Mềm mại tựa mây trắng
![]() |
Nói tới nghề kim hoàn của khu vực miền Bắc, người ta thường nhớ tới con phố Hàng Bạc ở Hà Nội 36 phố phường. Cùng với đó là làng nghề Đồng Xâm ở Thái Bình và làng Định Công thuộc địa phận phủ Hà Đông, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc về Hà Nội cũng là những nơi có tay nghề làm vàng bạc nổi danh. Mỗi nơi một kỹ thuật riêng, thợ Hàng Bạc giỏi về làm trơn, thợ Đồng Xâm chuyên chạm, còn người Định Công với 3 tổ nghề Trần Điền, Trần Điện, Trần Hòa từ thế kỷ thứ 6 đã bôn ba học nghề nơi xa rồi về truyền lại cho người làng kỹ thuật đậu bạc rất cầu kỳ. Trải bao biến động của thời cuộc, làng xưa đã thành phố, số gia đình theo nghề tổ truyền của làng không còn hưng thịnh như xưa, nhưng kỹ thuật đậu bạc thì vẫn được bảo tồn trong các gia đình và ngày nay đã được nâng lên tầm nghệ thuật.
![]() |
Đậu là kỹ thuật rất khó của nghề làm bạc. Đó là từ chung để chỉ cách rút bạc thành sợi nhỏ, tết lại, từ đó tạo nên những hoa văn tuyệt đẹp. Theo lời anh Quách Tuấn Anh, chủ nhiệm Hợp tác xã đậu bạc Định Công, để từ những miếng bạc nguyên liệu cho tới khi thành hình sản phẩm cần trải qua 5 bước. Đầu tiên, nguyên liệu được đun nóng, đổ khuôn để tạo thành những thanh bạc nhỏ, sau đó đưa qua máy cán để tạo thành những miếng bạc nhỏ hơn, rồi tới khâu rút sợi - giai đoạn quyết định cho chất lượng sản phẩm. Dưới bàn tay tài khéo, những sợi bạc có thể được rút nhỏ với kích thước đường kính 0,26mm, mảnh hơn cả sợi tóc. Ngắm nhìn dưới ánh đèn, những sợi bạc mỏng manh như những ánh sao trời này là vật liệu để người thợ gắn kết theo hoa văn đã được phác thảo trước, từ đó cho ra đời các vật phẩm trang trí trang nhã.
![]() |
Ngày trước, thợ thủ công thường chỉ chuyên chế tác đồ trang sức như vòng cổ, kiềng, lắc, nhẫn, còn sau này nhu cầu thị trường ngày càng đa dạng hơn nên người Định Công còn nghiên cứu chế tác các món đồ gắn với cuộc sống hiện đại như hộp đựng danh thiếp, mặt khoá thắt lưng, tranh treo tường... Màu sắc cũng không chỉ giới hạn ở sắc độ trắng mà có thể nhuộm, mạ vàng để tăng độ phong phú cho sắc độ của sản phẩm. Nghề này có cái hay là không yêu cầu nhà to xưởng rộng, không đòi hỏi máy móc công nghiệp và tất nhiên, không tạo ra chất thải độc hại ảnh hưởng tới môi trường. Chỉ cần một góc bàn để bày biện bản phác thảo, mấy cây kìm, kéo, giũa, một vài công cụ nhỏ xíu phục vụ cho việc cắt ghép, mài giũa, đánh bóng, tạo mầu là đủ. Chính vì thế, tới thăm xưởng kim hoàn, người ta chỉ nghe tiếng gõ nhẹ nhàng của búa, tiếng rì rầm của các tay thợ, tiếng nhạc từ điện thoại và rất nhiều tiếng chim lảnh lót. Rất khác với không khí sôi động và náo nhiệt của các làng nghề gỗ, mây tre đan hay dệt may khác.
![]() |
Nghề kim hoàn là một trong nghề lâu đời, thuộc nhóm nghề đòi hỏi kỹ thuật rất cao, đem lại giá trị kinh tế lớn của Thăng Long-Hà Nội. Từ thế kỷ 16, những người làng Châu Khê (Hải Dương) đã lên Thăng Long để lập nghiệp, làm nên phố Hàng Bạc. Thợ kim hoàn từ các nơi khác cũng đến đây để sản xuất, kinh doanh đồ kim hoàn. Sau này, phố Hàng Bạc phát triển trở thành trung tâm buôn bán vàng bạc lớn củaHà Nội và cả nước. Hà Nội còn có làng Định Công (thuộc quận Hoàng Mai) là nơi có nghề đậu bạc nổi tiếng. Ngoài ra, Hà Nội còn nhiều làng nghề kim hoàn, kim khí có giá trị văn hóa khác như: Nghề đúc đồng Ngũ Xã (quận Tây Hồ), nghề dát vàng quỳ Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm)… |
Tin liên quan

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế
11:28 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Định vị giá trị làng nghề trong công nghiệp văn hóa
11:26 | 27/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội thành lập 3 cụm công nghiệp làng nghề tại huyện Thạch Thất và Thường Tín
10:03 | 21/03/2025 Tin tức
Tin mới hơn

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó
19:53 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội
16:00 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường
15:14 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn
15:13 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao
08:27 | 31/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu
22:37 | 30/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển
11:29 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian
10:43 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ
10:41 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa
10:11 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề
10:05 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó
19:53 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Để câu Xoan vang vọng dưới chân núi Hùng
19:52 Tin tức

TP. Hồ Chí Minh: Đông đảo du khách tham gia Lễ hội bánh mì năm 2025
19:52 Tin tức

Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn
19:52 Nông thôn mới

Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm
19:51 Văn hóa - Xã hội









