Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 25°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Người "giữ lửa" nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Ê Đê

LNV - Trăn trở khi thấy nghề dệt thổ cẩm truyền thống có nguy cơ bị mai một, bà H’Yam Bkrông (sinh năm 1965), buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, đã khởi xướng thành lập Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông. Đến nay, sau 17 năm thành lập và phát triển, hợp tác xã có đầu ra ổn định, giữ gìn được nghề truyền thống của dân tộc Êđê, giúp nâng cao đời sống hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ.


Bà H’Yam (phải), Giám đốc Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông quan sát, hướng dẫn xã viên dệt thổ cẩm. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN

Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 12km, Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông hiện có 45 thành viên, đều là người dân tộc Êđê. Xã viên hợp tác xã đều biết dệt may thành thạo các sản phẩm như y phục nam nữ, túi xách, cà vạt, khăn trải bàn, gối tựa lưng, áo dài, quần áo trẻ em… Doanh thu của Hợp tác xã ổn định khoảng 1,2 tỷ đồng/năm, trong đó thu nhập của xã viên trung bình từ 3,2 – 3,5 triệu đồng/người/tháng. Mức thu nhập này không cao so với các ngành nghề khác song đã góp phần giúp chị em xã viên ổn định kinh tế gia đình, giữ gìn được nghề truyền thống. Đây được xem là thành quả đối với những nỗ lực không mệt mỏi của bà H’Yam và các xã viên.

Bà H’Yam kể lại, năm 2003 khi là Ủy viên Ban Thường vụ Hội liên hiệp phụ nữ xã, bà thấy nghề dệt thổ cẩm truyền thống có nét đẹp và bản sắc văn hóa của dân tộc Êđê đang dần bị lãng quên. Dệt thổ cẩm lúc bấy giờ chỉ là phương pháp dệt thủ công, nhỏ lẻ, sản phẩm chủ yếu dùng trong gia đình, được phụ nữ trong buôn tranh thủ dệt lúc rảnh rỗi. Với khao khát giữ lửa cho nghề dệt truyền thống và giúp chị em có thêm thu nhập, bà H’Yam đã mạnh dạn đề xuất Hội liên hiệp phụ nữ, Ủy ban nhân dân xã thành lập tổ dệt. Bản thân bà H’Yam cũng đi vận động chị em trong buôn và các buôn lân cận tham gia. May mắn là chị em hưởng ứng nhiệt tình và thống nhất chọn mô hình hợp tác xã để khởi xướng "giữ lửa" nghề dệt.


Hiện nay, xã viên hợp tác xã đều đã biết dệt may thành thạo các sản phẩm như y phục nam nữ, túi xách, cà vạt, khăn trải bàn, gối tựa lưng, áo dài, quần áo trẻ em. Ảnh: TTXVN phát

Ban đầu khi mới thành lập, do khó khăn, Hợp tác xã chỉ có 3 xã viên góp vốn theo quy định, các xã viên khác chỉ có thể góp 50 – 100 ngàn đồng. Lúc bấy giờ, tay nghề xã viên chưa có, sản phẩm chưa đạt yêu cầu về thẩm mỹ nên khó tìm đầu ra cho sản phẩm. Được Hội liên hiệp phụ nữ xã cho vay 1,2 triệu đồng, hợp tác xã đã mua khung dệt và mời nghệ nhân trong buôn dạy xã viên dệt, may. Ngoài ra, bà H’Yam cùng các thành viên đã tích cực học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo những sản phẩm đa dạng về mẫu mã, hoa văn nên khâu tiêu thụ ngày càng tốt hơn. Những tháng ngày khó khăn ấy, với vóc dáng nhỏ nhắn và tấm lòng yêu ngành nghề truyền thống, bà H’Yam đã kiên trì tìm kiếm, thuyết phục khách hàng. Đến nay, hợp tác xã đã có đầu ra ổn định tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Ninh. Ngoài ra, sản phẩm của hợp tác xã được trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và được mời tham gia nhiều hội thi trang phục các dân tộc.

Sau 5 năm tham gia Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông, chị H’Phi Líp Byă (sinh năm 1992, buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột) cho biết, trước đây chị không biết may và dệt thổ cẩm. Từ khi tham gia hợp tác xã, chị được học dệt, học may, nhờ đó biết dệt thổ cẩm bằng tay, bằng máy; biết cắt may những bộ trang phục truyền thống, giỏ xách các loại. Chị H’Phi Líp chia sẻ, nhờ bà H’Yam giúp đỡ nên chị và các chị em trong hợp tác xã có được nghề dệt may, tạo ra những sản phẩm đặc trưng để giới thiệu cho du khách xa gần, có thu nhập ổn định.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, giảm giá thành sản phẩm và cạnh tranh được với thổ cẩm của các dân tộc khác, sau khi Hội liên hiệp phụ nữ xã tạo điều kiện cho vay vốn, Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông đã mạnh dạn đầu tư thêm 5 máy dệt và các máy xếp sợi, máy cuộn thoi, máy cuộn sợi.

Bà H’Yam Bkrông, Giám đốc Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông chia sẻ, dù sản phẩm của hợp tác xã được cải tiến, mẫu mã thay đổi thường xuyên nhưng nền màu đen và họa tiết màu đỏ sẽ mãi không thay đổi vì đó là bản sắc văn hóa của dân tộc Êđê. Về kinh nghiệm để hợp tác xã ngày càng phát triển, bà H’Yam cho biết, bà và Ban quản trị Hợp tác xã luôn đề cao tính công bằng, minh bạch trong quá trình hoạt động và phân chia lợi nhuận cho xã viên. Ngoài ra, mọi người hợp tác xã còn đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống, kịp thời biểu dương các xã viên điển hình để tạo khí thế sôi nổi trong thi đua sản xuất.

Ngoài nghề dệt thổ cẩm, để tăng thêm thu nhập cho xã viên, hợp tác xã còn xây dựng trang trại nuôi hơn 2.000 con gà thả vườn và khoảng 300 con lợn. Với những lợi thế của địa phương về phát triển du lịch, hiện Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông đã xây dựng khu du lịch cộng đồng trên địa bàn buôn Tơng Jú với 3 nhà sàn trưng bày nhạc cụ, vật dụng lao động sản xuất, dụng cụ dệt vải, dụng cụ săn bắt của đồng bào Êđê. Khách du lịch đến đây, có thể được dệt thổ cẩm, được tham quan trải nghiệm đời sống, thưởng thức món ăn của người Êđê; say sưa trong tiếng cồng, tiếng chiêng, trong hương men rượu cần.

Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã Ea Kao Trịnh Thị Tuyết cho biết, Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông là mô hình mà chính quyền địa phương rất tâm đắc. Sự thành công của hợp tác xã hiện nay có sự đóng góp quan trọng của bà H’Yam, một người gương mẫu, giỏi quản lý, nỗ lực học hỏi, nghiên cứu, nắm bắt tốt thông tin thị trường. Những việc làm của bà có lợi cho người dân địa phương và tạo công ăn việc làm cho người dân tộc thiểu số tại chỗ; qua đó người dân đoàn kết, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Bà H’Yam còn là Buôn trưởng buôn Tơng Jú, là người có uy tín với cộng đồng, triển khai được các phong trào thi đua yêu nước đến đông đảo người dân trong buôn.

Với những nỗ lực trong 17 năm qua, Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2013 vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Ngoài ra, hợp tác xã còn được nhận 4 Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, 3 Bằng khen của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và nhiều phần thưởng cao quý khác.


Bà H’Yam (trái), Giám đốc Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông hướng dẫn xã viên dệt thổ cẩm. Ảnh: TTXVN phát

Về dự định trong thời gian tới, bà H’Yam chia sẻ mong muốn giới thiệu bản sắc văn hóa của dân tộc, đời sống của người Êđê đến đông đảo du khách. Tuy nhiên, để đầu tư cho du lịch cộng đồng, kinh phí của hợp tác xã còn eo hẹp, cần sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành. Hợp tác xã cũng mong muốn được tập huấn, nâng cao kỹ năng, kiến thức về mô hình du lịch cộng đồng; liên kết quảng bá, tiêu thụ cho các sản phẩm thổ cẩm.

Về buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột có thể thấy vẻ đẹp lao động miệt mài bên khung dệt của những người phụ nữ Êđê nơi đây. Cũng chính nhờ nghề dệt này, mỗi người phụ nữ am hiểu hơn về bản sắc văn hóa dân tộc để có thể tự tin làm một hướng dẫn viên quảng bá, giới thiệu sản phẩm, cuộc sống thường ngày cho du khách. Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông cũng trở thành hợp tác xã kiểu mẫu về tính nhanh nhạy, nắm bắt thị trường song giữ lửa được ngành nghề truyền thống của dân tộc, thiết thực cùng địa phương xóa đói giảm nghèo.

Hoài Thu(TTXVN)

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ

Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ

LNV - Làng gốm Gia Thủy, thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng của Việt Nam với lịch sử phát triển hơn 50 năm. Nơi đây lưu giữ và phát huy những tinh hoa của nghệ thuật làm gốm, từ khâu chọn đất, tạo hình, đến kỹ thuật nung gốm độc đáo. Các sản phẩm của làng không chỉ mang giá trị sử dụng cao mà còn thể hiện đậm nét văn hóa dân tộc, với hoa văn và kiểu dáng truyền thống.
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết

Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết

LNV - Khẳng định thương hiệu từ chất lượng sản phẩm, nước mắm Sa Châu, xã Giao Châu (Giao Thủy) đã trở thành đặc sản được lựa chọn làm quà biếu cho người thân, bạn bè trong mỗi dịp tết đến xuân về. Để kịp cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hiện nay các cơ sở sản xuất, hộ gia đình làm nghề tại xã Giao Châu đang tập trung cao cho vụ sản xuất với mong muốn vừa có một cái tết đủ đầy, vừa được chia sẻ món ngon quê hương với những mâm cơm tết ở nhiều miền quê, gia đình.
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới

Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới

LNV - Làng chiếu Định Yên, huyện Lấp Vò, (tỉnh Đồng Tháp) với hơn trăm năm lịch sử đã trở thành biểu tượng văn hóa đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Nơi đây, nghề dệt chiếu thủ công được gìn giữ qua bao thế hệ, từ cách nhuộm cói rực rỡ đến từng đường dệt tỉ mỉ, đã tạo nên những sản phẩm vừa bền đẹp, vừa chứa đựng tinh hoa của người Việt.
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội

Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội

LNV - Tối 6-11, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Đan Phượng, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi

Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi

LNV - Nằm yên bình bên dòng sông Đồng Nai, làng nghề làm đá Bửu Long, thuộc phường Bửu Long, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đã có lịch sử kéo dài hàng trăm năm. Tại đây, nhiều hộ gia đình vẫn miệt mài giữ gìn và phát triển nghề đá với niềm đam mê và tâm huyết. Nghề điêu khắc đá Bửu Long được xem là làng nghề thủ công lâu đời nhất của vùng đất Đồng Nai, nơi các nghệ nhân ngày đêm sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo từ đá, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống.
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên

Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên

OVN - Trải qua nhiều năm tháng, nghề nấu rượu mang thương hiệu Quán Đế vẫn được người dân tại xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên gìn giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với những nét đặc trưng riêng biệt vốn có.

Tin khác

Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì

Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì

LNV - Đến “xứ mưa” Y Tý (huyện Bát Xát) hỏi thăm nhà ông Ly Giờ Lúy giỏi nghề đan mâm mây, từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng biết. Trong câu chuyện với người đường xa, họ còn không quên tấm tắc: Mâm mây của già Lúy đan đẹp lắm. Không chỉ đan cho nhà dùng, già còn làm bán cho bà con và khách du lịch nữa đấy!
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá

Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá

LNV - Nằm bên dòng sông Hồng thơ mộng, làng gốm Kim Lan đã trải qua hàng trăm năm lịch sử, ghi dấu ấn đậm nét trong bức tranh văn hóa Việt Nam. Với đôi bàn tay khéo léo và tâm hồn nghệ sĩ, những người thợ gốm Kim Lan đã tạo ra những tác phẩm tranh gốm độc đáo, mang đậm dấu ấn truyền thống.
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến

Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến

Tháp Thần Nông ở Bắc Ninh, biểu tượng cho vị thần của nền văn minh lúa nước, được ghép bởi 1.012 cối đá xếp vòng ngoài, bên trong là khung cột bê tông kiên cố. Tháp được thiết kế theo hình hạt lúa, dựng thẳng đứng vừa mới được xác lập kỷ lục thế giới. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kỹ thương Đông Đô đã vinh dự nhận bằng công nhận này và trong quá trình điêu khắc tháp này, có sự góp công sức của nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến.
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk

Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk

LNV - Buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, nghề làm gốm cổ đang đứng trước nguy cơ lụi tàn. Đây từng là cái nôi của nghề gốm truyền thống, nhưng hiện tại chỉ còn lại rất ít nghệ nhân kiên trì với nghề, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu

Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu

LNV - Thôn Mão Cầu, xã Hồ Tùng Mậu, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên được biết đến với nghề truyền thống làm nón lá hơn 70 năm. Hiện nay, cùng với sự ra đời của nhiều sản phẩm che nắng, che mưa, làng nghề làm nón đứng trước nhiều thách thức mới. Thế nhưng vẫn còn đó những con người cần mẫn cố gắng gìn giữ nghề quê hương.
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình

Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình

LNV - Bảo tàng Ninh Bình trưng bày chuyên đề nghề thủ công truyền thống và chương trình trải nghiệm nghề cói Kim Sơn, giới thiệu các làng nghề tiêu biểu của tỉnh
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống

Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5596/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.
Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng Khai trương hoạt động văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề thành phố tại huyện Kiến Thụy, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn

Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng Khai trương hoạt động văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề thành phố tại huyện Kiến Thụy, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn

LNV - Hiệp hội Làng nghề TP. Hải Phòng vừa tổ chức khai trương Văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề TP. Hải Phòng tại thôn 2, xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy. Trong đó gồm có các quận Dương Kinh, Đồ Sơn. Cùng dự có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ; Sở Công Thương ; Đại diện lãnh đạo UBND các huyện Kiến Thuỵ ; quận Dương Kinh ; quận Đồ Sơn ; lãnh đạo UBND xã Tú Sơn cùng các Nghệ nhân trên địa bàn thành phố.
Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc tổ chức Đại hội II, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc tổ chức Đại hội II, nhiệm kỳ 2024 - 2029

LNV - Ngày 26/10, Hội Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đã tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024-2029. Đại hội đã bầu ông Nguyễn Văn Hùng là Chủ tịch Hội, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029

LNV - Sáng 26/10/2024, Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội long trọng tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 - 2029 với định hướng: “Doanh nghiệp và Doanh nhân huyện Hoài Đức đoàn kết tốt, làm kinh tế giỏi, góp sức xây dựng huyện sớm trở thành quận Hoài Đức”. Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Viết Thạnh được bầu làm Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức khóa mới.
Quảng Nam thu hồi bằng công nhận làng nghề dệt chiếu hơn 500 tuổi

Quảng Nam thu hồi bằng công nhận làng nghề dệt chiếu hơn 500 tuổi

LNV - Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam thu hồi bằng công nhận làng nghề dệt chiếu An Phước hơn 500 năm tuổi với lý do “không đảm bảo các tiêu chí” để công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền thống.
Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

LNV - Bao đời người đã qua, bao mùa ăn lúa mới đã qua nhưng cách làm gốm vẫn thế, người đời trước truyền lại cho đời sau, đời sau nữa. Những bàn chân của các amí lấy đất về buôn, những bàn chân mở ra vòng tròn khép kín vô tận quanh chiếc bàn xoay thủ công. Những đôi tay nhuộm nâu vàng tỉ mẩn với nước và đất để tạo tác. Những khoảnh sân nhỏ luôn sực mùi rơm khói và đất chín trong cuộc chơi của lửa. Lửa bùng lên lúc mạnh lúc yếu, khói trùm lên lúc đậm lúc nhạt. Đất chìm trong lửa, lửa nhiệt nồng với đất để cuối cùng các sản phẩm gốm Yang Tao được hình thành. Lửa hòa vào trong đất, phục sinh trong đất thành những sản phẩm hữu dụng để khi bàn tay người chạm vào chỉ còn mênh mang hơi thở của đất và lửa.
Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh

Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh

LNV - Làng nghề mây tre đan xã Hoằng Thịnh, Hoằng Hóa (Thanh Hoá) với hàng trăm năm lịch sử và phát triển không chỉ là điểm sáng của vùng quê mà còn là biểu tượng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi

Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi

LNV - Được biết đến là làng gốm cổ xưa nhất xứ Nghệ, trải qua bao thăng trầm, hiện làng nồi đất Trù Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) vẫn giữ được hồn cốt quê hương, giản dị mà bền lâu. Trước nguy cơ bị xóa sổ, mai một, thì nay làng nồi đang được tiếp sức, hồi sinh.
Có 331 làng nghề, truyền thống được công nhận

Có 331 làng nghề, truyền thống được công nhận

LNV - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hà Nội, trên địa bàn Hà Nội hiện có 331 làng nghề truyền thống được công nhận thuộc địa bàn 25 quận, huyện, thị xã của Thành phố.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao

Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Căn cứ vào kết quả chấm điểm, đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Cẩm Thủy đã công nhận thêm 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.
Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch

Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch

LNV - Tham khảo những hướng dẫn của tổ chức tim mạch về chế độ dinh dưỡng, cách ăn uống, một số thực phẩm tốt cho sức khỏe của trái tim và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác cần lưu ý.
Festival Thổ cẩm Lào Cai - sắc màu văn hóa giữa miền sương mây

Festival Thổ cẩm Lào Cai - sắc màu văn hóa giữa miền sương mây

LNV - Tối 9/11, Sở Du lịch phối hợp với thị xã Sa Pa tổ chức chương trình nghệ thuật du lịch Festival Thổ cẩm Lào Cai - sắc màu văn hóa với chủ đề “Sa Pa - thổ cẩm miền sương mây” thu hút hàng ngàn khán giả tham gia chương trình.
Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.

Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.

LNV - Năm 2024, ngành Nông nghiệp Hà Nội triển khai nhiều mô hình khuyến nông hiệu quả, nâng cao năng suất, cải thiện thu nhập cho người nông dân. Đặc biệt, các mô hình này không chỉ dừng lại ở việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật, mà còn giúp nông dân sản
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ

Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ

LNV - Làng gốm Gia Thủy, thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng của Việt Nam với lịch sử phát triển hơn 50 năm. Nơi đây lưu giữ và phát huy những tinh hoa của nghệ thuật làm gốm, từ khâu chọn đất, tạo hình, đến kỹ thuật nung gốm độc đáo. Các sản phẩm của làng không chỉ mang giá trị sử dụng cao mà còn thể hiện đậm nét văn hóa dân tộc, với hoa văn và kiểu dáng truyền thống.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động