phải giã vỏ cây chuồn hòa vào để rượu có ga và lên độ. Nếu không trộn vỏ chuồn thì các loại rượu này chỉ cho vị ngọt, uống rất ngon và độ cồn lại rất thấp", ông Đỗ Thanh Tân nói.
Theo Minh Châu
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP