Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 24°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 22°C Thừa Thiên Huế

Nghệ nhân Quốc gia Đào Trọng Cường – Người “thổi hồn” cho tranh đá quý

LNV - “Mỗi tác phẩm của tôi làm ra không chỉ là sự chắt chiu, chứa đựng của một cuộc hành trình thỏa mãn niềm đam mê khám phá cái đẹp của ngọc và đá mà nó còn chứa đựng cả khổ đau, hạnh phúc của một cuộc đời. Tranh của tôi có một lối đi riêng bởi nó được làm ra từ thăng hoa cảm xúc của con người và bằng tinh hoa đích thực của thiên nhiên” – Đó là những chia sẻ của Nghệ nhân quốc gia Đào Trọng Cường.
Hành trình khởi nghiệp gian nan

Ít ai có thể ngờ rằng, trước khi trở thành nghệ nhân đá quý, ông Đào Trọng Cường đã từng trải qua các nghề như: nghề sửa chữa đồ điện tử, thợ sửa nồi hơi trong nhà máy cơ khí, rồi làm nghề ép lốp xe đạp, công nhân nấu xà phòng… Dù nỗ lực cố gắng, nhưng cũng chỉ đủ ăn hoặc đã từng có lúc ông gặp thất bại.

Cuối những năm 80 - đầu 90 của thế kỷ trước, trong quá trình theo chân những người đi tìm vận may lên vùng mỏ đá quý Lục Yên, ông Đào Trọng Cường chứng kiến cảnh hàng ngàn người hì hục lao công trong những hầm mỏ nguy hiểm mà đá quý tìm được lại rất hiếm, chủ yếu là đá chưa đủ tiêu chuẩn để làm đồ trang sức.

Nghệ nhân quốc gia Đào Trọng Cường chia sẻ về tranh đá quý

Mất khoảng 6 năm là quãng thời gian mà ông Đào Trọng Cường miệt mài tìm hiểu, học hỏi về nghề tranh đá quý.


Nhiều năm như vậy, đá quý Lục Yên xuất thô với giá rẻ mạt mà không mấy ai quan tâm mà nước ngoài lại thu mua, vậy họ mua để làm gì? Có thể đá quý Lục Yên bán đi không đúng với giá trị của nó? Ông đem những thắc mắc đó hỏi các thương nhân nhưng đều không nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Đến năm 1995, ông Đào Trọng Cường mới có cơ hội cùng thương nhân buôn đá quý sang Thái Lan, nhân một Hội chợ Thương mại, may mắn, ông đã tìm được câu trả lời. Hóa ra, các thương nhân Thái Lan mua đá quý Lục Yên về để chế tác thành tranh. Ông đã không ngần ngại bỏ hết số tiền tự có để mua 10 bức tranh đá quý về.

Khi về nước, ngay lập tức ông dồn sức nghiên cứu kỹ nghệ làm tranh và bắt tay làm. Bao nhiêu lần làm hỏng, đổ đi, lại làm lại. Ông đã không ngại đập nát từng bức tranh mua về từ Thái Lan, vo vụn để nghiên cứu.

Sau đúng 1.500 ngày đêm chong đèn đục đẽo, phân tích, lại gắn, lại phân tích… cuối cùng ông cũng biết được loại keo dính mà người Thái đã dùng. Khoảng 6 năm là quãng thời gian mà ông Đào Trọng Cường miệt mài tìm hiểu, học hỏi về nghề tranh đá quý.

Trở thành “ông tổ” nghề tranh đá quý

Bằng sự vươn lên trường kỳ không biết mệt mỏi và bằng ý chí phi thường, ông Đào Trọng Cường từ một người kinh doanh lận đận đến nay đã “bén duyên” thành một doanh nhân thành đạt, người khai sáng ra chuyên ngành nghệ thuật mới: tranh cẩn ngọc.

Năm 2000, ông hoàn thành những bức tranh ưng ý với nguyên liệu hoàn toàn là đá quý Lục Yên. Khi biết làm tranh rồi, nhìn thấy những người dân cả đời sống trên đá quý mà vẫn nghèo, ông Đào Trọng Cường lại nuôi ý tưởng phát triển một nghề mới để người dân có việc làm, có thu nhập ổn định và nguồn tài nguyên quý giá của Lục Yên không còn chịu cảnh xuất thô với giá rẻ mạt. Ông đã mở xưởng, tìm thợ, vừa làm vừa mày mò hoàn thiện nghề tranh đá.

Ngày 6/11/2002, ông Đào Trọng Cường tổ chức một cuộc Triển lãm Tranh đá quý tại Hà Nội tạo được tiếng vang. Nhiều người lần đầu tiên biết đến một chất liệu hội họa và một nghề mới, nghề làm tranh đá quý ở Việt Nam. Những bức tranh đá quý do ông làm ra ngày càng được thị trường đón nhận rộng rãi.

Ông Đào Trọng Cường đã hoàn thành những bức tranh ưng ý với nguyên liệu hoàn toàn là đá quý Lục Yên


Năm 2006, ông được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân quốc gia. Cũng trong năm này, ông mở triển lãm tranh đá quý với 300 bức cỡ hoành tráng.

Những tác phẩm như: Bác Hồ kính yêu, Bình minh, Khát vọng, Tranh Đông Hồ, Chùa Một Cột,… đã trở thành những tác phẩm bất hủ trong sự nghiệp của Đào Trọng Cường cũng như của làng tranh đá quý Việt Nam, giúp ông giành được hàng loạt giải thưởng danh giá như Tinh hoa Việt Nam…

Không chỉ thành công trong sự nghiệp, nghệ nhân quốc gia Đào Trọng Cường còn được biết đến là một nghệ sĩ, doanh nhân chăm chỉ tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Tác phẩm Bình Minh của ông bán được hơn 21.000 đô la Mỹ, được ông ủng hộ cho các cựu chiến binh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Tác phẩm Ngày nay được bán với giá 9.000 đô la, được ông ủng hộ cho các nạn nhân chất độc màu da cam. Hay như tác phẩm Ba miền được bán với giá 1,83 tỷ đồng, được ông ủng hộ toàn bộ cho quỹ Vì người nghèo.

Mới đây nhất nghệ nhân Đào Trọng Cường đã trao tặng cho Bộ Ngoại giao bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh để bày tỏ lòng biết ơn của những họa sĩ đương đại với công lao to lớn của vị cha già dân tộc.

Ông đã dành thời gian 6 tháng để hoàn thành bức tranh quý có kích cỡ 1m54 x 2m76. “Để hoàn thành bức tranh này, tôi cũng khá vất vả, bởi vì đá quý không thể xóa được như bột màu, sơn dầu. Tôi đã dùng đá quý như sapphire, thạch anh, đá nguyên sơ, bột đá quý để thành màu bức tranh vừa chân thật, vừa bền vững với thời gian”, nghệ nhân Quốc gia Đào Trọng Cường chia sẻ.

Nghệ nhân Quốc gia Đào Trọng Cường được ghi nhận là người khai sáng ra nghề cẩn ngọc tại Việt Nam. Ông đã được Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội ghi nhận bằng các danh hiệu: Nghệ nhân Quốc gia, Nghệ nhân Bàn tay vàng; Giải thưởng Sao vàng đất Việt; Giải Ngôi sao Việt Nam; Giải thưởng Chất lượng cao; Giải thưởng Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Vinh danh “Nhà Công thương Việt Nam xuất sắc”…

Ông còn được biết đến qua các hoạt động văn hóa, xã hội, ngoại giao. Tiêu biểu là việc tặng những bức tranh được cẩn nạm bằng đá quý chân dung các vị Nguyên thủ các quốc gia dự Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Việt Nam 2006; Chân dung các vị lãnh tụ, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; Chủ tịch Cuba Phidel Casstro; Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Việt nam dự diễn đàn an ninh khu vực Asean (ARF) năm 2010, Chủ tịch tập đoàn Microsoft Bill Gate cùng nhiều doanh nhân lịch sử trong và ngoài nước.

Hơn hai mươi năm trôi qua, nghệ nhân Quốc gia Đào Trọng Cường luôn giữ được lối đi riêng bằng chữ tín, chữ tâm, bằng bản lĩnh, trí tuệ, sự chịu đựng, quyết tâm học hỏi và trau dồi tri thức của một người làm nghề chân chính. Với đôi bàn tay tài hoa cùng trí thông minh, sáng tạo, nghị lực vươn lên mạnh mẽ, ông đã viết lên câu chuyện cổ tích của một người nghệ sĩ luôn chứa chan sự đẹp đẽ, phóng khoáng trong con người và tác phẩm.

Huyền Chi/TH&PL

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

LNV - Nghề sản xuất nón lá trên địa bàn xã Nhơn Mỹ có từ rất lâu đời gắn với làng nghề truyền thống nón lá Gò Găng của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Làm thế nào để bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với du lịch là những trăn trở của lãnh đạo xã Nhơn Mỹ hiện nay.
Huyện Phú Xuyên từng bước khai thác tiềm năng du lịch làng nghề

Huyện Phú Xuyên từng bước khai thác tiềm năng du lịch làng nghề

LNV - Những năm gần đây, huyện Phú Xuyên tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông để từng bước khai thác lợi thế tiềm năng các điểm du lịch làng nghề, quảng bá sản phẩm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả

Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả

LNV - Bạc Liêu – mảnh đất miền Tây Nam Bộ không chỉ nổi tiếng với những giai điệu cải lương sâu lắng hay lòng hiếu khách chân tình, mà còn được biết đến với những cánh đồng muối trắng tinh trải dài tít tắp. Nghề làm muối nơi đây không chỉ là nguồn sống của bao thế hệ mà còn là biểu tượng đặc trưng, gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa và kinh tế của người dân vùng biển.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Tài hoa của nghệ nhân

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Tài hoa của nghệ nhân

LNV - Làng lụa Vạn Phúc, nằm bên bờ sông Nhuệ hiền hòa thuộc quận Hà Đông, Hà Nội, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam. Với lịch sử hơn 1.000 năm, nơi đây không chỉ là cái nôi của nghề dệt lụa mà còn là biểu tượng văn hóa, thể hiện sự tinh tế và tài hoa của người thợ làng nghề Việt Nam.
Bến Tre: Ý tưởng điêu khắc độc đáo từ cây, trái quê hương

Bến Tre: Ý tưởng điêu khắc độc đáo từ cây, trái quê hương

LNV - Với đam mê điêu khắc cùng nguồn nguyên liệu sẵn có, anh Bùi Văn Ngưng (SN 1981) đã tạo nên nhiều sản phẩm độc đáo từ những gốc cây, trái dừa khô,... có giá trị kinh tế, thẩm mỹ cao. Đặc biệt, tác phẩm “Đĩa Trái Cây Ngũ Quả” của anh còn được trưng bày tại Vòng xoay Ngã Năm (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), thu hút không ít du khách đến tham quan.
Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết

Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết

LNV - Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang cận kề, các nhà vườn trồng mai trên địa bàn thị xã An Nhơn - nơi thủ phủ mai vàng lớn nhất miền Trung tất bật đưa mai ra chào khách với những tác phẩm đẹp, lạ, độc đáo thỏa mãn thú chơi mai của thượng đế.

Tin khác

Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân Đào Thanh Hảo, Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới

Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới

LNV - Nhân dịp chào Xuân Ất Tỵ 2025, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam NGUT Trịnh Quốc Đạt đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam về những thành quả của Hiệp hội trong năm vừa qua và những hoạt động nổi bật trong năm mới 2025.
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết

Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết

LNV - Những năm gần đây, những loại trái cây độc, lạ như dừa dát vàng, bưởi hồ lô, bưởi đỏ tiến vua... thường được nhiều người lựa chọn để bày mâm ngũ quả ngày Tết, khiến cho mặt hàng này trở nên hút khách mỗi dịp cuối năm.
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Festival nghề muối Việt Nam

Festival nghề muối Việt Nam

LNV - Festival nghề Muối Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 6-8/3/2025 tại Bạc Liêu với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.”
Giữ lửa nghề tò he Xuân La

Giữ lửa nghề tò he Xuân La

LNV - Thôn Xuân La, một làng quê yên bình thuộc huyện Phú Xuyên, Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với nghề nặn tò he truyền thống. Nơi đây, những bàn tay khéo léo của người nghệ nhân đã thổi hồn vào những khối bột đơn sơ, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật sống động, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam

Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam

LNV - Làng nghề đúc đồng Đại Bái, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, từ lâu đã trở thành một biểu tượng văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Đây là một ngôi làng nổi tiếng với nghề đúc đồng truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay làng Đại Bái không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm đúc đồng tinh xảo mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Quảng Ngãi:  Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

LNV - Xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, (tỉnh Quảng Ngãi) từ lâu được biết đến là làng nghề chuyên sản xuất các loại bánh truyền thống, không những phục vụ trong tỉnh mà còn được đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành khác. Ngoài bánh mì xốp, nơi này còn có những lò sản xuất bánh nổ, bánh thuẫn. Dẫu không còn nhiều hộ sản xuất như thời hưng thịnh, nhưng những sản phẩm từ nơi đây vẫn được duy trì phát triển và có vị trí trên thị trường.
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

LNV - Nghệ An là một tỉnh có nhiều nghề thủ công truyền thống. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển thăng trầm của lịch sử. Xuất phát từ việc tranh thủ khoảng thời gian nông nhàn trong sản xuất, đồng thời tận dụng nguồn nguyên vật liệu tại địa phương, người nông dân đã làm ra các sản phẩm thủ công nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chính bản thân, gia đình. Dần dần, việc sản xuất các sản phẩm thủ công được phát triển và chuyên môn hóa.
Làng xôi Phú Thượng

Làng xôi Phú Thượng

LNV - Ẩn mình bên bờ Tây Hồ, làng Phú Thượng, thuộc quận Tây Hồ (Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm xôi truyền thống đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Được mệnh danh là "làng xôi", Phú Thượng không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp bình yên của làng quê mà còn bởi những món xôi độc đáo với hương vị đặc biệt.
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết

Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết

LNV - Làng Thế Chí Tây xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, (tỉnh Thừa Thiên - Huế) được UBND tỉnh công nhận là Làng nghề mai cảnh vào cuối năm 2018. Tháng 12/2021, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ công nhận nhãn hiệu tập thể “Làng nghề truyền thống mai cảnh Thế Chí Tây”. Hiện nay, Làng nghề mai cảnh đang được phát triển và ngày càng phong phú, đa dạng hơn.
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

LNV - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Khoái Châu, một vùng trồng nhãn trọng điểm, có diện tích lớn nhất tỉnh Hưng Yên, chàng trai trẻ Trần Minh Đức luôn tự hào về một loại trái cây ngon nức tiếng một vùng xưa nay của quê hương mình. Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây rất thích hợp cho sự phát triển của cây nhãn. Đặc biệt là giống nhãn lồng được xem sản vật “tiến vua” nổi tiếng mà không nơi nào sánh được.
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo - Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
18 điểm du lịch gắn với làng nghề   và làng nghề truyền thống

18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Theo Sở NN&PTNT HàNội, thành phố Hà Nội có 2 môhình làng nghề truyền thống đã áp dụng thành công mô hình phát triển làng nghề truyền thống, ditích văn hóa gắn với du lịch nổitiếng, là: Làng gốm sứ Bát Tràngvà làng lụa Vạn Phúc.
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết

Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết

LNV - Những ngày này, nhiều tuyến đường quê ở làng chiếu Định Yên huyện Lấp Vò, (tỉnh Đồng Tháp) được nhuộm vàng, nhuộm đỏ bởi những bó lát dệt chiếu, báo hiệu mùa sản xuất Tết rộn ràng đang về.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc

Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc

LNV - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng tin tưởng với sự đoàn kết, nhất trí, sự đồng tâm, sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đưa Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc,
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025

Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025

LNV - Sáng 5/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1, thảo luận cho ý kiến về tình hình kinh tế-xã hội tháng 1 và triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, xây dựng kịch bản tăng trưởng của các
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

LNV - Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao

Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao

LNV - Lực lượng Người có uy tín của tỉnh Quảng Ngãi được xem là cầu nối quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, họ tích cực tham gia vào các phong trào thi đua phát triể
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

LNV - Nghề sản xuất nón lá trên địa bàn xã Nhơn Mỹ có từ rất lâu đời gắn với làng nghề truyền thống nón lá Gò Găng của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Làm thế nào để bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với du lịch là những trăn trở của lãnh đạo xã Nhơn Mỹ h
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động