Nghề đánh máy chữ ở Hà Nội xưa
Trước đây ở các cơ quan, xí nghiệp, chị em làm văn thư vẫn kiêm thêm nghề đánh máy để kiếm thêm thu nhập. Những chiếc máy chữ do Pháp, Đức sản xuất, nhiều chiếc tuổi đời còn hơn cả chủ nhân, nhưng ngày nào cũng phải làm việc hết công suất. Chỉ cần chiếc bàn con cao chừng 40 phân để vừa chiếc máy chữ, người thợ ngồi trên chiếc ghế thấp, khi nào có khách thì kéo chiếc ghế con cho khách ngồi chờ.
Tầm 9-10h là lúc đông khách nhất. Nhiều máy hoạt động cùng lúc khiến những tiếng tách tách trở nên rộn rã. Khách hàng là những người cần viết đơn kiện tụng, ly hôn, chống án… Có người từ ngoại thành Hà Nội vào, họ phải bắt xe khách từ sáng sớm để kịp đánh máy cho xong lá đơn. Các đơn ấy toàn sự vụ quan trọng nên thợ đánh máy phải rất cẩn thận sao cho chữ đánh trên giấy phải nét, rõ ràng từng dấu chấm, phẩy, không được sai câu cú, chính tả.
Trong số thợ ngồi đây duy có ông Kiên là đánh được 10 ngón dù tuổi đã thất thập. Khi đánh máy, ông không cần nhìn vào phím chữ mà chỉ dán mắt vào bản thảo viết tay trong khi 10 ngón vẫn gõ đều trên bàn phím. Ông Kiên tính cẩn thận, để ra được sản phẩm đẹp, ông dùng loại giấy than đắt tiền, cứ đánh vài táp giấy là phải thay giấy than mới, không tiết kiệm. Lúc vãn khách, ông tranh thủ lau 2 quả lô cho sạch để khỏi lem bẩn lên tờ giấy trắng. Cùng là thợ đánh máy chữ, nhưng cũng có người làm không hết việc như ông Kiên, có người lại ngồi suông vì thao tác chậm, chữ đánh nhòe nhoẹt, chấm phẩy mờ tịt, thậm chí mất cả dấu thành ra sai nghĩa. Đấy là vì tiết kiệm giấy than không chịu thay luôn hoặc do máy chữ quá cũ nên con chữ bị mòn.
Nhắc đến máy chữ thì tôi lại nhớ tới 2 cây bút gạo cội chuyên dùng máy chữ để đánh bản thảo dù đầu thế kỷ 21 đa phần đã chuyển sang máy tính cả rồi. Đó là cố nhà văn Băng Sơn và nhà thơ Lữ Giang. Hai ông thường xuyên gửi bài cho chuyên mục văn hóa, văn nghệ tờ báo mà tôi làm biên tập viên. Mỗi lần đọc bản thảo của 2 cộng tác viên kỳ cựu ấy gửi đến là tôi như bị… trời hành. Chữ in giấy than thì nhòe nhoẹt, các dấu câu đều phải dùng bút bi viết thêm vào do máy chữ cũ quá không lên được dấu.
Đã thế, các bác lại không dùng giấy pơ-luya để đánh máy mà thay bằng loại giấy in thường cho tiết kiệm. Một lần, tôi qua chỗ nhà văn Băng Sơn gửi tiền nhuận bút thì bắt gặp ông đang ngồi trước chiếc máy chữ nhỏ xíu (loại xách tay), cặm cụi mổ cò, trên bàn là đống giấy than nhàu nát do dùng đi dùng lại nhiều lần. Tôi nghĩ, thảo nào mà bản thảo của cụ khó đọc làm vậy nên nhân đấy góp ý luôn: "Bố ơi, thay giấy than mới đi và dùng giấy táp pơ-luya cho đẹp. Nhà văn nhìn tôi cười xòa: "Tớ tiết kiệm được chút nào hay chút ấy chứ, chú mày!".
Quay lại lịch sử của phố đánh máy chữ Hai Bà Trưng, trước khi những chiếc máy vi tính đầu tiên xuất hiện thì những năm 1980-1981, trên vỉa hè tòa án chỉ có ông Kiên và ông Pháo mang máy chữ ra ngồi kiếm thêm. Rồi dần dà người đến đông dần vì nghề ấy cũng dễ thực hành, chỉ cần chiếc máy chữ và bộ bàn ghế là xong. Thi thoảng đội trật tự đô thị xuất hiện thì những người đánh máy lại sơ tán. Ông Kiên tuy vậy mà đã hành nghề đánh máy suốt nửa thế kỷ từ ngày còn ở chiến khu Việt Bắc.
Sau giải phóng Thủ đô 1954, ông về làm phòng hành chính của một cơ quan văn hóa cho đến ngày nghỉ hưu. Những năm bao cấp khó khăn, nhà đông con, đồng lương ít ỏi, sẵn chiếc máy chữ cổ của Đức mang về từ chiến khu để làm kỷ niệm, ông quyết định mang ra dùng để kiếm ăn. Máy để lâu hoen gỉ, phím gõ mờ tịt, ông phải mang đến tiệm sửa máy chữ phố Hàng Bông để bảo dưỡng. Thoạt đầu, ông ngồi nhờ dưới mái hiên một căn nhà nằm góc đường Phủ Doãn - Hai Bà Trưng. Nhờ có chiếc máy chữ gắn bó từ thuở thanh niên ấy mà ông Kiên làm không hết việc, nhiều hôm gần 13h mới chạy ra tổ phục vụ ăn vội suất cơm trưa. Nhưng thu nhập mỗi ngày cũng giúp cuộc sống gia đình đỡ vất vả.
Làm nghề lâu, ông Kiên đâm ra hiểu việc, hiểu chuyện, nên kiêm luôn cả… luật sư tư vấn pháp luật cho khách hàng, đặc biệt là chuyện đơn từ…
Bài, ảnh: Duy Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
09:55 Đào tạo nghề

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX
09:51 Nông thôn mới

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 Văn hóa - Xã hội