Mùa "trái ngọt" ở Vạn Phúc
Ông Nguyễn Văn Tuấn chăm sóc vườn quất cảnh để bán trong dịp Tết.
Nếu như năm ngoái do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người trồng hoa, cây cảnh nói chung và đào, quất nói riêng có một cái Tết buồn, thì năm nay, khi kinh tế phục hồi, các thương lái đã đến đặt cọc và mua 50-70% số lượng đào, quất ở các nhà vườn trên địa bàn xã, mang đến niềm vui cho người dân nơi đây.
Là một trong những hộ dân trồng quất lâu năm nhất của xã Vạn Phúc, ông Nguyễn Văn Tuấn (ở thôn 2) phấn khởi cho biết, với diện tích 2 mẫu chuyên trồng quất, điều kiện thời tiết năm nay thuận lợi, cây quất sinh trưởng và phát triển tốt. Để thích ứng nhu cầu thị trường, trước đây gia đình ông chỉ trồng quất đất, 3 năm trở lại đây chuyển sang trồng quất chum, chậu cho hiệu quả kinh tế cao.
“Hiện nay, với 1.000 chum quất, 500 cây quất trồng dưới đất, thương lái đã đến đặt cọc và mua được 50%. Dự kiến, từ nay đến 23 tháng Chạp, gia đình sẽ bán hết. Năm nay, do chi phí đầu vào trồng quất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... cao hơn nên giá bán quất cũng cao hơn 10% so với Tết năm ngoái. Như vậy, với số lượng quất trên, năm nay gia đình tôi dự kiến thu khoảng 1 tỷ đồng”, ông Tuấn cho biết thêm.
Ông Nguyễn Văn Tuấn giới thiệu các dáng quất cho khách hàng tới tham quan và mua cây cảnh.
Ông Trai chia sẻ, quất là cây trồng phù hợp với đồng đất ở Vạn Phúc. Qua 3 năm gắn bó với cây quất, ông cho biết, đây là một loại cây chăm không khó, nhưng để cây có dáng thế, mẫu mã và quả chín đẹp đúng vào dịp Tết là không đơn giản. Đặc biệt là quất chum, chậu, gò cây có tính quyết định cho chất lượng quả, thế cây sau này. Tuy nhiên, nông dân đã có kỹ thuật nên vẫn tạo ra những chậu quất, cây quất đẹp để cung ứng cho thị trường.
“Năm ngoái, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên thị trường tiêu thụ trầm lắng. Năm nay, đến thời điểm này, 1.000 chậu, chum quất của gia đình đã được thương lái của các tỉnh, thành phía Bắc như: Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên... đặt cọc 100% với giá 600.000 đồng/chum và 300.000 đồng/chậu quất. Hiện nay, gia đình tập trung chăm sóc để đúng vào dịp Tết quất ra hoa, quả vàng, lá xanh, mang đến tài lộc cho mỗi gia đình khi mua cây cảnh về nhà bày trong dịp Tết, và cho thu nhập khoảng 1 tỷ đồng”, ông Trai cho hay.
Ông Nguyễn Văn Trai đang tỉ mỉ chăm sóc vườn quất.
Gắn bó nhiều năm với cây đào, anh Chử Văn Thiệp cho biết, hiện nay, việc chăm sóc những gốc đào không còn vất vả như giai đoạn tuốt lá nhưng người trồng đào vẫn phải chăm như con mọn, ăn cùng đào, ngủ cùng đào. Với thời tiết như hiện nay, Hà Nội lạnh, người trồng đào phải thắp điện, nếu không hoa sẽ nở không đúng dịp Tết.
Tuy nhiên, do được áp dụng đúng quy trình chăm sóc, vườn đào của gia đình anh Thiệp phát triển tương đối đồng đều. Đến nay, thương lái ở nhiều tỉnh xa cũng biết đến và đặt mua buôn khoảng 70%, với giá 1-2 triệu đồng/cây đào.
Góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân xã Vạn Phúc, góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn. Chia sẻ về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Phúc Nguyễn Văn Sinh cho biết, từ năm 2013-2014, xã thực hiện chuyển đổi 137ha vùng đất bãi sang trồng cây ăn quả và cây cảnh. Đến nay, ngoài diện tích 50ha bưởi, còn lại là quất cảnh, đào... Dù chăm sóc vất vả, phải đầu tư nhiều thời gian, phụ thuộc thời tiết và giá cả thị trường, song với người dân xã Vạn Phúc, trồng đào, quất đang là nghề mang lại thu nhập cao hơn nhiều so với cấy lúa và trồng các loại rau màu khác.
Từ ngày Rằm tháng Chạp đến 28 tháng Chạp, đến xã Vạn Phúc như ngày hội, thương lái từ các nơi đến mua đào, quất, người dân ở các khu vực lân cận cũng đến tham quan và sắm cây đào, quất về trưng bày trong ngày Tết với hy vọng một năm mới nhiều may mắn, tài lộc đến với gia chủ.
“Không những thế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Năm 2022, thu nhập bình quân đạt 65,7 triệu đồng/người/năm, đây là điều kiện quan trọng để đưa xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao và thực hiện lộ trình từ xã lên phường”, ông Nguyễn Văn Sinh cho biết thêm.
Chung niềm vui, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Phúc Nguyễn Văn Phước cho biết, nhờ trồng đào, quất mà đã hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cùng với đó, nhờ chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng đào, quất đã cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống người dân nơi đây.
Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đang đến gần, với sự cần cù, chịu khó, vất vả sau một năm chăm sóc, người trồng đào, quất xã Vạn Phúc đang nhân lên niềm vui khi đào, quất năm nay tiếp tục được giá, mang tới một cái Tết no ấm, đầy đủ. Đây là động lực để người dân trồng đào, quất Vạn Phúc tiếp tục nhân giống, chuẩn bị chum, chậu cho vụ cây năm tới.
Bài và ảnh Ngọc Quỳnh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 Làng nghề, nghệ nhân