Nghệ nhân hơn 35 năm miệt mài vẽ tranh trên kính
Trước đây, ông Phạm Hồng Vinh vốn làm nghề làm gốm sứ và kính, đến năm 1990 thì ông nghiên cứu ra công nghệ đá mài kính giúp tạo ra sản phẩm mới có tính nghệ thuật cao đó là tranh kính. Từ đó đến nay, ông đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu và phát triển nghề làm tranh kính ngày càng phổ biến.
![]() |
NNƯT Phạm Hồng Vinh với những sản phẩm tranh kính nghệ thuật độc đáo |
Theo ông Vinh, ở trên thế giới, tranh kính đã xuất hiện từ lâu và được ưa chuộng trong kiến trúc nhà thờ và các lâu đài. Còn ở Việt Nam, tranh kính manh nha xuất hiện vào thời nhà Nguyễn với các tranh vẽ vào kính. Cho đến tận đầu thế kỷ 20, vẽ tranh kính cũng phát triển nhưng chỉ được một thời gian thì mai một và dần trở thành nghề in màu trên kính, in sơn trên kính. Còn nghề điêu khắc trên kính của ông Phạm Hồng Vinh không chỉ là vẽ màu trên kính mà còn điêu khắc tạo thành khối phù điêu sau đấy tô màu bằng men màu ceramic và đưa các công nghệ gia công bề mặt kính. Năm 2003, ông Phạm Hồng Vinh thành lập Công ty CP kính nghệ thuật Coba và lấy tên Vinh Coba để quảng bá sản phẩm.
Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh chia sẻ: “Đây được xem là một nghề tương đối mới ở Việt Nam nên để phát triển được, tôi phải liên tục nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm. Đồng thời kết hợp với máy móc và công nghệ mới sản phẩm vừa mang tính thủ công nhưng vẫn thể hiện tính hiện đại. Tranh kính sử dụng màu đặc biệt và phải qua lò nung để tạo nên sản phẩm bền đẹp trong mọi điều kiện về thời tiết, về môi trườn. Ưu điểm tuyệt vời của tranh kính là trong suốt, thấu quang và hiệu quả khi sử dụng cho công trình từ nội đến ngoại thất, từ nơi ẩm ướt cho đến những nơi cao nóng, phù hợp cả trong kiến trúc hiện đại, cổ điển…”
Vì đây là một nghề mới nên để phát triển thị trường thì NNƯT Phạm Hồng Vinh đã tìm cách xây dựng uy tín bằng việc thể hiện tài năng nghệ thuật qua mỗi công trình. Từ đó, tranh kính nghệ thuật được nhiều người biết tới và tin tưởng để ông Vinh thực hiện. Đến nay, NNƯT Phạm Hồng Vinh đã thực hiện tranh kính cho hơn 80 nhà thờ ở TP Hà Nội và khu vực phía Bắc.
![]() |
Nghệ thuật tranh kính thể hiện tài năng của người nghệ nhân biến những tấm kính đơn thuần thành tác phẩm nghệ thuật |
Ông Vinh đã tự tìm tòi nghiên cứu sáng chế cách mài tay trên kính phẳng (năm 1991), chế tạo ra máy phun cát mờ trên kính, khắc tranh kính bằng máy phun cát (1994), sáng chế cách hóa mờ cho sản phẩm kính phalê (năm 1996), điêu khắc trên gương vệ sinh, chống mờ ố (1997), nghiên cứu sản phẩm thớt kính đa năng (năm 2006)… Ông Vinh đã đăng ký bản quyền công nghệ và được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc quyền sáng chế vào năm 2011. Để khẳng định chất lượng sản phẩm, từ năm 2019, Vinh Coba đã tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và được UBND Thành phố Hà Nội công nhận hơn 30 sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao và 4 sao. Năm 2021, ông Vinh mang tác phẩm sáng chế tranh kính đi tham dự Cuộc thi sáng chế Quốc tế ở Liên bang Nga và đã đạt Huy chương Vàng.
Bên cạnh những thành tựu thì tranh kính Vinh Coba cũng phải đối mặt với nhiều giai đoạn khó khăn như vào năm 2012, đó là thời kỳ bất động sản và ngành xây dựng chững lại thì đơn đặt hàng gần như vắng bóng. Trong khi đó, để giữ nghề và duy trì đội ngũ nhân sự thì Vinh Coba đã phải rất nỗ lực quyết tâm bám nghề. Những lúc càng khó khăn thì tinh thần không dừng bước càng nâng cao, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh càng tìm tòi để nghiên cứu thêm nhiều dòng sản phẩm, mở rộng thị trường.
Độc đáo tranh kính nghệ thuật Vinh Coba
Vinh Coba không chỉ thi công kính ở các công trình mà còn đa dạng hóa sản phẩm có tính ứng dụng cao trong đời sống như đĩa kính, thớt kính, tranh kính trang trí… Các sản phẩm đều được tỉ mỉ điêu khắc nên đạt chất lượng bền đẹp, mang tính thẩm mĩ cao nên được thị trường đón nhận. Từ những tấm kính xây dựng thuần túy, qua bàn tay tài hoa của người nghệ nhân đã được thổi hồn, kết hợp các mảng khối, màu sắc của sơn tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo hấp dẫn.
Chia sẻ về điều yêu thích nhất khi làm nghề, NNƯT Phạm Hồng Vinh cho biết: “Mỗi lần nghiên cứu ra được một sản phẩm mới, công nghệ mới là lúc tôi cảm thấy hạnh phúc nhất. Mỗi sản phẩm của Vinh Coba là một thành công cả về giá trị thương mại và giá trị nghệ thuật. Làm nghề nhiều lúc gặp khó khăn nhưng tôi chưa bao giờ tôi thất vọng, làm hỏng thì làm lại, làm chưa đúng thì làm tiếp. Tôi luôn xác định làm nghề kính thì việc đổ vỡ, hỏng là bình thường. Bởi khi ta chọn gắn bó với một “nghề khó” mà vượt qua được thì giá trị nhận lại là vô cùng lớn.”
![]() |
Sản phẩm tranh kính Vinh Coba được trưng bày, giới thiệu, quảng bá ở nhiều sự kiện và được nhiều người quan tâm. |
Tranh kính Vinh Coba yêu cầu phải vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính thẩm mỹ nên đòi hỏi thợ làm nghề phải tỉ mỉ, khéo tay, ngoài ra còn phải có tư duy về màu sắc, tư duy cảm nhận về độ nông sâu trong điêu khắc. Về màu sắc thì khi pha trộn màu rất khó phải theo một trật tự nhất định thì mới tạo ra một màu mình mong muốn, màu là màu oxit kim loại hoặc hydroxit kim loại, vì vậy khi sơn mà pha màu bị lẫn vào với nhau thì sẽ bị biến đổi thành màu khác, trong nghệ gốm gọi là hoả biến. Cho nên trong quá trình làm phải tuân thủ quy tắc màu nào trước màu nào sau, hoặc khi pha màu màu nào kỵ với màu nào là phải nắm được các yếu tố đấy. Thời gian để học nghề chỉ mất khoảng 2 đến 3 tháng nhưng để thành thạo và sản xuất được bức tranh hoàn thiện thì người thợ cần nỗ lực rèn luyện và tư duy sáng tạo không ngừng.
Nói thêm về định hướng trong thời gian tới, NNƯT Phạm Hồng Vinh cho biết: “Không ngừng nghiên cứu và làm việc chính là con đường duy nhất mà Vinh Coba sẽ đi, nhằm nâng cao chất lượng của mỗi sản phẩm. Chúng tôi cũng hy vọng nhà nước quan tâm đến nghề, hỗ trợ nghề, hỗ trợ người sáng tạo tranh kính. Bên cạnh việc bảo tồn những nghề truyền thống thì cũng có thể kích thích nghề mới, tạo ra nhiều giá trị hơn cho xã hội và cộng đồng. Chúng tôi mong muốn các nhà đầu tư tham gia để thúc đẩy nghề phát triển, hạ giá thành sản phẩm để nhiều người dân được sử dụng tranh kính nghệ thuật.”
Vừa qua, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã trao Bằng bảo trợ Nghề kính nghệ thuật Vinhcoba và chứng nhận nghệ nhân Phạm Hồng Vinh đã có nhiều cống hiến trong việc hình thành, phát triển lĩnh vực chế tác kính nghệ thuật, thiết thực đóng góp vào sự nghiệp phát triển văn hóa theo tiêu chí của UNESCO.
Theo ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, nghề điêu khắc kính là một nghề có tính sáng tạo, có nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai. Tranh kính có giá trí sử dụng lâu dài và chứa đựng cả giá trị nghệ thuật, vì vậy, nghề làm tranh kính rất đáng để phát huy, thông qua các tác phẩm sẽ truyền tải nhiều thông điệp về phong cảnh, con người, văn hóa… Có thể nói, ông Phạm Hồng Vinh là nghệ nhân có trình độ cao, tâm huyết và có nhiều đóng góp cho nghề điêu khắc kính ở Việt Nam hiện nay. Một nghề mới như nghề điêu khắc kính được mở ra cũng tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều người lao động.
Tin liên quan

Thêm sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP
14:33 | 24/04/2025 OCOP
Tin mới hơn

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan
04:00 Xúc tiến thương mại

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP