Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận: Nâng cao giá trị nghề dệt truyền thống quê hương Mỹ Đức
Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận “bén duyên” với việc sử dụng nguyên liệu tơ sen để dệt rất tình cờ. Truyền thống của gia đình bà từ trước tới nay chỉ dùng sợi tơ tằm để dệt vải. Đến năm 2016, bà được Viện Kinh tế sinh thái Việt Nam (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) đề nghị phối hợp thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống lá sen” với sự hợp tác của một số nghệ nhân Myanmar.
Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận thực hiện công đoạn se tơ từ cuống sen.
Theo bà Thuận, các công đoạn tạo ra sợi tơ sen đều rất cầu kỳ và tỉ mỉ. Cuống sen sau khi được ngắt trực tiếp từ đầm phải rửa qua 2 lớp nước để làm sạch bùn và gai. Cuống sạch thì tơ mới sạch và đẹp. Để lấy được tơ sen, bà dùng dao khứa xung quanh cuống sen, rồi dùng tay vặn và kéo tơ, đồng thời vê cho sợi tơ sen tròn lại. Nếu cắt quá sâu sẽ làm đứt luôn phần sợi tơ bên trong cuống sen nên đòi hỏi đôi bàn tay người nghệ nhân phải rất khéo léo. Sau đó, tơ sen được đưa vào máy se rồi mắc lên trục con thoi để dệt thành sợi ngang.
Sau 6 tháng (từ tháng 1 đến tháng 7/2017) miệt mài vừa nghiên cứu và thực hành, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã cho ra lò những chiếc khăn quàng cổ đầu tiên được sản xuất từ sợi tơ của sen, mang mùi thơm rất đặc trưng, nhẹ nhàng tinh khiết của hương sen. Để dệt một chiếc khăn quàng cổ dài 1,7m, chiều ngang 25cm, phải cần tới 4.800 cuống sen. Như vậy, một chiếc khăn quàng ngót nghét mất gần 1 tháng trời, vì vậy sản phẩm từ tơ sen có giá thành cao hơn tơ tằm rất nhiều.
Mong ước của Nghệ nhân Phan Thị Thuận không chỉ dừng lại ở việc sản xuất khăn quàng cổ mà bà còn muốn sản xuất những chiếc áo dài truyền thống từ tơ sen, mang đậm sự tinh túy của chiếc
áo dài Việt Nam.
Công đoạn dệt từ sợi tơ Sen.
Sau khi sản xuất thành công tơ sen, đã có rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước tìm đến với cơ sở dệt của bà Thuận để đặt hàng. Nhưng việc sản xuất tơ sen lại rất công phu và mất rất nhiều thời gian, nên bà rất cần nguồn nhân lực để sản xuất ra các sản sẩm dệt từ tơ sen. Hiện nay cơ ở sản xuất của bà chỉ có 20 công nhân nên nguồn hàng sản xuất ra chưa đủ để cung cấp cho nhu cầu khách hàng.
Bà Thuận tâm sự, bà luôn mong muốn mở rộng mô hình sản xuất theo cách đào tạo trực tiếp cho những người trồng sen biết cách rút tơ sen, từ đó cung cấp nguyên liệu cho cơ sở dệt của bà. Đến nay, nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận vẫn đang tiếp tục đào tạo và phát triển diện tích trồng sen và hướng dẫn người lao động rút sợi tơ sen để mở rộng quy mô sản xuất.
Huyện Mỹ Đức cũng đã hỗ trợ đăng ký sản phẩm độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ cũng như làm chỉ dẫn địa lý Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Đây sẽ là hướng đi mới trong việc tạo công ăn việc làm cho những lao động nhàn rỗi, cũng như người dân trồng sen trên địa bàn.
Để chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Mỹ Đức lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận làm 02 bức tranh lụa sen để tặng huyện ủy Mỹ Đức. Ý tưởng bức tranh thứ nhất là bông hoa sen ở trong cái vòng tròn, bên dưới là một cái đầm sen. Bức tranh thứ hai, nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận muốn nói về huyện Mỹ Đức là một vùng đất phật, nơi có danh lam thắng cảnh Hương Sơn (Chùa Hương); nơi Bà Chúa Ba tu hành đắc đạo, có suối Yến, dòng sông Đáy thơ mộng, một vùng đất bồi ven sông trồng dâu nuôi tằm, với sự phát triển của nghề truyền thống lụa tơ tằm, lụa tơ sen nức tiếng gần xa.
Bài và ảnh: Thúy Hồng
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Dân làng Canh Tiến phấn khởi đón điện lưới quốc gia
10:19 Nông thôn mới

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Giang: Du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống ở Hà Giang
10:09 Du lịch làng nghề

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 30/4
10:07 Tin tức