Nghề cạo rong mứt trên ghềnh đá Nam Ô
Việc cạo rong mứt biển cũng hết sức kỳ công và vất vả.
Những bóng người trên ghềnh đá mùa đông
Những cơn gió biển thổi ào ạt vào ghềnh đá Nam Ô (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng), khiến những bóng người nhỏ bé lọt thỏm trên ghềnh đá run rẩy. Dù vậy thì họ vẫn luôn tay cạo mứt biển. Mùa này, rong mứt biển đang mọc thành từng cụm phủ dày trên các khe, ghềnh đá ở các rạn đá Ngầm, bãi Rạng của bán đảo Sơn Trà và các bãi đá thuộc khu vực Nam Ô, Hòa Vân, chân đèo Hải Vân. Đây là loài rong mứt đặc biệt chỉ có ở xứ này.
Rong biển phát triển trong thời tiết khắc nghiệt, từ khoảng đầu tháng 10 đến cuối tháng 12 âm lịch. Khi nước ngọt từ những đợt mưa lũ làm nước biển giảm độ mặn, cây rong biển hình thành, phát triển, phủ dày các ghềnh đá. Cứ thế hàng năm, từ khoảng đầu tháng 11 đến giữa tháng chạp âm lịch cũng là lúc loài “lộc biển” để chế biến rong mứt này bắt đầu sinh sôi nảy nở.
Theo chân những người đi hái rong mứt cheo leo trên vách những rạn đá Sơn Trà mới thấy mức độ nguy hiểm của nghề này. Và không phải ai cũng đủ bản lĩnh đi khai thác rong mứt biển tại các ghềnh đá bởi những điểm khai thác này thường có gió to, sóng lớn. Anh Phan Đường, một ngư dân chuyên khai thác rong mứt cho biết: “Người theo nghề “ăn” rong mứt có hai cách để đến điểm ăn mứt: “ăn” mứt bộ và “ăn” mứt ghe. Những ngày biển động, ghe không xuất bến được thì đi “ăn” bộ. Từ hai giờ sáng thức dậy đi bộ ra những bãi đá, ghềnh đá gần. Còn cách thứ hai là lên ghe đi ra những bãi đá xa!”
Theo lời anh Đường, thì tại những ghềnh đá, bãi đá sóng đánh rất mạnh. Nên chỉ những người khỏe mạnh chịu sương gió mới bám trụ nổi. Và có khi phải treo mình trên những vách đá cheo leo trơn ướt, chỉ những người có kinh nghiệm và sức khỏe mới làm được. Chỉ dành cho những ai có đầy đủ các tố chất như gan dạ, phản ứng nhanh nhẹn, thủ pháp lanh lẹ, quen sóng gió mới có thể hái rong mứt trên vách đá cheo leo mà thôi.
Đồ nghề của những người đi hái rong mứt thường là một cái gùi tre, một cái cảu (như cái rổ) đan bằng tre sâu bụng hẹp miệng và 5 đến 6 cái “dũm” thường được làm từ sắt tây cắt hình tròn tận dụng từ thùng phuy đựng xăng dầu, có đường kính khoảng 10cm vừa tay cầm để cạo mứt. Khi trèo lên các vách đá để "hái" mứt biển vào sáng sớm phải mặc áo quần bó chặt cơ thể, đầu đội mũ trùm kín chống lại với giá rét, sương sớm của biển.
Mỗi ngày, người dân có thể thu hoạch được vài chục kg rong mứt biển.
Trong khi các vách đá thường trơn trượt, người đi hái mứt phải mang những đôi dép có độ bám, mang găng tay bảo hộ hạn chế trầy xước khi cạo mứt biển. Nghe có vẻ đơn giản, không mấy nặng nhọc nhưng cái nghề “ăn” mứt này lại vô cùng nguy hiểm, chỉ cần sơ sẩy một chút thôi là có thể gây hại đến tính mạng. “Mỗi khi cạo mứt, chân thì phải bấu chặt vào mặt đá trơn trượt, tay cạo mứt còn mắt phải canh chừng con sóng. Vì nếu chẳng may trượt chân té, sóng đánh vào sẽ rất dễ bị cuốn ra biển, rồi bị mắc kẹt vô đá… Thời gian “ăn” mứt trong ngày tùy thuộc vào từng con nước lớn, nước ròng, thường bắt đầu khi thủy triều rút và kết thúc khi thủy triều lên. Bởi vậy, có khi mới 1 giờ sáng, người ta đã vùng dậy í ới gọi nhau mang đèn pin ra biển hái mứt. Mứt biển khá nhỏ và bám rất chắc vào đá, khi hái phải cẩn thận ngắt từng cọng và cố gắng không làm nát mới bán được giá!”, anh Đường cho biết.
Tại làng chài Nam Ô, có nhiều gia đình như vợ chồng ông Trần Văn Muộn và bà Phạm Thị Đậu (75 tuổi) mùa này cũng thường dậy từ 4 giờ sáng đi "hái" mứt. Ngày thường, ông bà làm nghề bỏ mối mắm, cá cho mọi người, nhưng tới mùa mứt ông bà cũng hồ hởi đi cạo mứt mang về. Ông Muộn tâm sự: "Hai vợ chồng cứ đến mùa lại đi, tôi không "hái" để buôn bán mà để ăn. Mứt ở đây rất ngon, ngọt, chế biến được nhiều món bổ dưỡng".
Cạo rong mứt biển.
Lộc trời mùa biển động
Với người dân ở những làng chài như Nam Ô, hay ven các ghềnh đá Sơn Trà thì nghề này có nhiều khổ cực và nguy hiểm, nhưng người dân đã thành thói quen và mang lại nguồn thu nhập khá những ngày cuối năm. Thế nên cứ đến mùa “ăn” mứt, hàng ngày từ 3 giờ sáng nhiều người đã í ới gọi nhau bắt đầu "hái" mứt. Mỗi lần đi "hái" như vậy, cả vùng ghềnh biển ven mép sóng lại rộn rã tiếng cười.
Anh Trương Văn Tài - người lâu năm làm rong mứt - cho biết: “Trong điều kiện thời tiết thích hợp, chỉ từ mươi ngày đến nửa tháng mứt có thể dài ra từ 3 - 4 tấc, đen nhánh như tóc. Đấy là thành phẩm loại ngon nhất để xuất khẩu cho các nước phương tây hay khách du lịch với giá rất cao!”. Rong mứt có giá trị rất cao, mứt tươi được thu mua tại chỗ với giá từ 300.000đ/kg, mứt khô có giá khoảng 2.500.000đ/kg.
Công đoạn làm sạch rong mứt biển.
Cũng chính từ đây xuất hiện những gia đình làm rong mứt chuyên nghiệp hơn, họ vừa thu nhặt rong mứt, vừa chế biến thành sản phẩm. Những người giỏi có thể kiếm từ 1,5 - 2 triệu đồng sau chưa đầy hai tiếng khai thác rong mứt. Có người cao điểm một tháng “trúng” có thể kiếm từ 30 - 45 triệu đồng, một mức thu nhập khiến nhiều người phải giật mình. Những người già, trẻ nhỏ một ngày cũng có thể kiếm từ năm đến bảy trăm ngàn.
Mứt khô là mặt hàng có giá trị cao được xuất đi các nước Nhật Bản, Trung Quốc…
Rong mứt thường được ngư dân ở đây chia làm hai loại: loại to bản bè ra thường được gọi là mứt lá, còn một loại mảnh mai dài ra như những sợi tóc thường gọi là mứt tóc. Trong hai loại mứt thì mứt lá là loại được ưa dùng và có giá trị cao hơn.
Hiện nay, mứt không chỉ còn là một món ăn quen thuộc trong bữa cơm của người dân Nam Ô nữa mà trở thành một món chay không thể thiếu trong bữa cơm chay của những người theo đạo Phật ở Đà Nẵng, xuất hiện trong các nhà hàng sang trọng ở Sài Gòn, Hà Nội, thậm chí tận bên Trung Quốc, Nhật Bản xa xôi. Rong mứt là món quà quý của biển có giá trị dinh dưỡng cao, nên được thu mua với giá rất cao để xuất khẩu, nhiều nhất là sang Trung Quốc, Nhật Bản.
Bài, ảnh: Tiêu Dao
Tin liên quan
Tin mới hơn
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030
10:08 Nông thôn mới
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:01 OCOP
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 Văn hóa - Xã hội
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn
09:57 Khuyến công
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 Làng nghề, nghệ nhân