Nghệ nhân giữ hồn cốt của một làng nghề truyền thống
Mặt nạ giấy bồi, đèn ông sao, ông tiến sĩ giấy, trống ếch.... từng là những món đồ chơi dân gian gắn bó với bao thế hệ người dân Việt Nam vào mỗi dịp tết Trung thu, ấy vậy mà khi cuộc sống ngày càng phát triển, các món đồ chơi hiện đại dần dần lấn át những món đồ chơi truyền thống. Đã có thời gian thế hệ trẻ quên đi những món đồ chơi truyền thống mang nhiều ỹ nghĩa về văn hoá, lịch sử. Mặt nạ giấy bồi cũng không thoát khỏi vòng xoáy đó.
![]() |
"Xưởng" sản xuất mặt nạ giấy bồi của vợ chồng ông Hoà chỉ rộng chừng 20m2 |
Đi vào căn nhà nhỏ trên tầng 2 của một khu tập thể ở phố Hàng Than tôi gặp ông Nguyễn Văn Hoà (69 tuổi), cùng vợ của mình là bà Đặng Hương Lan (64 tuổi). Hai vợ chồng ông bà là nghệ nhân làm mặt nạ giấy bồi cuối cùng tại phố cổ Hà Nội.
Hôm nay bà Giang đang chuẩn bị gian hàng mặt nạ giấy bồi của gia đình ở phố Hàng Lược để bán phục vụ du khách đi chơi tham quan. Ở nhà chỉ còn ông Hoà đang chăm chú, tỉ mỉ hoàn thiện nốt những chiếc mặt nạ cuối cùng phục vụ mùa Trung thu năm nay.
![]() |
Bà Đặng Hương Lan làm nghề vì sự đam mê, còn sức khoẻ là làm, không nghĩ đến tuổi tác, lợi nhuận" |
Ông Hoà cho biết tất cả những chiếc mặt nạ gia đình ông sản xuất đều là thủ công bằng tay 100%, từ khâu tạo khuôn, bồi thô, bồi giấy, tô sơn tạo hình dáng cho mặt nạ. Trông một chiếc mặt nạ thì rất đơn giản nhưng thực tế để làm ra nó lại rất công phu, tỉ mỉ đòi hỏi người nghệ nhân phải có tính kiên trì.
Làm ra một chiếc mặt nạ giấy bồi có rất nhiều công đoạn, nguyên liệu thì rất đơn giản, đầu tiên phải nấu hồ từ bột sắn củ và nước lã, khi nào bột chín sẽ chuyển từ màu trắng sang hơi ngả vàng. Người nghệ nhân sẽ đặt một lớp giấy A4 vào khuôn, tiếp đến là một lớp giấy bìa , sau cùng là lớp giấy nhám được xé nhỏ, ở giữa các lớp giấy được bồi một lớp hồ mỏng chính vì vậy mà được gọi là mặt nạ giấy bồi. Sau công đoạn bồi giấy thô, những chiếc mặt nạ cốt trắng sẽ được phơi khô rồi mới được tô vẽ lên những màu sắc tạo nên hình dáng của mặt nạ.
![]() |
Có nhiều bạn trẻ quan tâm tới mặt nạ giấy bồi. |
Thời gian làm cốt trắng là lâu nhất, những khuôn có nhiều ngách, nhiều lồi lõm làm càng lâu, để bồi xong một chiếc mặt nạ từ trong khuôn ra người nghệ nhân phải làm trong thời gian từ 20-30 phút. Một ngày gia đình ông Hoà chỉ có thể sản xuất 5-7 chiếc mặt nạ.
Chính vì sự tỉ mỉ, công phu trong quá trình làm trong khi không đem lại hiệu quả kinh tế cao mà hầu hết các gia đình làm mặt nạ giấy bồi ở phố cổ Hà Nội đều đã bỏ nghề. Còn với gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa và Đặng Hương Lan, việc giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi không phải chỉ vì mục đích kinh tế mà đó như một sứ mệnh giữ lại hồn cốt của một nghề truyền thống.
Trung bình một mùa tết Trung thu gia đình ông Hoà sản xuất từ 2000 đến 3000 chiếc mặt nạ. Mỗi chiếc bán ra thị trường với giá từ 30.000VNĐ - 45.000VNĐ.
Tin liên quan

(Hoàn Kiếm) Triển lãm gốm Bát Tràng cùng gốm Đông Hòa
14:33 | 20/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

( Long Biên) Khai mạc triển lãm Chung một sợi dây
13:50 | 20/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”
14:24 | 16/11/2023 Nghiên cứu trao đổi
Tin mới hơn

Hà Nội tôn vinh giá trị làng nghề truyền thống
10:13 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
10:12 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tinh hoa làng nghề gốm sứ Bát Tràng
10:12 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn, phát triển nghề gốm Biên Hòa
09:27 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện về nhà thơ có đôi "bàn tay vàng" và những tác phẩm chân dung gò đồng "độc bản" có một không hai
10:18 | 30/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Phúc: gìn giữ và phát triển nghề rèn truyền thống
15:40 | 29/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề rượu Quán Đế nổi tiếng xứ Nẫu
09:29 | 28/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Rực rỡ tăm hương Quảng Phú Cầu
09:07 | 28/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Về làng nghề trầm hương nổi tiếng ở Phúc Trạch
08:08 | 28/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
13:56 | 25/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nhớ mãi canh măng mực Bát Tràng
09:00 | 24/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Những nghệ nhân sinh vật cảnh tạo hàng "siêu phẩm" có giá trị kinh tế cao
08:58 | 24/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát huy, bảo tồn giá trị truyền thống làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
10:55 | 22/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hơn 1.000 đặc sản vùng miền hội tụ tại huyện Thanh Trì
22:00 | 16/11/2023 OCOP

Cựu binh già "thổi hồn" vào than đá
14:24 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Người dân Kẻ Vạn "giữ lửa nghề" nước nắm truyền thống
14:24 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Chi hội Khoa học lịch sử quân sự Thành phố Hải Phòng, chặng đường 30 năm xây dựng, hoạt động và phát triển
14:23 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ nghề trang phục truyền thống Dao tiền làng Khuổi Hoa
14:00 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề mộc ở Lũng Hạ nhộn nhịp dịp cuối năm
10:27 | 15/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển làng nghề hướng tới xu thế tiêu dùng hiện đại
10:13 | 14/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Độc đáo không gian 'Sáp ong - Sắc chàm'
10:24 | 12/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Hợp tác, đoàn kết quốc tế hướng tới giảm thiểu biến đổi khí hậu
11:17 Tin tức

Hà Nội tôn vinh giá trị làng nghề truyền thống
10:13 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
10:12 Làng nghề, nghệ nhân

Tinh hoa làng nghề gốm sứ Bát Tràng
10:12 Làng nghề, nghệ nhân

Tiền Giang: Quảng bá văn hóa, du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp
09:29 Văn hóa - Xã hội










