Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Ngư dân Lập Lễ Góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc

LNV - Xã Lập Lễ, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng là một xã có nghề cá truyền thống nổi tiếng lâu đời, từ chỗ đã từng đứng trên bờ vực phá sản. Bằng sự nỗ lực của chính quyền và những ngư dân yêu nghề, năm 2005 xã đã dành danh hiệu lá cờ đầu về mô hình đánh cá xa bờ của 28 tỉnh có nghề khai thác thủy sản xa bờ trên toàn quốc. Hiện nay Lập Lễ vẫn tiếp tục duy trì các đội tàu đánh bắt xa bờ và phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá, để phấn đấu trở thành xã trọng điểm nghề cá của Thành phố và các tỉnh phía Bắc. Bằng khát vọng làm giàu và được sự quan tâm của Nhà nước đã tạo cho ngư dân Lập Lễ vươn khơi sản xuất, đồng thời đội tàu của xã cũng là một trong những lực lượng hùng hậu ở tuyến đầu góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo phía Bắc của Tổ quốc.
Một trong những tàu đánh cá mực không có vốn đành nằm bến từ nhiều tháng
Một trong những tàu đánh cá mực không có vốn đành nằm bến từ nhiều tháng

Tuy nhiên, hiện nay bà con ngư dân cũng đang gặp phải không ít những khó khăn, bế tắc để duy trì và phát triển nghề cá, trong đó gồm cả những yếu tố khách quan và chủ quan.

Nằm bên cửa Nam Triệu, cách vịnh Bắc bộ vài chục hải lý, xã Lập Lễ có tổng diện tích đất tự nhiên 1.172,57 ha, dân số hiện có 13.199 khẩu với 3.203 hộ. Đây là địa phương có nghề truyền thống lâu đời về khai thác hải sản và nuôi trồng thủy sản.

Nhưng câu chuyện vươn khơi đánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy sản của ngư dân Lập Lễ cũng đã và đang phải trải qua không ít những biến cố, thăng trầm, chìm nổi.

Ông Phạm Văn Khải, Chủ tịch UBND xã Lập Lễ cho hay :

Năm 1988 để hỗ trợ các hộ dân làm nghề đánh cá UBND huyện Thuỷ Nguyên ra quyết định thành lập "Liên tập đoàn đánh cá biển Nam Triệu" (LTĐ-Nam Triệu) do ông Vũ Văn Cự làm Trưởng liên tập đoàn, từ thời điểm đó đến năm 1994 cả xã có 262 tàu đánh cá nhỏ, lắp máy từ 6 đến 15 cv nên chưa vươn khơi được chủ yếu khai thác ven bờ và vùng lộng, ven đảo Cát Bà nên sản lượng đạt thấp, tổng sản lượng khai thác toàn xã vào những năm 1994-1995 chỉ đạt trung bình 150 tấn/ năm. Nguyên nhân do nguồn hải sản ven bờ ngày càng cạn kiệt nên các nghề lưới rê tôm 3 lớp, lưới rênh khơi, lưới nhám sủ, nghề giã cào và nghề xăm đáy...gần như bỏ, tàu thuyền nằm bến không đi sản xuất....nhiều hộ ngư dân mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đóng và nâng cấp tàu nhưng vẫn thua lỗ, không trả được nợ. Năm 1996 do không thu hồi được vốn vay của ngư dân nên các ngân hàng buộc phải đóng cửa đối với xã. Nghề ngư giai đoạn này gần như "chìm nghỉm", không ít gia đình đã nhiều đời gắn bó với biển cũng rơi vào cảnh cạn kiệt vì thiếu vốn đầu tư phương tiện đủ mạnh để vươn khơi khai thác, Lập Lễ những năm tháng ấy chìm trong nỗi buồn...nghề cá truyền thống có nguy cơ tan rã...

Theo tài liệu để lại, năm 1997, khi thực hiện chương trình ưu đãi về đánh cá xa bờ của Chính phủ, trong 2 năm 1998-1999 Lập Lễ đã tiếp nhận vốn đầu tư đóng mới 8 tàu có công suất lớn hơn, ngư dân cũng chuyển dần sang nghề khai thác vó Mực kết hợp ánh sáng điện. Từ thời điểm đó nghề ngư của xã đã bắt đầu hồi sinh, phát triển...

Từ năm 1998-2000 xã đóng mới được trên 200 tàu đánh cá xa bờ, nhờ đó sản lượng khai thác tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt những vụ cá từ năm 2000-2005 đạt từ 8000 tấn đến 35.000 tấn có năm đạt 40.000 tấn. Sản lượng này đã được duy trì tốt những năm sau đó. Năm 2017-2018 với sự góp mặt của những con tàu được đóng mới công suất lớn, hiện đại nên những chuyến đi biển dài ngày có nhiều tàu thu lãi từ 500 triệu – 2 tỷ đồng. Nhờ đó, ngư dân Lập Lễ đã cơ bản hoàn trả vốn cho ngân hàng, vươn lên làm giàu bằng nghề đánh bắt xa bờ. Đây là thời điểm “hoàng kim” của ngư dân Lập Lễ.

Khi thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ đã giúp giải quyết cơ bản vấn đề khó khăn về vốn, xã đầu tư đóng mới 28 tàu cá trong đó có 10 tàu vỏ thép công suất từ 700cv đến trên 1000 cv, đi biển được dài ngày nên hiệu quả khai thác tăng lên. Một số hộ ngư dân mặc dù không được đầu tư vốn để đóng tàu theo Nghị định 67 cũng tự huy động các nguồn vốn và vay vốn ngân hàng đóng mới hơn 30 tàu cá có giá trị đầu tư từ 10 đến 15 tỷ đồng/ tàu. Năm 2023 xã đã có đội tàu đánh bắt cá xa bờ được trang bị khá hiện đại, với 376 chiếc (từ 6-12m: 34 chiếc; 12-15m: 112 chiếc; trên 15m: 230 chiếc) cùng đội ngũ ngư dân giàu kinh nghiệm sản xuất đủ điều kiện phục vụ đánh bắt dài ngày trên biển.

Bên cạnh đội tàu khai thác, nghề dịch vụ hậu cần nghề cá cũng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng như: xưởng sản xuất đá tại Bến, bè cá, tổ thu gom sản phẩm, tàu hậu cần...số lao động nghề cá hiện có 2500 người, huy động lao động từ các xã bạn, trong thành phố và các tỉnh khác với mức thu nhập từ 10-12 triệu đồng/ người/ tháng...Đi với đó, nhiều lớp học Máy trưởng, thuyền trưởng đã được tổ chức nhằm nâng cao tay nghề cho ngư dân vươn khơi...

Mặc dù lực lượng tàu đánh bắt xa bờ của LTĐ - Nam Triệu đã một thời được coi là khá hùng mạnh. Tuy nhiên, thực trạng trong khoảng 3 năm trở về đây đang gặp phải rất nhiều khó khăn, bất cập, bế tắc, tiềm ẩn nguy cơ đi xuống nếu không kịp thời có những giải pháp mạnh để tháo gỡ....

Gặp ông Đinh Văn B- 51 tuổi, một ngư dân quê Lập Lễ đã có truyền thống 3 đời gia đình làm nghề khai thác thủy sản trên biển, vừa từ ngư trường đảo Bạch Long Vĩ trở về, ông đại diện cho đông đảo Bà con ngư dân trong LTĐ - Nam Triệu chia sẻ với chúng tôi:

Ông là 1 trong 8 ngư dân đầu tiên ở xã Lập Lễ năm 1998 được nhận đầu tư vốn từ chương trình “đánh cá xa bờ” của Chính phủ, đóng tàu lớn hơn để chuyển đổi phương pháp đánh bắt thô sơ sang đánh bắt Vó mực kết hợp với ánh sáng, đã có những giai đoạn sản lượng khai thác đạt rất cao. Tuy nhiên, từ năm 2020 cho đến nay, sản lượng khai thác của ngư dân Lập Lễ nói riêng và ngư dân các tỉnh nói chung trên khu vực ngư trường Vịnh Bắc bộ đã giảm sút khá trầm trọng, nhiều hộ ngư dân trong đó chiếm khá nhiều là những hộ đóng tàu bằng nguồn vốn Nghị định 67 do đi khai thác liên tục bị lỗ lên đã phải nằm bến hoặc khai thác cầm chừng. Nhiều tàu của ngư dân khi hết “ con nước đánh bắt” đã không dám quay về bờ mà đành neo đỗ quanh khu vực đảo Bạch Long Vĩ hoặc Cát Bà để chờ “con nước mới” vì đi lại tốn kém nhiên liệu...có nhiều hộ đang đứng trước nguy cơ phá sản do thua lỗ không trả được nợ...mà nguyên nhân cơ bản là nguồn hải sản đã và đang dần cạn kiệt do môi trường biển khu vực ngư trường Vịnh Bắc bộ đang hàng ngày bị hủy diệt do khai thác tận diệt, điều đó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng khai thác hải sản của bà con ngư dân trước mắt mà trong tương lai cũng sẽ không còn để khai thác....nếu tình trạng khai thác này tiếp diễn thì vùng biển vốn rất giàu nguồn lợi hải sản này sẽ trở thành “vùng biển chết..”... Đây là điều đau xót và đáng lo sợ nhất không phải của riêng Bà con ngư dân chúng tôi.... Trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã chứng kiến các lực lượng thực thi pháp luật trên biển tăng cường ngăn chặn, bắt giữ, xử lý theo qui định của pháp luật đối với các tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển và những tàu của ngư dân trong nước vi phạm về dùng các biện pháp khai thác kiểu “tận diệt” trên vùng biển Vịnh Bắc bộ, tuy nhiên cũng mới chỉ hạn chế được phần nào...

Về những thực trạng này, Chủ tịch UBND xã Lập Lễ Phạm Văn Khải, cho biết: Chính quyền địa phương đã nắm được, nguyên nhân dẫn đến việc nguồn hải sản trên ngư trường dần cạn kiệt, môi trường biển bị hủy hoại đầu tiên phải nói đến là do nhiều tàu của nước ngoài có công suất lớn đi sâu vào vùng biển Bạch Long Vĩ - Hải Phòng, vùng biển Ninh Cổ -Nam Định để đánh bắt liên tục, kể cả mùa cá sinh sản và dùng các phương pháp đánh bắt “tận thu- tận diệt”, đi với đó không ít những tàu của một số ngư dân trong nước ( đặc biệt đội tàu chã cào điện ở một số tỉnh phía Nam) cũng áp dụng những phương pháp khai thác mang tính “tận diệt” không kém, cụ thể như dùng lưới lồng, hoá chất, thuốc nổ, Vó điện, chã điện, vó có mắt lưới nhỏ (thay vì lưới có mắt lớn như trước đây) để tận thu, bắt các loại hải sản từ Tép đến mực con mới nở; cá mới nở...Đặc biệt, trước đây tại vùng biển xung quanh đảo Bạch Long Vĩ ở độ sâu đáy biển khoảng trên dưới 7 mét nước, thảm thực vật (rong biển) mọc dày đặc, là môi trường cho các loại hải sản sinh sản, phát triển, nhất là Bào Ngư ( một loại hải sản - đặc sản biển đặc trưng của vùng biển này) phát triển rất tốt. Trước đây ngư dân chỉ lặn xuống khoảng 5-7 mét nước là bắt được Bào Ngư. Nhưng khoảng 2 năm trở lại đây gần như không còn Bào Ngư để bắt nữa và cũng gần như không còn rong biển...việc rong biển không phát triển được cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại hải sản mất dần.....

Hiện nay, bà con ngư dân nói chung và ngư dân xã Lập Lễ nói riêng rất mong mỏi Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và thành phố sớm chấn chỉnh lại nghề khai thác cá, tăng cường quản lý vùng biển đảo để duy trì, phát triển nguồn lợi thủy sản, có thêm những cơ chế đặc thù, ưu đãi tạo điều kiện để bà con ngư dân yên tâm sản xuất, duy trì, phát triển đội tàu đánh cá xa bờ ngày càng lớn mạnh, người nuôi trồng thủy sản sớm nhận được những chính sách hợp lý về vốn để sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xây dựng đất nước và thành phố

Trong báo cáo của địa phương tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháng 4/2024 tại xã cho thấy , số hộ ngư dân tiếp nhận đóng tàu theo nghị định 67 do sản lượng khai thác thấp nên không trả được lãi và gốc, mà họ chỉ trả được vốn đối ứng huy động theo tỷ lệ, nhiều hộ phải bán nhà, nhiều tàu phải đỗ bến từ 5-10 tháng nay, các hộ dịch vụ cũng vô cùng khó khăn, có hộ phá sản do đầu tư vào cho đội tàu nhưng các chủ tàu không trả được vốn đầu tư. Đặc biệt từ năm 2022 mỗi tàu đánh bắt xa bờ trung bình lỗ từ 70-200 triệu đồng/ 1 chuyến đi biển, một số tàu đi vào vùng biển phía nam khai thác nhưng không có hiệu quả. Một số tàu sang vùng biển Trung Quốc đánh bắt thì bị bắt giữ, thu ngư lưới cụ và xử phạt. Nghề đánh bắt cá xa bờ của Lập Lễ hiện nay hết sức khó khăn, không tổ chức được lao động đi biển và không có vốn đầu tư xăng dầu, vật tư để sản xuất, nợ chủ đầu tư, dịch vụ kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nghề cá...

Địa phương đã có đề xuất và kiến nghị với các cơ quan Trung ương và thành phố một số vấn đề :

Đề nghị Bộ NN và PT NT và các cơ quan chức năng tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tàu nước ngoài xâm phạm vào vùng biển Việt Nam để đánh bắt cá, xử lý nghiêm các trường hợp đánh bắt cá bằng lưới cỡ nhỏ chã điện thuốc nổ, hóa chất, lưới lồng, chắn phớt ở vùng ngập mặn, cửa sông của tàu cá trong nước. Quy hoạch, quy định vùng cấm đánh bắt cá mùa sinh sản, bảo tồn các khu vực đặc dụng biển, các loại hải sản quý hiếm. Loại dần tàu cá nhỏ, đề nghị các lực lượng chức năng cần kiên quyết xử lý không cho các tàu cá không đảm bảo các qui định về đăng ký, đăng kiểm, các chứng chỉ theo yêu cầu hoạt động. Hỗ trợ chuyển nghề cho các hộ ngư dân nằm trong phạm vi cấm khai thác...

Đồng thời cần có chỉ đạo đồng bộ, kết hợp với các tỉnh, thành phố ven biển kiểm kê các hộ làm nghề vi phạm mà nhà nước cấm, có kế hoạch vận động người dân khai thác đúng quy định về nghề khai thác, vùng biển khai thác để tái tạo nguồn lợi thủy sản đang cạn kiệt hiện nay.

Đi với đó, đề nghị nhà nước cần tăng cường đầu tư kinh phí cho lực lượng chấp pháp trên biển, trong đó cũng cần quan tâm hỗ trợ (xăng dầu) cho các đội tàu đánh bắt xa bờ vì họ là những người luôn thường trực trên các vùng biển, là lực lượng phát hiện sớm những tàu nước ngoài vi phạm, sẵn sàng phối hợp với các lực lượng chấp pháp, chính qui bảo vệ môi trường biển, nguồn lợi thủy sản và chủ quyền biển đảo...

Về nghề nuôi trồng thủy sản, ông Nguyễn Đức Văn, Giám đốc HTX nuôi trồng thủy sản Mắt Rồng (1 trong 3 HTX nuôi trồng thủy sản của xã Lập Lễ ) cho biết: giai đoạn trước 2015 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của xã là 317 ha, trong đó có 220ha nuôi cá nước lợ; 97ha nuôi cá nước ngọt, hầu hết các hộ dân chỉ nuôi các loại thủy sản như Rô phi, cá Vược, tôm, cua, rau câu theo phương pháp quảng canh, năng suất thấp chỉ đạt 2-3 tấn/ha. Năm 2015 xã thành lập 3 HTX nuôi trồng thủy sản, các ao đầm được chia nhỏ, đưa các loại thủy sản có năng suất cao vào sản xuất nên năng suất tăng cao, đạt 15 tấn/ha. Hiện nay toàn xã còn 210 Ha ngoài đê, chuyên nuôi thủy sản nước lợ như Trắm đen, Vược..vv.. sản lượng trung bình đạt 50 tấn/ha và khoảng 100 ha trong đê nuôi cá nước ngọt .Tuy nhiên thời gian mấy năm gần đây nghề nuôi thủy sản cũng đã gặp nhiều khó khăn do giá cá giống, thức ăn tăng, vốn vay ngân hàng không đủ đáp ứng, đi với đó số lượng sản phẩm sản xuất ra có chiều hướng cung vượt cầu nên giá sản phẩm thấp đi. Đặc biệt, nhiều khu vực đầm nuôi thủy sản hiện đang vướng vào các qui hoạch không ổn định, không được gia hạn dẫn đến không được vay vốn ưu đãi nên phải liều đi vay vốn ngoài với lãi suất cao để duy trì sản xuất.

Điều mong muốn nhất của các hộ nuôi trồng thủy sản tại địa phương là : đề nghị thành phố xem xét lại các qui hoạch dự án, thông báo trước cho người dân về thời gian thu hồi nhất định để họ yên tâm đầu tư; tạo điều kiện cho người dân được vay vốn ưu đãi để sản xuất.

Được biết thành phố Hải Phòng đã cho triển khai thực hiện Nghị quyết 15 trong đó có những định hướng ưu đãi cho nghề nuôi trồng thủy sản nhưng thủ tục để thực hiện được hiện nay rất khó khăn phức tạp đối với các hộ dân chúng tôi....ông Văn chia sẻ...

Hải Thịnh - Quý Thương

Tin liên quan

Xây dựng danh mục nghề được khai thác tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm - Hội An

Xây dựng danh mục nghề được khai thác tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm - Hội An

LNV - Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm - Hội An vừa xây dựng danh mục các ngành nghề được phép hoạt động và dự kiến cho phép đăng ký khai thác thủy sản tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (dành cho ngư dân Cù Lao Chàm - xã đảo Tân Hiệp và đối với phương tiện tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 9m).
Hải Phòng: Kỳ họp thứ 19 (chuyên đề) HĐND thành phố khóa 16 dự kiến diễn ra vào ngày 17-9-2024

Hải Phòng: Kỳ họp thứ 19 (chuyên đề) HĐND thành phố khóa 16 dự kiến diễn ra vào ngày 17-9-2024

LNV - Chiều 15-8, các đồng chí: Nguyễn Văn Tùng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng và Phạm Văn Lập, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng đồng chủ trì hội nghị liên tịch chuẩn bị kỳ họp thứ 19 (chuyên đề) HĐND thành phố khóa 16, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

LNV - Nghệ nhân bàn tay vàng Nguyễn Thế Uy (sinh năm 1979), sinh ra và lớn lên tại làng đúc truyền thống thuộc xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng. Gia đình anh có 3 thế hệ làm nghề đúc nơi đây. Hiện anh làm Giám đốc Công ty TNHH MTV BK (trụ sở tại thôn Văn Cú, xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng),

Tin mới hơn

Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống

Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống

LNV - Bến Tre, xứ dừa xanh mướt của miền Tây Nam Bộ, không chỉ quyến rũ bởi cảnh sắc hữu tình mà còn nổi danh với nghề làm kẹo dừa truyền thống. Từng chiếc kẹo dừa thơm béo, ngọt ngào là kết tinh của thiên nhiên, văn hóa và lòng nhiệt huyết của người dân nơi đây.
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa

Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa

LNV - Với tuổi đời hơn 60 năm, làng nghề gốm Gia Thủy ở Ninh Bình kế thừa những tinh hoa của nghệ thuật tạo hình, mang đến cho người tiêu dùng những tác phẩm gốm đậm đà bản sắc văn hóa Việt.
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến

Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến

LNV - Hợp tác xã (HTX) Hoa Tiến, nằm tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, là biểu tượng của sự sáng tạo và nỗ lực bền bỉ trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa thổ cẩm truyền thống của người Thái. Được thành lập từ năm 2010, HTX không chỉ bảo tồn nghề dệt thổ cẩm lâu đời mà còn tạo nên một câu chuyện thành công, đưa các sản phẩm thủ công tinh xảo vươn ra thế giới.
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029

LNV - Sáng ngày 17/11, tại Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo (Phú Lương - Hà Đông). Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận   “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”

Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”

LNV - Cây hành tím với ưu điểm là dễ trồng, thời gian cho thu hoạch ngắn, ít sâu bệnh, nhẹ công chăm sóc,… hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, góp phần giải quyết việc làm, ổn định thu nhập, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ

Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ

LNV - Làng nghề nước mắm Gành Đỏ ở khu phố An Thạnh, phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu nổi tiếng từ bao đời nay. Với nguồn nguyên liệu đồi dào từ cá cơm, muối Tuyết Diêm ở vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông làm nên hương vị đậm đà đặc trưng nước mắm Gành Đỏ say đắm lòng người của vùng đất Phú Yên.

Tin khác

Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

LNV - Huyện Bá Thước, thuộc tỉnh Thanh Hóa, là một vùng đất giàu tiềm năng với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các làng nghề truyền thống đặc sắc. Đây là cơ hội để địa phương phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống

Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống

LNV - Là lực lượng chính trong lao động, sản xuất, với sự khéo léo, cần mẫn và tinh thần sáng tạo, phụ nữ là lực lượng không thể thiếu trong việc bảo tồn và phát huy các nghề truyền thống, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và văn hóa của địa phương.
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ

Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ

LNV - Làng gốm Gia Thủy, thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng của Việt Nam với lịch sử phát triển hơn 50 năm. Nơi đây lưu giữ và phát huy những tinh hoa của nghệ thuật làm gốm, từ khâu chọn đất, tạo hình, đến kỹ thuật nung gốm độc đáo. Các sản phẩm của làng không chỉ mang giá trị sử dụng cao mà còn thể hiện đậm nét văn hóa dân tộc, với hoa văn và kiểu dáng truyền thống.
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết

Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết

LNV - Khẳng định thương hiệu từ chất lượng sản phẩm, nước mắm Sa Châu, xã Giao Châu (Giao Thủy) đã trở thành đặc sản được lựa chọn làm quà biếu cho người thân, bạn bè trong mỗi dịp tết đến xuân về. Để kịp cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hiện nay các cơ sở sản xuất, hộ gia đình làm nghề tại xã Giao Châu đang tập trung cao cho vụ sản xuất với mong muốn vừa có một cái tết đủ đầy, vừa được chia sẻ món ngon quê hương với những mâm cơm tết ở nhiều miền quê, gia đình.
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới

Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới

LNV - Làng chiếu Định Yên, huyện Lấp Vò, (tỉnh Đồng Tháp) với hơn trăm năm lịch sử đã trở thành biểu tượng văn hóa đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Nơi đây, nghề dệt chiếu thủ công được gìn giữ qua bao thế hệ, từ cách nhuộm cói rực rỡ đến từng đường dệt tỉ mỉ, đã tạo nên những sản phẩm vừa bền đẹp, vừa chứa đựng tinh hoa của người Việt.
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội

Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội

LNV - Tối 6-11, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Đan Phượng, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi

Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi

LNV - Nằm yên bình bên dòng sông Đồng Nai, làng nghề làm đá Bửu Long, thuộc phường Bửu Long, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đã có lịch sử kéo dài hàng trăm năm. Tại đây, nhiều hộ gia đình vẫn miệt mài giữ gìn và phát triển nghề đá với niềm đam mê và tâm huyết. Nghề điêu khắc đá Bửu Long được xem là làng nghề thủ công lâu đời nhất của vùng đất Đồng Nai, nơi các nghệ nhân ngày đêm sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo từ đá, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống.
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên

Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên

OVN - Trải qua nhiều năm tháng, nghề nấu rượu mang thương hiệu Quán Đế vẫn được người dân tại xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên gìn giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với những nét đặc trưng riêng biệt vốn có.
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì

Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì

LNV - Đến “xứ mưa” Y Tý (huyện Bát Xát) hỏi thăm nhà ông Ly Giờ Lúy giỏi nghề đan mâm mây, từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng biết. Trong câu chuyện với người đường xa, họ còn không quên tấm tắc: Mâm mây của già Lúy đan đẹp lắm. Không chỉ đan cho nhà dùng, già còn làm bán cho bà con và khách du lịch nữa đấy!
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá

Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá

LNV - Nằm bên dòng sông Hồng thơ mộng, làng gốm Kim Lan đã trải qua hàng trăm năm lịch sử, ghi dấu ấn đậm nét trong bức tranh văn hóa Việt Nam. Với đôi bàn tay khéo léo và tâm hồn nghệ sĩ, những người thợ gốm Kim Lan đã tạo ra những tác phẩm tranh gốm độc đáo, mang đậm dấu ấn truyền thống.
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến

Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến

Tháp Thần Nông ở Bắc Ninh, biểu tượng cho vị thần của nền văn minh lúa nước, được ghép bởi 1.012 cối đá xếp vòng ngoài, bên trong là khung cột bê tông kiên cố. Tháp được thiết kế theo hình hạt lúa, dựng thẳng đứng vừa mới được xác lập kỷ lục thế giới. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kỹ thương Đông Đô đã vinh dự nhận bằng công nhận này và trong quá trình điêu khắc tháp này, có sự góp công sức của nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến.
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk

Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk

LNV - Buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, nghề làm gốm cổ đang đứng trước nguy cơ lụi tàn. Đây từng là cái nôi của nghề gốm truyền thống, nhưng hiện tại chỉ còn lại rất ít nghệ nhân kiên trì với nghề, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu

Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu

LNV - Thôn Mão Cầu, xã Hồ Tùng Mậu, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên được biết đến với nghề truyền thống làm nón lá hơn 70 năm. Hiện nay, cùng với sự ra đời của nhiều sản phẩm che nắng, che mưa, làng nghề làm nón đứng trước nhiều thách thức mới. Thế nhưng vẫn còn đó những con người cần mẫn cố gắng gìn giữ nghề quê hương.
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình

Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình

LNV - Bảo tàng Ninh Bình trưng bày chuyên đề nghề thủ công truyền thống và chương trình trải nghiệm nghề cói Kim Sơn, giới thiệu các làng nghề tiêu biểu của tỉnh
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống

Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5596/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới

Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới

LNV - Với mục tiêu đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá nghề dệt lụa truyền thống, tăng cường các hoạt động du lịch, giới thiệu đến du khách các hoạt động ngành nghề đa dạng của địa phương, chiều ngày 22-11, Ủy ban Nhân dân phường Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP Hà Nội) tổ chức Hội nghị thông tin về công tác tổ chức tuần văn hóa du lịch thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia

LNV - Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn K
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

LNV - Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ) thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

LNV - Thời gian qua, các dự án, tiểu dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định thực hiện thành công đều có sự đóng góp đáng ghi
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia

Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia

LNV - Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận bảo vật quốc gia hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hoá
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động