Mỹ Thọ - huyện Phù Mỹ (Bình Định): Độc đáo hương nếp Ba tháng Chánh Trạch
Xã Mỹ Thọ là xã ven biển có diện tích 34,58km2, dân số khoảng 17.000 người. Bàu Chánh Trạch - Mỹ Thọ một vùng trũng trầm thủy từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 3 âm lịch. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi khối lượng lớn phù sa từ núi Ô Phi, tích tụ lại sau mỗi mùa mưa, lũ kéo về nên đất ở khu vực này rất màu mỡ, phì nhiêu nhờ vào phù sa. Hiện có khoảng 120 ha của 700 hộ dân thuộc 3 thôn Chánh Trạch 1, 2, 3 được nhân dân địa phương sử dụng trồng Nếp ba Tháng.
Nếp Chánh Trạch chỉ làm được một vụ trong năm, bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến đầu tháng 8 âm lịch, nên còn gọi là “Nếp Ba tháng”. Hạt nếp Chánh Trạch to tròn, chiều cao từ 100 đến 130cm, hương vị thơm, dẻo, dùng để nấu xôi, gói bánh chưng, bánh tét hay để nấu rượu, ủ rượu đều rất ngon tạo nên những món quà ngon nhất nước mang hương vị đồng quê. Đây cũng là món quà hiếu hỉ, Giỗ Chạp, Lễ, Tết; đặc biệt của quê hương lan tỏa khắp mọi miền đất nước. Khách hàng nhiều nơi ưa chuộng, giá bán luôn cao hơn giá các loại nếp khác từ 5.000 đến 10.000đ/kg nên diện tích trồng nếp Chánh Trạch từ vài chục ha giờ đã tăng lên 120 ha mỗi vụ/năm.
Ông Phạm Văn Thọ - Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thọ trên cánh đồng nếp Ba tháng
Để có những hạt nếp dẽo thơm, bà con phải vất vả, một nắng hai sương. Bắt đầu vào khoảng cuối tháng 4 âm lịch, bà con chọn những hạt giống chắc, không sâu bệnh để ủ mầm đem gieo mạ với mật độ tương đối dày. Khoảng một tháng sau có thể nhổ lên và cấy. Sau ba tháng chăm sóc thì thu hoạch. Ngoài những kinh nghiệm truyền thống của bà con từ xa xưa, trong những năm gần đây được sự giúp đỡ của Viện Khoa học - Kỹ Thuật Duyên hải Nam Trung bộ đã chuyển giao quy trình sản xuất lúa nếp cho nông dân từ khâu làm mạ, biện pháp kỹ thuật canh tác, bón phân, phòng trừ sâu bệnh nên năng suất đạt khoảng 250-300kg/sào; sau khi trừ chi phí với giá nếp ổn định trên thị trường, bà con nhân dân lãi ròng từ 2 – 3 triệu đồng/sào, cao hơn gấp 2 lần so với sản xuất lúa trên cùng một đơn vị diện tích canh tác.
Người phụ nữ vui mừng khi nếp nở rỗ tròn đều chuẩn bị thu hoạch
Nếp Ba tháng, Bàu Chánh Trạch đã có từ rất lâu đời, các thế hệ hiện còn sống trên đất Mỹ Thọ cũng không ai biết rõ, trải qua các giai đoạn ác liệt của chiến tranh kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ. Dù phải mất mát, hy sinh, loạn lạc nhưng người dân nơi đây vẫn quyết giữ bằng được những hạt “ Ngọc trời” ban tặng để liên tiếp được sinh sôi nãy nở. Điều đặc biệt của Nếp Ba tháng, Bàu Chánh Trạch là khi trổ đồng, nếp phát triển đến giai đoạn dậy thì cả một vùng rộng lớn chung quanh Bàu Chánh Trạch đều thoang thoảng một mùi hương thơm rất đặc trưng chỉ có nơi đây. Nếp Bàu Chánh Trạch dùng nấu rượu, ủ rượu thì không thể chê vào đâu được, không gì thú vị bằng về quê Mỹ Thọ vào những ngày tiết trời se lạnh, ngồi bên vài người bạn bè than hữu, gắp miếng cá Rô đồng nướng béo ngậy được bắt lên từ Bàu Chánh Trạch, nhấp môi ly rượu Nếp Mỹ Thọ thơm lừng, thấy lòng ấm áp hương vị quê hương.
Nếp Ba tháng hứa hẹn một mùa bội thu
Hiện nay Nếp Ba tháng Chánh Trạch-Mỹ Thọ chưa có thương hiệu nên việc tiêu thụ sản phẩm chưa được rộng rãi, chưa tạo được uy tín trên thị trường nên việc triển khai Dự án “Xây dựng nhãn hiệu tập thể Nếp Ba tháng Chánh Trạch – Mỹ Thọ huyện Phù Mỹ” là việc làm cần thiết và cấp bách. Kết quả Dự án sẽ là tiền đề nâng cao uy tín sản phẩm Nếp Ba tháng Chánh Trạch trên thị trường, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp góp phần phát triển kinh tế bền vững trong Chương trình xây dựng nông thôn mới cho quê hương Mỹ Thọ.
Mỹ Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP